[h=2]CÁM TRẮNG[/h]
Tên khác: Muồng trúc, Bản xe trắng.
Tên khoa học: Albizia lebbekoides (DC.) Benth.; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tên đồng nghĩa: Acacia lebbe-koides DC.
Mô tả: Cây cao khoảng 20m. Lá hai lần kép lông chim chẵn; cuống sơ cấp có một tuyến cách gốc 2-3m; lá chét 18-22 đôi; phiến lá xanh nhạt, cứng và dai, dài 20-25mm, rộng 5-7mm, không có lông. Hoa thành đầu nhỏ hình bán cầu, xếp thành chuỳ dạng tháp gồm nhiều ngù. Quả đậu dài 13cm, rộng 18-20cm, thót lại ở gốc và ở đỉnh, tận cùng là một mũi nhọn, nhẵn bóng, màu nâu. Hạt 10, hình bầu dục, dẹp, có lỗ tổ ong ở giữa.
Bộ phận dùng: Vỏ cây (Cortex Albiziae).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, thường mọc ở rừng rụng lá, ven rừng phổ biến ở vùng thấp đến 4000m nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Campuchia.
Thành phần hóa học: Vỏ chứa một lượng tanin là 12,5-17% và được sử dụng ở Java như các loài cây có tanin khác.
Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị đắng và chát.
Công dụng: Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi.
Tên khoa học: Albizia lebbekoides (DC.) Benth.; thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tên đồng nghĩa: Acacia lebbe-koides DC.
Mô tả: Cây cao khoảng 20m. Lá hai lần kép lông chim chẵn; cuống sơ cấp có một tuyến cách gốc 2-3m; lá chét 18-22 đôi; phiến lá xanh nhạt, cứng và dai, dài 20-25mm, rộng 5-7mm, không có lông. Hoa thành đầu nhỏ hình bán cầu, xếp thành chuỳ dạng tháp gồm nhiều ngù. Quả đậu dài 13cm, rộng 18-20cm, thót lại ở gốc và ở đỉnh, tận cùng là một mũi nhọn, nhẵn bóng, màu nâu. Hạt 10, hình bầu dục, dẹp, có lỗ tổ ong ở giữa.
Bộ phận dùng: Vỏ cây (Cortex Albiziae).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, thường mọc ở rừng rụng lá, ven rừng phổ biến ở vùng thấp đến 4000m nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Campuchia.
Thành phần hóa học: Vỏ chứa một lượng tanin là 12,5-17% và được sử dụng ở Java như các loài cây có tanin khác.
Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị đắng và chát.
Công dụng: Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi.
bacsytructuyen.com