Nguyên nhân gây ra hiện tượng thận ứ nước


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Nguyên nhân gây ra thận ứ nước là do tắc nghẽn ở bất cứ phần nào của đường tiết niệu. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra tình trạng này qua loạt câu hỏi được bác sĩ giải đáp dưới đây.

Điều trị thận ứ nước độ 3 như thế nào?


Câu hỏi bởi: Trúc Thư

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 17 tuổi. Cháu bị thận bẩm sinh. Trước khi vào lớp 1 cháu đã phẫu thuật cắt bỏ phần niệu quản giãn cực đại gần bàng quang gây ứ nước độ 3 ở thận phải ( thận trái hoạt động bình thường). Sau đó năm nào cháu cũng đi khám định kì thì thận phải có teo đi một ít nhưng bác sĩ bảo không sao cả, do mổ nên teo. Đến 10 năm sau, cháu khám lại thì teo hẳn thận phải nhưng không giãn bể thận, thận ứa nước độ 1, không thấy cảm giác đau sau lưng. Nhưng bác sĩ khám bảo mổ vì giãn niệu quản làm cho thận teo. Sau phẫu thuật lần này thì cháu có cảm giác nặng nặng ngay chỗ vết mổ mới. Nhưng đi khám thì bác sĩ bảo mọi thứ ổn rồi. Hằng năm cháu vẫn đi khám định kì một lần nhưng đến đây là gần đuợc 3 năm, cháu cảm thấy tức vùng hông chậu sau lưng nên cháu đi siêu âm thử thì thận ứa nước độ 3, bể thận giãn 32mm, hẹp chỗ nối niệu quản. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi bệnh cháu như vậy có phải mổ lần nữa không? Nếu không mổ có sao không ạ? Có cách nào chữa hết bệnh không bác sĩ? Mong nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản là sự cản trở dòng nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản đoạn gần. Hẹp khúc nối niệu quản có thể nguyên phát hoặc thứ phát.. Cháu bị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản bẩm sinh bên thận phải gây giãn thận và ứ nước độ III. Cháu đã được phẫu thuật 2 lần và hiện tại thận phải bị teo kèm theo giãn và ứ nước độ III, hẹp chỗ nối niệu quản tái phát. Bệnh của cháu như vậy vẫn nên mổ nhưng chọn phương pháp nào là vấn đề mà bác sĩ phẫu thuật tiết niệu phải cân nhắc.

Trước tiên là cháu phải làm xét nghiệm chức năng thận phải xem có bị mất chức năng không. Nếu mất chức năng hoàn toàn thận phải và thận trái tốt thì tốt nhất là nên phẫu thuật cắt bỏ thận phải vì cháu đã mổ nhiều lần. Nếu chức năng thận phải còn tốt thì tùy thuộc vào người bác sĩ sẽ chọn cho cháu phương thức phẫu thuật nào cho phù hợp nhất. Do vậy cháu cần phải đi khám và giải đáp bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa Thận – Tiết niệu.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thua BS,con em được 3tuôi10tháng,cách đây 4tháng bé cứ kêu đau bụng,đưa đi khám bs nói bé bi thân ứ nước độ 1,cho thuốc bổ về uống,nhưng được mấy ngày bé lại bị vậy nữa,cứ như vậy bé bị liên tục khoảng 5lần rồi,lần này bé đi tiểu liên tục,khoảng 5 hay 10phút bé đi 1lần,em đưa bé đi xét nghiệm thì ko bị sao,siêu âm thi thận ứ nước 2bên,bs o nhi đồng 2 cho bé chụp thận mà cũng ko có kết quả gì.Vậy nguyên nhân bé bi thận ứ nước là do đâu va nếu cứ kéo dài như vậy bé co sao ko?Mong bs giải đáp giúp e,e cám ơn.

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,

Bệnh thận ứ nước độ 1 có nhiều nguyên nhân: có thể do thói quen nhịn tiểu nhiều lần hoặc do viêm đường tiết niệu làm cháu không muốn đi tiểu.

Bạn nên cho cháu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu: chup UIV,…

Chúc cháu sớm lành bệnh!

Cách chữa thận ứ nước cấp độ I?


Câu hỏi bởi: Bá Huy

Chào bác sĩ!

Em là nam, năm nay 22 tuổi. Cách đây 2 hôm em có bị đau bên mạn sườn trái và có đi bệnh viện khám. Em được chuẩn đoán là thận ứ nước cấp độ I, nhưng em không được cho thuốc uống, chỉ bảo là uống nước nhiều và vận động. Bác sĩ có thể cho em biết bệnh tình của em và hướng chữa trị được không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Thận ứ nước là hậu quả của tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận; nước tiểu sản xuất ra sẽ ứ lại trong thận, khiến cơ quan này to lên. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mạn tính. Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở 1 bên hoặc ở cả 2 bên thận.

Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại, nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn.

Bạn bị thận ứ nước cấp độ I, là cấp độ nhẹ nhất của bệnh lý này. Đối với thận ứ nước độ I, hiện nay y khoa thống nhất không can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc gì, chỉ cần theo dõi diễn tiến, và đặc biệt là kịp thời phát hiện khi có nhiễm trùng tiểu xảy ra. Theo dõi qua siêu âm 3 tháng/lần, đánh giá chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, xạ hình thận. Trường hợp của bạn nếu xác định được lí do gây thận ứ nước thì việc chữa trị sẽ có hiệu quả hơn.

Có nhiều bệnh là lí do gây ứ nước ở thận như sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường, niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm…

Chúc bạn chóng lành bệnh!

Bị thận ứ nước do sỏi và hẹp khúc nối, đã mổ và tạo hình nhưng vẫn bị ứ nước độ 2


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháo bác sĩ.

Em bị thận ứ nước do sỏi và hẹp khúc nối cách đây 3 năm, đã mổ và tạo hình nhưng sau khi tạo hình đến giờ thận em vẫn bị ứ nước độ 2. Em phải chữa như thế nào? Em chỉ còn 1 thận nên rất lo. Mong bác sĩ giải đáp cho em!

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản là sự cản trở dòng nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản đoạn gần. Hẹp khúc nối niệu quản có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Bạn bị thận ứ nước do sỏi và hẹp khúc nối cách đây 3 năm, đã mổ và tạo hình rồi nhưng sau khi tạo hình vẫn bị ứ nước độ 2. Như vậy, bạn đã bị hẹp miệng nối thứ phát.

Bạn có thể đến khám tại khoa Thận Bệnh viện Việt Đức để được giải đáp và chữa trị kịp thời vì bạn chỉ có một thận. Có nhiều phương pháp chữa trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp trong tình huống của bạn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận bẩm sinh chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi, bị bệnh thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận bẩm sinh. Em đã phẫu thuật 2 lần 1 lần lúc 10 tuổi và 1 lần cách đây 2 tháng ngày 14/7/2015, đến nay em đi kiểm tra lại thì vẫn còn ứ nước độ 2. Xin hỏi là có phương pháp nào tốt nhất để chữa trị dứt điểm bệnh của em mà không cần phải phẫu thuật lại không? Hay có thể chữa trị bằng Đông y hay thuốc Nam được không ạ? Xin bác sĩ giúp em. Em rất lo lắng sợ để lâu ngày sẽ biến chứng qua suy thận.

Em cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có 2 phương pháp chủ yếu chữa trị hẹp bể thận niệu quản:

1. Bảo tồn chức năng thận: đặc biệt ở những bệnh nhân bị hai bên hoặc bệnh nhân có chức năng thận còn lại kém hoặc mất chức năng: Mở thận ra da/hoặc đặt Stent JJ niệu quản

Giải quyết các biểu hiện nặng:

Dẫn lưu thận ra da tạm thời/ Đặt thông JJ trước khi quyết định chữa trị.

Điều trị thận mủ (nếu có)

Điều trị bảo tồn: Người lớn không biểu hiện trên thận đối bên, không dấu hiệu đe dọa sinh mạng. Hay thận ứ nước ở trẻ sơ sinh: Tắc nghẽn thường kèm với thận ứ nước một bên ở trẻ khoảng 15% và hầu hết không cần chữa trị.

2. Điều trị phẫu thuật:

Mổ hở: Là phương pháp được chọn đối với lứa tuổi nhi đồng bằng cách đi đường bụng và lưng.

Cắt tạo hình bể thận ( Anderson – Hynes): Hầu hết các ca mổ mở tỷ lệ thành công > 90%, thích hợp cho các tình huống chỗ xuất phát cao, các mạch máu phụ, hay bể thận dãn do một khối chèn ép, hoặc niệu quản dài. Loại bỏ vùng bất thường về giải phẫu và chức năng.

Phẫu thuật Y foley: Thích hợp nhất cho các hẹp khúc nối bể thận xuất phát cao.

Xẻ dọc hay chéo thích hợp cho các hẹp khúc nối bể thận – niệu quản có kèm bể thận dãn ngoài thận và hẹp niệu quản đoạn gần một khoảng dài.

Mở thông niệu quản và đài thận trong tình huống có gắn bảo tồn hoặc thất bại trong tạo hình bể thận hoặc trong tình huống hẹp khúc nối bể thận – niệu quản kèm thận xoay và thường việc cắt bỏ phần cực dưới thận là cần thiết.

Cắt thận: Có thể thực hiện khi thận bệnh mất chức năng và thận còn lại chức năng còn tốt. Chỉ định cắt thận khi chức năng thận giảm dưới 10 – 15%, bệnh lý sỏi lan rộng và/hoặc mãn tính, đã phẫu thuật nhiều lần thất bại và chức năng thận có dấu hiệu mất chức năng.

Nội soi chữa trị: Là phương pháp được chọn ở người lớn cho dù hẹp khúc nối bể thận – niệu quản nguyên phát hay thứ phát.

Mở thận qua nội soi: Cắt lạnh xuôi dòng bằng dao. Tỷ lệ thành công khoảng 80% cho cả hẹp khúc nối bể thận – niệu quản nguyên phát và thứ phát.

Nong chỗ hẹp khúc nối bể thận – niệu quản bằng bóng

Tạo hình bể thận qua nội soi ổ bụng: Đòi hỏi phải có phương tiện và kỹ thuật chuyên biệt.

Như vậy phẫu thuật vẫn là phương pháp cơ bản chữa trị tình trạng của bạn. Bạn cần theo dõi và khám bệnh định kỳ để có hướng can thiệp kịp thời và phù hợp.

Chúc bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl