Nhiều người quan niệm, máu sau khi tiếp nhận từ người hiến sẽ được đưa tới để truyền cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để truyền cho người bệnh máu sẽ phải qua quá trình sàng lọc và xét nghiệm phát hiện các bệnh truyền nhiễm.
An toàn truyền máu đối với người hiến máu và người nhận máu là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu. (Ảnh khai thác)
Máu và các chế phẩm máu là một loại “thuốc” đặc biệt, việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm máu là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu… đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng.
Thống kê của Viện huyết học truyền máu cho thấy gần 10% lượng máu hiến phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm, cao nhất là viêm gan B.
Ths. bác sĩ Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng viện Huyết học Trung ương cho biết: “Trước khi hiến máu, người hiến máu phải khám lâm sàng. Nhưng sử dụng cách xét nghiệm nhanh và đơn giản, chỉ có thể xác định viêm gan B và kiểm tra sắc tố. Tuy nhiên, độ chính xác không cao, do vậy, sau khi máu được nhận sẽ phải kiểm tra viêm gan B một lần nữa bằng kỹ thuật công nghệ cao hơn. Hiện tại, năm bệnh có thể lây truyền qua đường truyền máu bao gồm viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai, sốt rét.
Những đơn vị máu có kết quả xét nghiệm âm tính với các bệnh truyền nhiễm tiếp tục được đưa tới khoa Điều chế các chế phẩm máu. Máu sẽ được tách ra nhiều thành phần như: khối tiểu cầu, khối hồng cầu, khối huyết tương… đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất và đòi hỏi độ chính xác cao. Việc tách và điều chế các thành phần của máu sẽ giúp việc điều trị có kết quả cao và thời gian kéo dài.
Ths. bác sĩ Phạm Tuấn Dương cho biết thêm: “Máu toàn phần bao gồm rất nhiều thành phần tế bào và các thành phần hòa tan trong huyết tương. Từ các đơn vị máu chúng tôi có thể chế ra các thành phần đó với hiệu quả cao hơn và an toàn hơn. Các thành phần không lẫn nhau, giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn, mặt khác kéo dài hơn thời gian bảo quản. Ví dụ tiểu cầu để trong máu toàn phần thời gian hiệu quả chỉ trong vòng 24 tiếng, nhưng nếu tách ra có thể bảo quản được 3 - 5 ngày. Tương tự, huyết tương nếu tách biệt ra điều chế có thể bảo quản lên đến 2 năm”.
Các chuyên gia cũng cho biết máu là tế bào sống, ở nhiệt độ nóng hay lạnh hơn so với quy định sẽ khiến máu chết, nếu không bảo quản tốt các tế bào vỡ ra và số máu đó không còn tác dụng thậm chí sẽ nguy hiểm cho người sử dụng máu.
Một yếu tố khiến chất lượng máu suy giảm là tình trạng bán máu. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 10 % trong công tác thu gom máu nhưng việc bán máu làm suy giảm chất lượng máu. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, nên sử dụng nguồn máu trong điều trị từ hiến máu nhân đạo bởi chất lượng máu từ nguồn này cao hơn hẳn việc mua bán từ bên ngoài.
(VTV)
An toàn truyền máu đối với người hiến máu và người nhận máu là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu. (Ảnh khai thác)
Máu và các chế phẩm máu là một loại “thuốc” đặc biệt, việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm máu là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu… đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng.
Thống kê của Viện huyết học truyền máu cho thấy gần 10% lượng máu hiến phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm, cao nhất là viêm gan B.
Ths. bác sĩ Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng viện Huyết học Trung ương cho biết: “Trước khi hiến máu, người hiến máu phải khám lâm sàng. Nhưng sử dụng cách xét nghiệm nhanh và đơn giản, chỉ có thể xác định viêm gan B và kiểm tra sắc tố. Tuy nhiên, độ chính xác không cao, do vậy, sau khi máu được nhận sẽ phải kiểm tra viêm gan B một lần nữa bằng kỹ thuật công nghệ cao hơn. Hiện tại, năm bệnh có thể lây truyền qua đường truyền máu bao gồm viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai, sốt rét.
Những đơn vị máu có kết quả xét nghiệm âm tính với các bệnh truyền nhiễm tiếp tục được đưa tới khoa Điều chế các chế phẩm máu. Máu sẽ được tách ra nhiều thành phần như: khối tiểu cầu, khối hồng cầu, khối huyết tương… đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất và đòi hỏi độ chính xác cao. Việc tách và điều chế các thành phần của máu sẽ giúp việc điều trị có kết quả cao và thời gian kéo dài.
Ths. bác sĩ Phạm Tuấn Dương cho biết thêm: “Máu toàn phần bao gồm rất nhiều thành phần tế bào và các thành phần hòa tan trong huyết tương. Từ các đơn vị máu chúng tôi có thể chế ra các thành phần đó với hiệu quả cao hơn và an toàn hơn. Các thành phần không lẫn nhau, giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn, mặt khác kéo dài hơn thời gian bảo quản. Ví dụ tiểu cầu để trong máu toàn phần thời gian hiệu quả chỉ trong vòng 24 tiếng, nhưng nếu tách ra có thể bảo quản được 3 - 5 ngày. Tương tự, huyết tương nếu tách biệt ra điều chế có thể bảo quản lên đến 2 năm”.
Các chuyên gia cũng cho biết máu là tế bào sống, ở nhiệt độ nóng hay lạnh hơn so với quy định sẽ khiến máu chết, nếu không bảo quản tốt các tế bào vỡ ra và số máu đó không còn tác dụng thậm chí sẽ nguy hiểm cho người sử dụng máu.
Một yếu tố khiến chất lượng máu suy giảm là tình trạng bán máu. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 10 % trong công tác thu gom máu nhưng việc bán máu làm suy giảm chất lượng máu. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, nên sử dụng nguồn máu trong điều trị từ hiến máu nhân đạo bởi chất lượng máu từ nguồn này cao hơn hẳn việc mua bán từ bên ngoài.
(VTV)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,682
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,869