Chiến lược đối phó với thai quá ngày


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai quá ngày, song đa số là do người mẹ béo phì, gia đình có tiền sử người từng mang thai già ngày…


Đã có không ít bà bầu gặp phải sự cố vượt quá ngày dự sinh em bé của mình. Quá thời gian dự sinh hay còn gọi là thời gian mang thai kéo dài.




Dự kiến sinh được tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Đến ngày dự kiến sinh, người phụ nữ không có kinh trong khoảng 40 - 41 tuần. Như vậy tuổi thai là 40 - 41 tuần.


Bình thường, bác sĩ sản khoa quyết định ngày dự kiến sinh của một em bé bằng cách tính toán đủ 280 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ.


Trên thực tế không phải thai phụ nào cũng chuyển dạ đúng vào ngày dự kiến sinh. Nếu cuộc chuyển dạ xảy ra ở tuổi thai 38- 42 tuần được coi là thai đủ tháng. Thai nhi dưới 38 tuần được gọi là non tháng. Thai nhi trên 42 tuần được coi là thai già tháng.


Tuy nhiên, tính toán chỉ chuẩn nếu bạn có thời gian thường xuyên theo dõi và có thời điểm rụng trứng chuẩn vào giữa chu kỳ của bạn. Như chúng ta đều biết, thời điểm sinh là không đúng đối với tất cả mọi người. Nhiều phụ nữ có xu hướng sinh sớm hơn dự kiến, nhưng cũng có bà bầu lại sinh muộn hơn.


Tuy nhiên, bà bầu cần phải hiểu rằng, thai già tháng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn thai sinh đủ tháng.


Lý do bác sĩ đưa ra đó là nếu không được can thiệp kịp thời, em bé có khả năng bị tử vong khi còn trong dạ con. Tới thời điểm này, chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong người mẹ lại không còn nhiều nên rất dễ gây tổn thương đến em bé đồng thời thai quá ngày sẽ gây áp lực lên dây rốn.


Nguy cơ lớn nhất của thai quá ngày là tình trạng suy thai, biểu hiện em bé bị thiếu dinh dưỡng, thiếu ôxy do máu đến nuôi thai kém, trao đổi chất kém vì bánh nhau thoái hóa. Tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi suy thai là em bé tử vong ngay trong bụng mẹ.


Tỷ lệ này cụ thể là 1-2 bé trên 1000 trẻ sơ sinh sinh giữa khoảng 41 - 43 tuần của thai kỳ.


Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, song đa số là do người mẹ béo phì, gia đình có tiền sử người từng mang thai già ngày…


Chiến lược đối phó sau 40 tuần - thai quá ngày


Thông báo với bác sĩ


Sau 40 tuần, bạn cần thông báo rõ để bác sĩ hoặc y tá của bạn được biết. Họ sẽ kiểm tra bụng của bạn để xem vị trí và kích thước của em bé, và với sự cho phép của sức khỏe, cơ thể bạn, họ sẽ tiến hành việc kiểm tra xem cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở hay chưa. Nếu có nghĩa là nó mềm mại, co giãn.


Sau đó, bác sĩ hoặc y tá sẽ thảo luận với bạn nên làm gì vào lúc này, làm gì để tốt hơn cả cho hai mẹ con, nên chờ đợi hay đẻ luôn. Bạn sẽ cần được theo dõi thường xuyên hơn, khoảng 2 -3 hôm bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra một lần.


Bạn cần lên kế hoạch cho mỗi ngày


Không nên suốt ngày rầu rĩ ở nhà, đi đi lại lại và tự hỏi “Bao giờ con ra đây?”. Bạn có thể ra khỏi nhà để thay đổi không khí, hít hà khí tời. Nhưng tuyệt đối không nên đi quá xa nhé. Đây không phải là lúc thích hợp để bạn lên lịch đi nghỉ mát đâu.


Chủ động thông báo tình hình với bạn bè


Trong quãng thời gian này bạn đã đủ lo lắng hồi hộp rồi. Chắc chắn bạn sẽ nhận được tới tấp những lời hỏi thăm: “Sao rồi, sinh chưa? Bao giờ”. Khi bắt máy, bạn hãy thoải mái và chủ động thông báo với họ tình hình, việc này sẽ giúp bạn trấn tĩnh, bạn đỡ phải sốt ruột thêm.


Nghỉ ngơi


Nếu bạn đang gặp khó khăn để ngủ vào ban đêm, một giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ hoàn toàn là một cách rất hay ho đấy.


Bạn có thể tự thưởng cho mình một bản nhạc du dương, khe khẽ để ru mình vào giấc ngủ. Bạn có thể kê gối, gác chân lên cao, chắc chắn giấc ngủ của bạn sẽ được ngon hơn, sâu hơn.


Tập thể dục nhẹ nhàng


Có rất nhiều cách để kích thích sinh nở tự nhiên, và một trong những cách đó là tập thể dục nhẹ nhàng. Bạn có thể đi bộ hoặc tập những động tác đơn giản – điều này sẽ giúp bạn sẵn sàng đón nhận việc sinh nở sắp diễn ra. Nếu có thể, trong những lần đi khám cận kề, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc luyện tập này với bạn có phù hợp hay không.


Lắng nghe cơ thể, lắng nghe em bé


Nếu bạn thấy trong mình có dấu hiệu là lạ (hơi đau bụng, âm đạo chảy nước, tử cung co thắt,…), hãy đừng chần chừ mà thông báo ngay cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mình. Có lẽ đây chính là thời điểm em bé đòi chào đời đấy.

(Gia đình)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.