Rất nhiều quí ông ưa chuộng loại rượu ngâm rắn hay tắc kè để tăng cường sinh lực, sự dẻo dai cho xương khớp. Nhưng không phải ai cũng biết trong quá trình sơ chế để ngâm rượu không đảm bảo sẽ dẫn tới ngộ độc.
Trẻ hóa bệnh thoái hóa khớp
Sức khỏe của anh Lê Văn Kiêm (43 tuổi, Bà Rịa – Vũng Tàu) bỗng “tụt” nhanh, mỗi khi khom người hay làm việc nặng là xương khớp kêu lắc rắc, đau ê ẩm. Nghe đồn ăn thịt rắn và uống rượu rắn chữa được bệnh đau xương khớp, dù không có tiền nhưng anh Kiêm vẫn đi vay mượn mua bằng được một bình rượu rắn về uống để mong đẩy lùi bệnh tật.
Theo TS.BS Hồng Hoa (khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội), tuổi trung niên là tuổi của bệnh xương khớp (nhưng gần đây có nhiều trường hợp chỉ ngoài 30 tuổi), hay gặp là thoái hoá khớp, dẫn tới bị đau ở vai gáy, cột sống, cổ và các khớp hay phải chịu lực như khớp gối, khớp háng. Thoái hóa khớp nhanh làm sụn khớp mất độ trơn, lớp sụn ngày càng mỏng, mòn khuyết, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ. Lượng dịch khớp bôi trơn các đầu khớp xương và sụn cũng dần cạn kiệt khiến khớp xương hoạt động phát ra tiếng kêu, dẫn tới các cơn đau.
Rượu rắn có trị được bệnh xương khớp?
Bà Nguyễn Thị Hà, 50 tuổi (Liễu Giai, Hà Nội) làm nghề nấu bếp, bị thoái hóa khớp cổ tay, vùng gai gáy và đặc biệt là thắt lưng nên rất đau ở các vùng này mỗi khi gặp lạnh, nồm ẩm. Có lần bà cúi xuống bê đồ sai tư thế mà sụm người vì bị đau. Cũng nghe mọi người nói uống rượu rắn sẽ đỡ, mặc dù không biết uống rượu và bị cao huyết áp nhưng bà Hà vẫn cố uống. Bệnh tật chưa được đẩy lùi nhưng bà Hà đã phải vào viện cấp cứu vì tăng huyết áp.
Trong khớp người có chất acid hyaluronic (khoảng 3mg/1ml dịch khớp) để tạo độ nhớt bôi trơn khớp và chống sốc, kháng viêm… Khi nồng độ a xít hyaluronic giảm do thoái hoá thì khớp sẽ bị lực tác động gây đau, viêm… Tây y có thuốc đặc trị hoặc tiêm chất nhờn để cung cấp lại axít này cho dịch khớp, kích thích sụn khớp sinh ra axít hyaluronic. Nhưng thuốc đặc trị thường có các tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Trên thế giới cũng chỉ điều trị làm chậm quá trình thoái hóa, chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu.
Có nên dùng rượu rắn?
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cho rắn là vị thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan tới xương khớp, có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm và là thuốc bổ mạnh gân cốt. Cao rắn hổ mang giúp giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhức mỏi tê liệt…
Trong dân gian dùng rượu rắn để điều trị thoái hóa khớp, chủ yếu là ngâm rượu tam – ngũ – thất – cửu xà để uống và nhiều món ăn từ rắn giúp tăng cường sức khỏe cho xương cốt. Bộ rắn hay dùng ngâm rượu là rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo ngâm tươi (ngâm khô, tán bột chỉ là bất đắc dĩ) và ngâm toàn tính (ngâm cả con) hoặc phối hợp thêm vài vị thuốc.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ, rượu rắn chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chứ không điều trị triệt để được bệnh. Y học chính thống đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả điều trị của các bài thuốc có dùng con rắn. Các tác dụng nếu có chỉ mới dừng lại ở mức độ dinh dưỡng. Do đó, quan niệm ăn thịt rắn hay uống rượu rắn để cải thiện thoái hoá khớp, loãng xương là chưa có cơ sở khoa học, bởi các dưỡng chất không thể tự đi vào trong khớp để trở thành axít hyaluronic được.
GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam e ngại về những độc chất còn trong con rắn nếu người dân tùy tiện dùng. Ông khuyên người dân bị thoái hóa khớp nên tới bệnh viện chuyên khoa để khám, điều trị; thường xuyên vận động hợp lý, tránh cho khớp bị quá tải và ăn uống đầy đủ có thể lực tốt.
GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cũng cho rằng, ở một số nước có dùng rượu rắn để chữa bệnh. Nhưng ở Việt Nam quá trình sơ chế – ngâm, bảo quản rắn và bản thân con rắn cũng có những thành phần vi khuẩn, độc chất khó kiểm soát. Do đó, uống rượu rắn có thể bị ngộ độc, không tốt và không nên dùng. Nếu phải dùng rượu rắn thì cũng lưu ý chỉ dùng loại rượu đã có kiểm soát nguyên liệu, quá trình ngâm tẩm…
Rượu tắc kè hại gan, phá dạ dày
Tắc kè có tên thuốc là cáp giới. Người ta ít dùng toàn thân để làm thuốc mà chỉ dùng đuôi là chính.
Tắc kè có vị mặn, tính bình, vào kinh phế và thận, có tác dụng bổ âm huyết, trợ dương, bổ phế thận, cắt cơn hen suyễn, dùng điều trị ho lâu ngày, ho ra máu, điều hòa kinh nguyệt, trị liệt dương 3 – 6g/ngày.
Tắc kè chỉ là vị thuốc chứ không phải là bài thuốc, khi dùng phải bổ sung tùy theo chứng bệnh của bệnh nhân. Có hai cách dùng: Chặt đầu, bỏ mắt, moi bỏ gan ruột (chỉ lấy dạ dày) tẩm rượu nướng hơi có màu vàng, cho vào rượu 40 – 50o để ngâm.
Tuyệt đối không được dùng cồn hoặc pha cồn vào rượu để ngâm vì dễ gây chảy máu dạ dày, hại gan. Tắc kè ít dùng chữa bệnh thấp khớp, chỉ dùng khi khí huyết ứ lại. Khi dùng phải phối hợp với các vị hành huyết và khu hàn (trừ hàn) mới có kết quả.
(Hạnh phúc gia đình)
Trẻ hóa bệnh thoái hóa khớp
Sức khỏe của anh Lê Văn Kiêm (43 tuổi, Bà Rịa – Vũng Tàu) bỗng “tụt” nhanh, mỗi khi khom người hay làm việc nặng là xương khớp kêu lắc rắc, đau ê ẩm. Nghe đồn ăn thịt rắn và uống rượu rắn chữa được bệnh đau xương khớp, dù không có tiền nhưng anh Kiêm vẫn đi vay mượn mua bằng được một bình rượu rắn về uống để mong đẩy lùi bệnh tật.
Theo TS.BS Hồng Hoa (khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội), tuổi trung niên là tuổi của bệnh xương khớp (nhưng gần đây có nhiều trường hợp chỉ ngoài 30 tuổi), hay gặp là thoái hoá khớp, dẫn tới bị đau ở vai gáy, cột sống, cổ và các khớp hay phải chịu lực như khớp gối, khớp háng. Thoái hóa khớp nhanh làm sụn khớp mất độ trơn, lớp sụn ngày càng mỏng, mòn khuyết, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ. Lượng dịch khớp bôi trơn các đầu khớp xương và sụn cũng dần cạn kiệt khiến khớp xương hoạt động phát ra tiếng kêu, dẫn tới các cơn đau.
Rượu rắn có trị được bệnh xương khớp?
Bà Nguyễn Thị Hà, 50 tuổi (Liễu Giai, Hà Nội) làm nghề nấu bếp, bị thoái hóa khớp cổ tay, vùng gai gáy và đặc biệt là thắt lưng nên rất đau ở các vùng này mỗi khi gặp lạnh, nồm ẩm. Có lần bà cúi xuống bê đồ sai tư thế mà sụm người vì bị đau. Cũng nghe mọi người nói uống rượu rắn sẽ đỡ, mặc dù không biết uống rượu và bị cao huyết áp nhưng bà Hà vẫn cố uống. Bệnh tật chưa được đẩy lùi nhưng bà Hà đã phải vào viện cấp cứu vì tăng huyết áp.
Trong khớp người có chất acid hyaluronic (khoảng 3mg/1ml dịch khớp) để tạo độ nhớt bôi trơn khớp và chống sốc, kháng viêm… Khi nồng độ a xít hyaluronic giảm do thoái hoá thì khớp sẽ bị lực tác động gây đau, viêm… Tây y có thuốc đặc trị hoặc tiêm chất nhờn để cung cấp lại axít này cho dịch khớp, kích thích sụn khớp sinh ra axít hyaluronic. Nhưng thuốc đặc trị thường có các tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Trên thế giới cũng chỉ điều trị làm chậm quá trình thoái hóa, chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu.
Có nên dùng rượu rắn?
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cho rắn là vị thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan tới xương khớp, có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm và là thuốc bổ mạnh gân cốt. Cao rắn hổ mang giúp giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhức mỏi tê liệt…
Trong dân gian dùng rượu rắn để điều trị thoái hóa khớp, chủ yếu là ngâm rượu tam – ngũ – thất – cửu xà để uống và nhiều món ăn từ rắn giúp tăng cường sức khỏe cho xương cốt. Bộ rắn hay dùng ngâm rượu là rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo ngâm tươi (ngâm khô, tán bột chỉ là bất đắc dĩ) và ngâm toàn tính (ngâm cả con) hoặc phối hợp thêm vài vị thuốc.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ, rượu rắn chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chứ không điều trị triệt để được bệnh. Y học chính thống đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả điều trị của các bài thuốc có dùng con rắn. Các tác dụng nếu có chỉ mới dừng lại ở mức độ dinh dưỡng. Do đó, quan niệm ăn thịt rắn hay uống rượu rắn để cải thiện thoái hoá khớp, loãng xương là chưa có cơ sở khoa học, bởi các dưỡng chất không thể tự đi vào trong khớp để trở thành axít hyaluronic được.
GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam e ngại về những độc chất còn trong con rắn nếu người dân tùy tiện dùng. Ông khuyên người dân bị thoái hóa khớp nên tới bệnh viện chuyên khoa để khám, điều trị; thường xuyên vận động hợp lý, tránh cho khớp bị quá tải và ăn uống đầy đủ có thể lực tốt.
GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cũng cho rằng, ở một số nước có dùng rượu rắn để chữa bệnh. Nhưng ở Việt Nam quá trình sơ chế – ngâm, bảo quản rắn và bản thân con rắn cũng có những thành phần vi khuẩn, độc chất khó kiểm soát. Do đó, uống rượu rắn có thể bị ngộ độc, không tốt và không nên dùng. Nếu phải dùng rượu rắn thì cũng lưu ý chỉ dùng loại rượu đã có kiểm soát nguyên liệu, quá trình ngâm tẩm…
Rượu tắc kè hại gan, phá dạ dày
Tắc kè có tên thuốc là cáp giới. Người ta ít dùng toàn thân để làm thuốc mà chỉ dùng đuôi là chính.
Tắc kè có vị mặn, tính bình, vào kinh phế và thận, có tác dụng bổ âm huyết, trợ dương, bổ phế thận, cắt cơn hen suyễn, dùng điều trị ho lâu ngày, ho ra máu, điều hòa kinh nguyệt, trị liệt dương 3 – 6g/ngày.
Tắc kè chỉ là vị thuốc chứ không phải là bài thuốc, khi dùng phải bổ sung tùy theo chứng bệnh của bệnh nhân. Có hai cách dùng: Chặt đầu, bỏ mắt, moi bỏ gan ruột (chỉ lấy dạ dày) tẩm rượu nướng hơi có màu vàng, cho vào rượu 40 – 50o để ngâm.
Tuyệt đối không được dùng cồn hoặc pha cồn vào rượu để ngâm vì dễ gây chảy máu dạ dày, hại gan. Tắc kè ít dùng chữa bệnh thấp khớp, chỉ dùng khi khí huyết ứ lại. Khi dùng phải phối hợp với các vị hành huyết và khu hàn (trừ hàn) mới có kết quả.
(Hạnh phúc gia đình)