Chửa trứng là giai đoạn bất thường của các gai rau. Các gai rau thoái hoá, sưng mọng lên tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho, toàn bộ buồng tử cung chứa các túi dịch trông như trứng ếch.
Nguyên nhân
Cho đến nay nguyên nhân chửa trứng vẫn chưa được biết rõ. Có một vài yếu tố thuận lợi dẫn đến chửa trứng như: người mẹ lớn tuổi, đẻ nhiều lần, chế độ dinh dưỡng kém. Tỷ lệ chửa trứng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Châu Âu tỷ lệ 1/1000 – 1/2000 có thai. Ở Việt Nam gặp nhiều hơn. Tỷ lệ 1/500.
Chửa trứng được phân ra:
• Chửa trứng toàn phần.
• Chửa trứng bán phần.
• Chửa trứng kèm theo có thai.
Chửa trứng toàn phần có nguy cơ biến thành ác tinh rất cao (15-25%).
Các triệu chứng của chửa trứng
• Ra máu âm đạo: Là dấu hiệu quan trọng, ra máu sớm vào tháng thứ 2, ra máu đen sẫm và dai dẳng. Có ≈ 97% bệnh nhân có triệu chứng này.
• Nghén bất thường: Nôn nhiều, mệt mỏi, mặt hốc hác.
• Phù: Có thể phù hai chân hoặc phù toàn thân, kèm theo da vàng.
• Bụng to nhanh hơn có thai bình thường, nắn bụng mềm, không sờ rõ phần thai.
Phát hiện chửa trứng
Để phát hiện chửa trứng sớm, người ta dựa vào:
• Siêu âm: Không thấy phần thai nhi trong tử cung, nhìn thấy hình của nang trứng giống hình của ruột bánh mì.
• Xét nghiệm máu: Lượng Beta hCG tăng cao (≥ 100.000 đơn vị/ lít).
Cần phân biệt chửa trứng với:
• Doạ sẩy thai
• Thai chết lưu
• Chửa ngoài tử cung.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường của thai nghén cần phải đi khám thai sớm để được chẩn đoán và xử ý kịp thời.
Tiến triển của bệnh
• Nếu không được chẩn đoán sớm thai trứng sẽ tự sẩy và gây băng huyết nặng.
• Nếu chửa trứng ác tính sẽ ăn thủng tử cung gây chảy máu vào ổ bụng.
• Biến chứng thành ung thư chiếm tỷ lệ 15 – 17%.
Xử trí
• Khi đã được chẩn đoán chửa trứng phải loại bỏ mô trứng khỏi buồng tử cung càng sớm càng tốt, tránh để sẩy tự nhiên sẽ gây mất máu nhiều.
• Đối với những bà mẹ lớn tuổi (≥ 40 tuổi), đã có đủ con nên mổ cắt bỏ tử cung đề phòng ung thư.
• Phải theo dõi chặt chẽ sau nạo trứng hoặc sau khi đã mổ cắt tử cung theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
• Không được có thai lại sớm (< 2 năm) để đề phòng biến chứng.
Phòng bệnh
• Vì nguyên nhân gây chửa trứng chưa rõ nên không có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu.
• Cần lưu ý nâng cao sức khỏe, chế độ dinh dưỡng khi có thai.
• Không nên sinh con ở tuổi > 35 tuổi.
• Nên khám thai sớm để có thể chẩn đoán kịp thời khi thai bất thường.
Bác sĩ Phan Văn Quý
Bệnh viện phụ sản Trung Ương
Nguyên nhân
Cho đến nay nguyên nhân chửa trứng vẫn chưa được biết rõ. Có một vài yếu tố thuận lợi dẫn đến chửa trứng như: người mẹ lớn tuổi, đẻ nhiều lần, chế độ dinh dưỡng kém. Tỷ lệ chửa trứng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Châu Âu tỷ lệ 1/1000 – 1/2000 có thai. Ở Việt Nam gặp nhiều hơn. Tỷ lệ 1/500.
Chửa trứng được phân ra:
• Chửa trứng toàn phần.
• Chửa trứng bán phần.
• Chửa trứng kèm theo có thai.
Chửa trứng toàn phần có nguy cơ biến thành ác tinh rất cao (15-25%).
Các triệu chứng của chửa trứng
• Ra máu âm đạo: Là dấu hiệu quan trọng, ra máu sớm vào tháng thứ 2, ra máu đen sẫm và dai dẳng. Có ≈ 97% bệnh nhân có triệu chứng này.
• Nghén bất thường: Nôn nhiều, mệt mỏi, mặt hốc hác.
• Phù: Có thể phù hai chân hoặc phù toàn thân, kèm theo da vàng.
• Bụng to nhanh hơn có thai bình thường, nắn bụng mềm, không sờ rõ phần thai.
Phát hiện chửa trứng
Để phát hiện chửa trứng sớm, người ta dựa vào:
• Siêu âm: Không thấy phần thai nhi trong tử cung, nhìn thấy hình của nang trứng giống hình của ruột bánh mì.
• Xét nghiệm máu: Lượng Beta hCG tăng cao (≥ 100.000 đơn vị/ lít).
Cần phân biệt chửa trứng với:
• Doạ sẩy thai
• Thai chết lưu
• Chửa ngoài tử cung.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường của thai nghén cần phải đi khám thai sớm để được chẩn đoán và xử ý kịp thời.
Tiến triển của bệnh
• Nếu không được chẩn đoán sớm thai trứng sẽ tự sẩy và gây băng huyết nặng.
• Nếu chửa trứng ác tính sẽ ăn thủng tử cung gây chảy máu vào ổ bụng.
• Biến chứng thành ung thư chiếm tỷ lệ 15 – 17%.
Xử trí
• Khi đã được chẩn đoán chửa trứng phải loại bỏ mô trứng khỏi buồng tử cung càng sớm càng tốt, tránh để sẩy tự nhiên sẽ gây mất máu nhiều.
• Đối với những bà mẹ lớn tuổi (≥ 40 tuổi), đã có đủ con nên mổ cắt bỏ tử cung đề phòng ung thư.
• Phải theo dõi chặt chẽ sau nạo trứng hoặc sau khi đã mổ cắt tử cung theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
• Không được có thai lại sớm (< 2 năm) để đề phòng biến chứng.
Phòng bệnh
• Vì nguyên nhân gây chửa trứng chưa rõ nên không có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu.
• Cần lưu ý nâng cao sức khỏe, chế độ dinh dưỡng khi có thai.
• Không nên sinh con ở tuổi > 35 tuổi.
• Nên khám thai sớm để có thể chẩn đoán kịp thời khi thai bất thường.
Bác sĩ Phan Văn Quý
Bệnh viện phụ sản Trung Ương