Nghiên cứu quốc gia mới nhất cho thấy một vấn đề đáng lo ngại, tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh lên đến gần 8%. Con số này tương đương với khoảng 1 triệu cặp vợ chồng ở Việt Nam đang phải sống trong tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Đáng lo ngại, tình trạng này đang gia tăng và trẻ hóa do ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố.
Nhu cầu hỗ trợ sinh sản tăng cao
Trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Trung ương mới đầu giờ sáng đã có nhiều cặp vợ chồng đưa nhau tới khám bệnh. Lặng lẽ ngồi chờ bác sĩ gọi vào để kiểm tra chất lượng “con giống”, anh X. Hòa (35 tuổi), giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng, chia sẻ: “Cuộc sống gia đình tôi khá đầy đủ nhưng vẫn cứ cảm thấy buồn và thiếu hạnh phúc vì hai vợ chồng lấy nhau hơn 3 năm mà giờ vẫn chưa có con. Lúc đầu, cứ nghĩ do mải mê làm ăn và áp lực công việc nên khó có con nhưng khi đi khám mới biết rằng cả hai vợ chồng đều bị “trục trặc” về đường sinh sản”. Ngồi gần anh X. Hòa là vợ chồng anh chị L. và H. (ởû Hà Nội), cưới nhau được hơn 8 năm và đã có với nhau một đứa con gái nhưng gần 5 năm qua, hai anh chị chạy chữa nhiều nơi nhưng niềm mong mỏi có được đứa con thứ hai vẫn chưa thành hiện thực.
Theo một số chuyên gia y tế, tình trạng hiếm muộn hay vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng đang có chiều hướng gia tăng. Riêng tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nếu trước đây mỗi tuần trung tâm chỉ tiếp nhận khoảng 5 cặp vợ chồng tới điều trị thì nay mỗi ngày có không dưới 10 cặp tìm tới để được tư vấn, điều trị vô sinh hay hiếm muộn. Đáng chú ý, tại Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân y) mỗi năm tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 10.000 lượt người vô sinh. TS Quản Trọng Lâm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ phôi, cho biết, trong số những người tới khám và điều trị về vô sinh thì bệnh nhân ở độ tuổi 25-32 chiếm đa số. Nghiên cứu cấp quốc gia mới nhất cho thấy tỷ lệ vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta bị vô sinh ở mức 7,7%, có những vùng miền và thành phố tỷ lệ vợ chồng vô sinh còn cao hơn như khu vực Hà Nội là 13%, Khánh Hòa gần 14%.
Báo động “đỏ”
Trong số gần 8% cặp vợ chồng bị vô sinh có khoảng 3,9% vô sinh nguyên phát và 3,8% là vô sinh thứ phát, nghĩa là vô sinh sau khi đã từng có con. Đáng chú ý, những phụ nữ tuổi từ 15-19 (lứa tuổi học sinh, sinh viên) vô sinh nhiều nhất, chiếm gần 18%.
Nhiều chuyên gia về sức khỏe sinh sản cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh và hiếm muộn tăng cao như ô nhiễm môi trường, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại. Tuy nhiên đáng lo nhất là tình trạng quan hệ tình dục thiếu an toàn dẫn tới nhiều phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, nạo hút thai, sảy thai, có thai ngoài tử cung. Thống kê y tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ từng nạo phá thai ở Việt Nam là 32% và là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với khoảng 1 triệu ca năm. Trung bình một phụ nữ phá thai 2,5 lần trong đời, trong đó phá thai lặp lại chiếm trên 50%. Còn đối với nam giới, trong số những nguyên nhân khiến họ không thể có con thì bất thường về tinh trùng chiếm tới 90% số ca vô sinh, cùng với đó là xu hướng giảm ham muốn do áp lực công việc, cuộc sống và đặc biệt là ảnh hưởng của rượu bia, thuốc lá.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, mặc dù hiện nay tình trạng vô sinh và hiếm muộn đang là thách thức không nhỏ đối với ngành sản khoa. Nhưng thực tế không phải là không có cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khi mà chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Đến nay, cả nước đã có hơn 10 cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép điều trị hiếm muộn, trong đó có nhiều cơ sở lớn và uy tín như: Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân y), Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đặc biệt, khả năng chuyên môn hỗ trợ sinh sản điều trị thành công vô sinh và hiếm muộn của các cơ sở y tế trong nước không hề thua kém nhiều nước phát triển, với tỷ lệ thành công từ 35-40%, tương đương với thế giới, thậm chí ở các bệnh viện như Phụ sản Trung ương, Từ Dũ tỷ lệ này nhiều khi lên tới 50%. Trong khi đó, chi phí điều trị vô sinh, hỗ trợ sinh sản ở nước ta chỉ khoảng 60 triệu đồng/ca, mức thấp nhất trên thế giới (tại Mỹ 15.000 - 20.000USD/ca).
(Sài Gòn giải phóng)
Nhu cầu hỗ trợ sinh sản tăng cao
Trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Trung ương mới đầu giờ sáng đã có nhiều cặp vợ chồng đưa nhau tới khám bệnh. Lặng lẽ ngồi chờ bác sĩ gọi vào để kiểm tra chất lượng “con giống”, anh X. Hòa (35 tuổi), giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng, chia sẻ: “Cuộc sống gia đình tôi khá đầy đủ nhưng vẫn cứ cảm thấy buồn và thiếu hạnh phúc vì hai vợ chồng lấy nhau hơn 3 năm mà giờ vẫn chưa có con. Lúc đầu, cứ nghĩ do mải mê làm ăn và áp lực công việc nên khó có con nhưng khi đi khám mới biết rằng cả hai vợ chồng đều bị “trục trặc” về đường sinh sản”. Ngồi gần anh X. Hòa là vợ chồng anh chị L. và H. (ởû Hà Nội), cưới nhau được hơn 8 năm và đã có với nhau một đứa con gái nhưng gần 5 năm qua, hai anh chị chạy chữa nhiều nơi nhưng niềm mong mỏi có được đứa con thứ hai vẫn chưa thành hiện thực.
Theo một số chuyên gia y tế, tình trạng hiếm muộn hay vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng đang có chiều hướng gia tăng. Riêng tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nếu trước đây mỗi tuần trung tâm chỉ tiếp nhận khoảng 5 cặp vợ chồng tới điều trị thì nay mỗi ngày có không dưới 10 cặp tìm tới để được tư vấn, điều trị vô sinh hay hiếm muộn. Đáng chú ý, tại Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân y) mỗi năm tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 10.000 lượt người vô sinh. TS Quản Trọng Lâm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ phôi, cho biết, trong số những người tới khám và điều trị về vô sinh thì bệnh nhân ở độ tuổi 25-32 chiếm đa số. Nghiên cứu cấp quốc gia mới nhất cho thấy tỷ lệ vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta bị vô sinh ở mức 7,7%, có những vùng miền và thành phố tỷ lệ vợ chồng vô sinh còn cao hơn như khu vực Hà Nội là 13%, Khánh Hòa gần 14%.
Báo động “đỏ”
Trong số gần 8% cặp vợ chồng bị vô sinh có khoảng 3,9% vô sinh nguyên phát và 3,8% là vô sinh thứ phát, nghĩa là vô sinh sau khi đã từng có con. Đáng chú ý, những phụ nữ tuổi từ 15-19 (lứa tuổi học sinh, sinh viên) vô sinh nhiều nhất, chiếm gần 18%.
Nhiều chuyên gia về sức khỏe sinh sản cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh và hiếm muộn tăng cao như ô nhiễm môi trường, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại. Tuy nhiên đáng lo nhất là tình trạng quan hệ tình dục thiếu an toàn dẫn tới nhiều phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, nạo hút thai, sảy thai, có thai ngoài tử cung. Thống kê y tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ từng nạo phá thai ở Việt Nam là 32% và là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với khoảng 1 triệu ca năm. Trung bình một phụ nữ phá thai 2,5 lần trong đời, trong đó phá thai lặp lại chiếm trên 50%. Còn đối với nam giới, trong số những nguyên nhân khiến họ không thể có con thì bất thường về tinh trùng chiếm tới 90% số ca vô sinh, cùng với đó là xu hướng giảm ham muốn do áp lực công việc, cuộc sống và đặc biệt là ảnh hưởng của rượu bia, thuốc lá.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, mặc dù hiện nay tình trạng vô sinh và hiếm muộn đang là thách thức không nhỏ đối với ngành sản khoa. Nhưng thực tế không phải là không có cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khi mà chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Đến nay, cả nước đã có hơn 10 cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép điều trị hiếm muộn, trong đó có nhiều cơ sở lớn và uy tín như: Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân y), Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đặc biệt, khả năng chuyên môn hỗ trợ sinh sản điều trị thành công vô sinh và hiếm muộn của các cơ sở y tế trong nước không hề thua kém nhiều nước phát triển, với tỷ lệ thành công từ 35-40%, tương đương với thế giới, thậm chí ở các bệnh viện như Phụ sản Trung ương, Từ Dũ tỷ lệ này nhiều khi lên tới 50%. Trong khi đó, chi phí điều trị vô sinh, hỗ trợ sinh sản ở nước ta chỉ khoảng 60 triệu đồng/ca, mức thấp nhất trên thế giới (tại Mỹ 15.000 - 20.000USD/ca).
(Sài Gòn giải phóng)