Loét miệng ở trẻ nhỏ và cách chữa trị


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Loét miệng xảy ra quanh năm ở trẻ nhỏ, nhưng vào mùa nắng, nóng thì tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn. Điều này gây đau đớn cho trẻ và ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng.


Trong dân gian hay gọi loét miệng là nhiệt miệng, tức là trong cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Thông thường nhiệt miệng có nhiều vết loét cho nên làm cho trẻ rất khó chịu, chảy nước miếng nhiều, trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít.



Ảnh minh họa​


Trẻ thường mệt mỏi, khó ngủ hay quấy khóc vì đau, nhất là lúc ăn, uống. Loét miệng cũng có thể do virus Herpes và thường chỉ gây nên một vết loét. Loét miệng do virus Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt.


Ngoài ra loét miệng có thể do virus thủy đậu (bệnh thủy đậu), virus gây bệnh tay chân miệng (virus Coxsackie A16 hoặc virus EV 71). Loét miệng do virus thủy đậu hoặc virus gây bệnh tay chân miệng thì ngoài gây các nốt phỏng ở da, niêm mạc lòng bàn tay, chân, mông (bệnh tay chân miệng) cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng do bệnh thủy đậu hoặc do bệnh tay chân miệng thường có nhiều nốt phỏng, loét, gây đau, rát, chảy nước miếng và đồng thời có sốt.


Ở những cơ thể trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém, gây thiếu một số vi chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axit folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng. Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập nát niêm mạc miệng (trẻ bị ngã đập vào vùng miệng) hoặc có thể do ăn thức ăn hoặc nước uống nóng quá làm bỏng, loét niêm mạc miệng gây đau. Trẻ lớn gặp stress liên tục cũng có thể gây nên loét miệng.


Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau có loại đơn thuần (nhiệt miệng) nhưng có loại có thể gây biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi trẻ bị loét miệng nên cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân.


Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ là công việc của bác sỹ khám bệnh, các bậc phụ huynh không nên tự mua thuốc điều trị cho trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhuyễn (cháo, súp, bột dinh dưỡng), không nóng, không cay, không chua và tốt nhất là hợp với khẩu vị thường ngày của trẻ.




Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Tiền Phong)

Thông tin sản phẩm liên quan: VNP NHIỆT MIỆNG - Giải pháp tối ưu cho bệnh nhiệt miệng

Thành phần: Mỗi tube (10g) có chứa:

Chlorhexidine digluconate: 20mg

Tá dược vừa đủ: 10g



Công dụng:

Viêm quanh chân răng, những vết loét cục bộ trong miệng họng do nhiệt miệng, nhiễm khuẩn. Sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật nha khoa, sát khuẩn trong cấy Implant.

Phòng bệnh viêm lợi.

Được khử trùng trước và sau khi phẫu thuật nha khoa.

Hướng dẫn sử dụng:

Cho gel vào miếng gạc mềm sau đó xoa đều lên nướu răng hoặc có thể cho gel trực tiếp vào vùng nướu răng tổn thương, vùng miệng bị nhiệt. Dùng 2 lần hoặc 3 lần/ngày.

Nên sử dụng gel bôi sau bữa ăn và không dùng thức ăn hay nước uống ít nhất 30 phút – 1 giờ sau khi bôi.
Sử dụng buổi tối trước khi đi ngủ có hiệu quả cao nhất. Không được súc miệng sau khi dùng. Không được nuốt.

Lưu ý:

Không được sử dụng ở những người dị ứng với Chlorhexidine

Tác dụng không mong muốn:

Trong một số trường hợp có thể làm giảm cảm giác vị giác tuy nhiên nó sẽ mất sau khi dùng.

Làm thay đổi màu răng sau khi sử dụng trong thời gian dài hay sau khi sử dụng thức ăn, đồ uống như: rượu, cà phê, thuốc lá. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ là tạm thời và có thể hồi phục được.

Liên hệ với nha sĩ và dược sĩ của bạn để được hướng dẫn. Điều này sẽ đảm bảo cho sức khỏe răng và miệng tối ưu.
Tư vấn sản phẩm: liên hệ số điện thoại 1900545518 (giờ hành chính) hoặc website tư vấn Bacsytructuyen.com
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl