Thời gian qua, cúm lợn thường được gọi là cúm A/H1N1 và cúm gia cầm thường được gọi là cúm A/H5N1. Gần đây xuất hiện thêm một loại cúm gia cầm mới phát hiện tại Trung Quốc được gọi là cúm A/H7N9. Vậy ý nghĩa của ký hiệu này như thế nào?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra. Virus cúm có 3 type là A, B và C. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng chính vì lý do này nên bệnh cúm thường nổi rộ lên vào mùa Đông-Xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh.
Tên của mỗi loại virus cúm được viết tắt bằng các chữ “H” và “N”. “H” là chữ viết tắt của Hemagglutinine và “N” là chữ viết tắt của Neuraminidase, đây là hai loại proteine bề mặt đặc trưng trong các virus cúm. Ở người, trước đây những virus đã từng gây bệnh cúm có ký hiệu từ H1 đến H3 (tất cả có 15 loại virus H); còn với virus N thì chỉ có N1 và N2 là có thể gây bệnh cho người. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện thêm một số virus khác cũng có khả năng gây bệnh cho người như cúm A/H7N9
Như vậy bệnh cúm lợn gọi là cúm A/H1N1 có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại protein bề mặt là Hemagglutinine H1 và Neuraminidase N1. Bệnh cúm gia cầm gọi là cúm A/H5N1 có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại proteine bề mặt là Hemagglutinine H5 và Neuraminidase N1. Tương tự như vậy, một loại cúm gia cầm mới được phát hiện tại Trung Quốc gọi là cúm A/H7N9 có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại protein bề mặt là Hemagglutinine H7 và Neuraminidase N9.
Do đặc điểm của từng loại virus gây bệnh, trước đây các chủng loại virus cúm gia cầm chỉ hoành hành trong đàn gia cầm nuôi nhưng hiện nay nó có thể truyền sang cho con người, gây bệnh nghiêm trọng làm tử vong. Người bị mắc bệnh cúm gia cầm A/H5N1 và A/H7N9 do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và cho đến nay chưa xác định được virus cúm này có khả năng truyền bệnh từ người sang người. Người bị mắc bệnh cúm lợn A/H1N1 do tiếp xúc với lợn bị bệnh và loại virus này có khả năng truyền bệnh từ người sang người nên tốc độ lây lan nhanh, làm cho nhiều người bị mắc bệnh, gây dịch và có tỷ lệ tử vong cao.
Trong thời gian qua, con người chỉ mới quan tâm đến loại virus cúm gia cầm gọi là cúm A/H5N1 và gần đây là cúm A/H7N9 nhưng trên thực tế trong các bệnh từ động vật truyền sang người có rất nhiều loại virus khác thuộc loại virus cúm type A cũng gây bệnh cho người như H3N2, H1N1 ...
Hiện nay dịch bệnh cúm lợn A/H1N1 đang có khả năng bùng phát tại nhiều quốc gia và có khả năng lây lan nhanh chóng do sự giao lưu, hội nhập quốc tế và có thể trở thành đại dịch gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng người dân.
Để phòng chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9 lây sang người, cần thực hiện 4 biện pháp cơ bản là: Các hộ gia đình cần phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chận dịch lây lan. Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi ngờ bị bệnh cúm. Khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời. Dùng chloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại thường xuyên trong các hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm.
(Dân trí)
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra. Virus cúm có 3 type là A, B và C. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng chính vì lý do này nên bệnh cúm thường nổi rộ lên vào mùa Đông-Xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh.
Tên của mỗi loại virus cúm được viết tắt bằng các chữ “H” và “N”. “H” là chữ viết tắt của Hemagglutinine và “N” là chữ viết tắt của Neuraminidase, đây là hai loại proteine bề mặt đặc trưng trong các virus cúm. Ở người, trước đây những virus đã từng gây bệnh cúm có ký hiệu từ H1 đến H3 (tất cả có 15 loại virus H); còn với virus N thì chỉ có N1 và N2 là có thể gây bệnh cho người. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện thêm một số virus khác cũng có khả năng gây bệnh cho người như cúm A/H7N9
Như vậy bệnh cúm lợn gọi là cúm A/H1N1 có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại protein bề mặt là Hemagglutinine H1 và Neuraminidase N1. Bệnh cúm gia cầm gọi là cúm A/H5N1 có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại proteine bề mặt là Hemagglutinine H5 và Neuraminidase N1. Tương tự như vậy, một loại cúm gia cầm mới được phát hiện tại Trung Quốc gọi là cúm A/H7N9 có nghĩa là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại protein bề mặt là Hemagglutinine H7 và Neuraminidase N9.
Do đặc điểm của từng loại virus gây bệnh, trước đây các chủng loại virus cúm gia cầm chỉ hoành hành trong đàn gia cầm nuôi nhưng hiện nay nó có thể truyền sang cho con người, gây bệnh nghiêm trọng làm tử vong. Người bị mắc bệnh cúm gia cầm A/H5N1 và A/H7N9 do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và cho đến nay chưa xác định được virus cúm này có khả năng truyền bệnh từ người sang người. Người bị mắc bệnh cúm lợn A/H1N1 do tiếp xúc với lợn bị bệnh và loại virus này có khả năng truyền bệnh từ người sang người nên tốc độ lây lan nhanh, làm cho nhiều người bị mắc bệnh, gây dịch và có tỷ lệ tử vong cao.
Trong thời gian qua, con người chỉ mới quan tâm đến loại virus cúm gia cầm gọi là cúm A/H5N1 và gần đây là cúm A/H7N9 nhưng trên thực tế trong các bệnh từ động vật truyền sang người có rất nhiều loại virus khác thuộc loại virus cúm type A cũng gây bệnh cho người như H3N2, H1N1 ...
Hiện nay dịch bệnh cúm lợn A/H1N1 đang có khả năng bùng phát tại nhiều quốc gia và có khả năng lây lan nhanh chóng do sự giao lưu, hội nhập quốc tế và có thể trở thành đại dịch gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng người dân.
Để phòng chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9 lây sang người, cần thực hiện 4 biện pháp cơ bản là: Các hộ gia đình cần phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chận dịch lây lan. Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi ngờ bị bệnh cúm. Khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời. Dùng chloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại thường xuyên trong các hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm.
(Dân trí)