Những kiến thức hữu ích về điều kiện truyền máu


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Điều kiện truyền máu khá đa dạng. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Bệnh thalassaemia thể trung bình dạng beta có phải truyền máu không?


Câu hỏi bởi: Lục Thị Huệ

Chào bác sĩ!

Cháu 25 tuổi, vừa rồi cháu thấy khó thở, chóng mặt, chân tay tê cứng. Cháu đi khám mới biết bị bệnh tan máu bẩm sinh thể trung bình dạng beta. Đến nay cháu mới phát hiện thì có phải thể nhẹ không? Hiện HGB là: 97. Nếu xuống dưới mức 90 thì cháu phải vào viện truyền máu phải không ạ? Theo tuổi già thì bệnh có nặng lên không? Cháu phải truyền rất hay không? Cháu có thể sống lâu không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu!

Cháu được chẩn đoán bị bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là bệnh Thalassaemia, đây là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường. Đó là thành phần chứa trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan của cơ thể. Khi bị rối loạn sẽ dẫn tới tình trạng phá huỷ hồng cầu gây thiếu máu, thiếu ôxy của cơ thể và tác động tới hoạt động của cơ thể. Bệnh Thalassaemia được phân loại tuỳ thuộc vào chuỗi acid amin trong thành phần huyết sắc tố bị rối loạn, bao gồm chuỗi alpha và chuỗi beta.

Các biểu hiện của bệnh thường xuất hiện sớm trong vòng 3-6 tháng đầu đời như: thiếu máu mức độ nhẹ, vừa hoặc nghiêm trọng, xanh xao, da vàng, lách to, mệt mỏi, chậm chạp, biếng ăn, xương phì đại và dễ gãy, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn nội tiết như chậm dậy thì, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, suy tim, khó thở, bất thường ở gan, mật bệnh alpha thalassaemia: thường gây thiếu máu nhẹ hơn, mức độ thiếu máu rất thay đổi. Trường hợp nghiêm trọng nhất của bệnh alpha thalassemia là phù rau thai làm cho thai bị chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh. Bệnh beta thalassaemia: nếu chỉ mang gen đột biến thì có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ và ít khi cần phải chữa trị.

Tuy nhiên trong tình huống cả hai gen beta đều bị đột biến thì tình trạng thiếu máu thường rất nghiêm trọng, cần phải truyền máu rất hay và chữa trị liên tục. Bệnh nhân thường triệu chứng ngay trong năm đầu đời và tiên lượng trong điều kiện y học hiện nay thường kém. Nếu không được chữa trị phù hợp lách, gan và tim sẽ giãn lớn. Xương trở nên mỏng và giòn. Sự tập trung bất thường của sắt (thứ phát sau khi hồng cầu vỡ) vào các cơ quan như tim, gan, tụy có thể làm cho các cơ quan này bị suy. Suy tim và nhiễm trùng là lí do gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân này.

Điều trị các phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu là truyền máu, chữa trị thải sắt ứ đọng trong cơ thể, cắt lách, ghép tủy. Phẫu thuật cắt lách giúp kéo giãn thời gian giữa các đợt truyền máu. Việc chữa trị bệnh phụ thuộc vào thể bệnh. Trường hợp bị Thalassemia thể nhẹ thì không cần chữa trị. Ở thể trung gian bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu, nếu có dấu hiệu thiếu máu nặng hoặc huyết sắc tố giảm thấp thì cho truyền hồng cầu khối. Với thể nặng, bệnh nhân cần được truyền máu rất hay để duy trì cuộc sống, tránh cho không bị suy tim, tủy xương không hoạt động quá mức.

Ngoài ra, cũng cần phải thải sắt vì ứ sắt (do truyền máu) sẽ tác động tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu chữa trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì cơ thể sẽ hoạt động bình thường. Bình thường chỉ số hemoglobin (HGB) ở độ tuổi của cháu là 14-18 g/dl (với nam giới) và 12-16 g/dl (với nữ giới). Chỉ định truyền máu được tính theo chỉ số HGB như sau: trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu. Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu. Dưới 6 g/dl: cần truyền máu cấp cứu. Vì vậy, cháu sẽ được truyền máu theo chỉ định của bác sĩ chữa trị.

Chúc cháu luôn vui, khoẻ!

Thiếu máu ở tim được truyền máu có khỏi bệnh không?


Câu hỏi bởi: Thanh Ngọc

Thưa bác sĩ.

Bác sĩ cho con hỏi, mẹ con năm nay 50 tuổi, mới nhập viện do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sau đó, bác sĩ nghi bị thiếu máu ở tim nên bắt xét nghiệm đủ thứ và cuối cùng kết luận mẹ con bị thiếu máu ở tim và hở van 2 lá.

Vậy mẹ con có sao không? Bác sĩ nói nếu có điều kiện thì truyền máu sẽ tốt hơn. Như vậy mẹ con cần phải điều trị ra sao và cần làm gì để khỏe mạnh, kiêng những gì? Điều trị vậy có khỏi bệnh không?

Mong bác sĩ cho lời khuyên, con cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Chào Thanh Ngọc.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường là bệnh cấp tính ở đường tiêu hoá, bệnh thường gặp và điều trị sẽ khỏi.

Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là “bệnh tim thiếu máu cục bộ”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở người lớn tuổi do suy động mạch vành, động mạch đưa máu đến nuôi cơ tim làm cho máu đến nuôi cơ tim ở một vùng nào đó không đủ nên gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Bệnh có thể diễn tiến mãn tính (cơn đau thắt ngực ổn định thường gặp nhất) hay cấp tính (cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp).

Nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ thường gặp nhất là do mảng xơ vữa làm nghẽn động mạch vành.

Điều trị: Cần

1.Thay đổi lối sống

Chế độ ăn : cữ dầu mỡ, ăn lạt nếu có kèm tăng huyết áp.

Không hút thuốc lá.

Uống rượu: Vừa phải, không quá 720ml bia (hoặc 200ml rượu vang, 40ml rượu mạnh) mỗi ngày.

Vận động thể lực hàng ngày.

Tránh stress.

Không để dư cân : cân nặng giữ sao cho mức BMI < 25 kg/m2.

Dùng thuốc tăng cung cấp máu cho cơ tim và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch (theo toa bác sĩ chuyên khoa Tim mạch).

Tái thông mạch vành bằng can thiệp thủ thuật (đặt giá đỡ thông mạch máu) hoặc mổ (bắt cầu mạch máu).

Mẹ con được chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim qua xét nghiệm mà không có biểu hiện triệu chứng gây ảnh hưởng sức khỏe (như đau thắt ngực, khó thở…), có thể là bệnh nhẹ cần điều trị đúng thì hạn chế bệnh diễn tiến nặng (như nhồi máu cơ tim) bệnh sẽ ổn. Ở người bình thường lớn tuổi cũng có thể van tim hở nhẹ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Con nên cho mẹ con đến các cở sở y tế có phòng khám chuyên khoa Tim mạch khám và làm các xét nghiệm cần thiết (như: đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiêm mỡ trong máu…) để đánh giá lại bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh lý van tim và các yếu tố làm bệnh tim không ổn định, tiến triển xấu (còn gọi là yếu tố nguy cơ) để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, đúng và toàn diện, bệnh sẽ ổn.

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp và thuốc điều trị bệnh tim mạch rất hiệu quả.

Chúc con may mắn!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Vì sao bắt buộc phải truyền cùng nhóm máu?


Câu hỏi bởi: Nguyễn Anh

Thưa bác sĩ.

Vì sao hiện nay các bệnh viện chỉ dùng máu nhóm nào truyền cho nhóm đó (kiểu A truyền A, B truyền B…) mà không thể truyền A cho AB hay các nhóm máu khác? Hiện tại, nhóm AB rất ít sao không thể truyền các nhóm máu khác mà nhất quyết phải là AB ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Nguyên tắc an toàn trong truyền máu tốt nhất là truyền cùng nhóm máu. Ví dụ nhóm máu O truyền cho người có nhóm máu O, nhóm máu A được truyền cho người có nhóm máu A, tương tự nhóm máu AB sẽ được truyền cho người có nhóm máu AB.

Khi không có máu cùng nhóm ta sẽ truyền khác nhóm theo sơ đồ truyền máu, tuy nhiên không quá 500ml. Vì hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu có khoảng 46 nhóm máu, trong đó nhóm máu A, B, O, AB và Rhesus là những nhóm máu chính, vì vậy nếu truyền khác nhóm máu có thể gây ra phản ứng liên kết các nguyên kháng thể nguy hiểm cho người nhận.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Truyền máu tự thân có kết quả trong viêm gan B không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em bị viêm gan B em đã đi chữa trị ở phòng khám gan. Bác sĩ ở đó cho em truyền máu tự thân. Bác sĩ cho em hỏi vậy truyền máu tự thân có kết quả trong viêm gan B không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) là một dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh tác động trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Một số biện pháp chữa trị viêm gan B hiện nay:

Thuốc kháng virus : Điều trị chống virus là hướng chính yếu trong chữa trị bệnh viêm gan B mãn tính, các thuốc có α Interferon, β Interferon, γ Interferon, Vidarabi, Ribavirin, Acid polyinosinic-polycytidylic… Thuốc điều tiết miễn dịch: Thuốc tăng cường miễn dịch đặc thù có thể chọn dùng Acid immune ribonucleic tính chống virus viêm gan B đặc thù, thuốc tăng cường miễn dịch tính phi miễn dịch có thể chọn Coenzyme, Polysaccharid ganoderma, Polysaccharid nấm hương, Polysaccharid polupor thêm vaccin gan B, dịch sơn đậu căn… Những thuốc này đều là chất thay thế của thuốc chống virus, thông qua nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể để đạt đến mục đích thanh trừ virus. Liệu pháp truyền ngược tự thân: khuyến khích cơ thể sản sinh tế bào có tính sát thương, lợi dụng chức năng tự miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt virus viêm gan, tránh được tình trạng bệnh tái phát lại sau khi ngừng uống thuốc kháng virus của phương pháp chữa bệnh truyền thống. Liệu pháp này còn giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể, kích hoạt các bạch cầu đa nhân trung tính của cơ thể, chống khối u và bảo vệ gan hiệu quả. Đặc biệt, do không phải sử dụng thuốc nên liệu pháp truyền ngược tự thân cực kỳ thân thiện với cơ thể người bệnh gan B, không gây ra các tác dụng phụ như các liệu pháp thông thường.

Chúc bạn mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl