Hiện có 1/3 số phụ nữ từ tuổi ngũ tuần là nạn nhân của căn bệnh loãng xương. Tỉ lệ mắc bệnh thậm chí tăng đến 50% khi các bà bước qua tuổi 70.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ắt hẳn có lý do chính đáng khi xếp loãng xương vào nhóm 10 căn bệnh phổ biến nhất trong thế kỷ 21. Đáng lo vì nói theo kiểu thống kê, mỗi phút đều có vài người ở lục địa nào đó bị gãy xương, cho dù chấn thương không đến độ nghiêm trọng, chỉ vì xương quá loãng.
Nhiều nguyên nhân gây loãng xương
Vấn đề không dừng lại ở chỗ đau nhức hay gãy xương. Loãng xương hay nói đúng hơn hậu quả đa dạng của căn bệnh này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát chất lượng cuộc sống. Xương quá loãng đồng thời là lý do gây thâm thủng túi tiền. Tệ hơn nữa là vẫn chưa có cách nào để giải quyết vấn đề khi số bệnh nhân của năm tới chắc chắn lại tăng.
Nhiều người tập trung, cho dù nhiều khi có phần cường điệu vào chế độ dinh dưỡng dồi dào chất vôi. Không lạ gì khi sữa lúc gần đây là món hàng khó ế bởi đi đâu đâu cũng nghe bàn về loãng xương. Thực tế loãng xương đúng là do thiếu chất vôi trong mô xương nhưng đừng tưởng chỉ cần có vôi là đủ để xương chắc khỏe. Xương có thể loãng dễ dàng, còn gọi là bệnh loãng xương thứ phát, do hậu quả của nhiều bệnh chứng trước đó không được điều trị đến nơi đến chốn, chẳng hạn: viêm ruột mạn tính, thấp khớp, tiểu đường, hội chứng mãn kinh, bệnh cường tuyến giáp, viêm thận mạn…, cũng như do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc trị ung thư… Trong các trường hợp vừa kể, có uống sữa đến đầy bụng, có uống thuốc có canxi đến phát ớn cũng chẳng ích gì nếu không chữa dứt căn bệnh dẫn đến loãng xương.
Uống thuốc canxi cần kết hợp với tập thể dục thể thao để canxi có thể được giữ lại trong xương
Mẹo vặt khi dùng thuốc
Mô xương có điểm độc đáo là chất vôi luôn luôn được tân trang. Nguyên nhân gây ra loãng xương là vì chất vôi thay vì vào xương bỗng rong chơi mải miết rồi thất thoát đâu đó khiến xương rỗng như công trình xây cất bị rút ruột. Xương khi đó vì có chỗ dày chỗ mỏng bất thường nên dễ đau, dễ gãy. Cung cấp chất vôi để bù vào chỗ trống tất nhiên là cần thiết. Khó chỉ ở chỗ làm sao uống thuốc canxi mà vôi vào đến xương.
Muốn đáng đồng tiền mua thuốc canxi cần lưu ý vài điểm:
- Cần thêm sinh tố D vì sinh tố này thúc đẩy tiến trình hấp thu chất vôi qua màng ruột.
- Không nên dùng thuốc canxi chung với sữa vì sữa kỵ vôi trong quá trình hấp thu. Đừng tưởng vôi này ưa vôi kia rồi hố!
- Không cần dùng thuốc canxi với liều cao vì không hữu dụng bao nhiêu, ngoại trừ chuyện làm vui lòng nhà sản xuất. Đừng quên là lượng canxi thừa nếu không vào xương ắt phải tích lũy đâu đó, chẳng hạn thành sỏi trong đường tiết niệu. Do đó, để an toàn song song với hiệu quả nên dùng liều thấp nhưng nhiều lần trong ngày.
- Đừng dùng thuốc canxi lúc bụng đói, nhất là gần giờ ngủ vì lượng chất chua được bài tiết suốt đêm trong dạ dày sẽ cản trở tiến độ hấp thu chất vôi. Ngược lại, nên dùng thuốc canxi giữa bữa ăn với khẩu phần càng nhiều rau cải càng tốt để mượn chất xơ trong thức ăn làm xe tải đưa chất vôi xuống đến ruột non.
- Giảm tối đa thực phẩm có nhiều phosphore (P), như nước ngọt có gas, lạp xưởng, thịt xông khói…, trong lúc dùng thuốc canxi bởi vì khoáng tố này cũng như thuốc lá, rượu bia, thuốc corticoid là khắc tinh của chất vôi.
- Cần vận động nếu muốn canxi được giữ lại trong xương. Xương nếu không rung rinh nhờ vận động thì chất vôi không được ký gửi ở mô xương.
Cũng đừng quên là thuốc canxi có thể làm mất tác dụng của một số thuốc tim mạch và kháng sinh. Do đó không nên dùng chung.
Phía sau căn bệnh loãng xương bao giờ cũng có tác động giấu mặt của nhiều yếu tố, trong số đó chiếm hàng đầu là hệ nội tiết, như ở người mãn kinh, rối loạn chức năng tuyến giáp… Trị loãng xương mà bỏ quên hệ nội tiết chẳng khác nào mong chữa bệnh nội tạng bằng cách thoa thuốc ngoài da.
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp của bệnh loãng xương:
1. Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài, đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ…
2. Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế.
3. Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
4. Gù lưng, giảm chiều cao
Tuy nhiên, loãng xương giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.
AloBacsi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ắt hẳn có lý do chính đáng khi xếp loãng xương vào nhóm 10 căn bệnh phổ biến nhất trong thế kỷ 21. Đáng lo vì nói theo kiểu thống kê, mỗi phút đều có vài người ở lục địa nào đó bị gãy xương, cho dù chấn thương không đến độ nghiêm trọng, chỉ vì xương quá loãng.
Nhiều nguyên nhân gây loãng xương
Vấn đề không dừng lại ở chỗ đau nhức hay gãy xương. Loãng xương hay nói đúng hơn hậu quả đa dạng của căn bệnh này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát chất lượng cuộc sống. Xương quá loãng đồng thời là lý do gây thâm thủng túi tiền. Tệ hơn nữa là vẫn chưa có cách nào để giải quyết vấn đề khi số bệnh nhân của năm tới chắc chắn lại tăng.
Nhiều người tập trung, cho dù nhiều khi có phần cường điệu vào chế độ dinh dưỡng dồi dào chất vôi. Không lạ gì khi sữa lúc gần đây là món hàng khó ế bởi đi đâu đâu cũng nghe bàn về loãng xương. Thực tế loãng xương đúng là do thiếu chất vôi trong mô xương nhưng đừng tưởng chỉ cần có vôi là đủ để xương chắc khỏe. Xương có thể loãng dễ dàng, còn gọi là bệnh loãng xương thứ phát, do hậu quả của nhiều bệnh chứng trước đó không được điều trị đến nơi đến chốn, chẳng hạn: viêm ruột mạn tính, thấp khớp, tiểu đường, hội chứng mãn kinh, bệnh cường tuyến giáp, viêm thận mạn…, cũng như do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc trị ung thư… Trong các trường hợp vừa kể, có uống sữa đến đầy bụng, có uống thuốc có canxi đến phát ớn cũng chẳng ích gì nếu không chữa dứt căn bệnh dẫn đến loãng xương.
Mẹo vặt khi dùng thuốc
Mô xương có điểm độc đáo là chất vôi luôn luôn được tân trang. Nguyên nhân gây ra loãng xương là vì chất vôi thay vì vào xương bỗng rong chơi mải miết rồi thất thoát đâu đó khiến xương rỗng như công trình xây cất bị rút ruột. Xương khi đó vì có chỗ dày chỗ mỏng bất thường nên dễ đau, dễ gãy. Cung cấp chất vôi để bù vào chỗ trống tất nhiên là cần thiết. Khó chỉ ở chỗ làm sao uống thuốc canxi mà vôi vào đến xương.
Muốn đáng đồng tiền mua thuốc canxi cần lưu ý vài điểm:
- Cần thêm sinh tố D vì sinh tố này thúc đẩy tiến trình hấp thu chất vôi qua màng ruột.
- Không nên dùng thuốc canxi chung với sữa vì sữa kỵ vôi trong quá trình hấp thu. Đừng tưởng vôi này ưa vôi kia rồi hố!
- Không cần dùng thuốc canxi với liều cao vì không hữu dụng bao nhiêu, ngoại trừ chuyện làm vui lòng nhà sản xuất. Đừng quên là lượng canxi thừa nếu không vào xương ắt phải tích lũy đâu đó, chẳng hạn thành sỏi trong đường tiết niệu. Do đó, để an toàn song song với hiệu quả nên dùng liều thấp nhưng nhiều lần trong ngày.
- Đừng dùng thuốc canxi lúc bụng đói, nhất là gần giờ ngủ vì lượng chất chua được bài tiết suốt đêm trong dạ dày sẽ cản trở tiến độ hấp thu chất vôi. Ngược lại, nên dùng thuốc canxi giữa bữa ăn với khẩu phần càng nhiều rau cải càng tốt để mượn chất xơ trong thức ăn làm xe tải đưa chất vôi xuống đến ruột non.
- Giảm tối đa thực phẩm có nhiều phosphore (P), như nước ngọt có gas, lạp xưởng, thịt xông khói…, trong lúc dùng thuốc canxi bởi vì khoáng tố này cũng như thuốc lá, rượu bia, thuốc corticoid là khắc tinh của chất vôi.
- Cần vận động nếu muốn canxi được giữ lại trong xương. Xương nếu không rung rinh nhờ vận động thì chất vôi không được ký gửi ở mô xương.
Cũng đừng quên là thuốc canxi có thể làm mất tác dụng của một số thuốc tim mạch và kháng sinh. Do đó không nên dùng chung.
Phía sau căn bệnh loãng xương bao giờ cũng có tác động giấu mặt của nhiều yếu tố, trong số đó chiếm hàng đầu là hệ nội tiết, như ở người mãn kinh, rối loạn chức năng tuyến giáp… Trị loãng xương mà bỏ quên hệ nội tiết chẳng khác nào mong chữa bệnh nội tạng bằng cách thoa thuốc ngoài da.
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp của bệnh loãng xương:
1. Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài, đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ…
2. Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế.
3. Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
4. Gù lưng, giảm chiều cao
Tuy nhiên, loãng xương giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.
AloBacsi.