[h=2]CẨM THỊ[/h]
Tên khác: Vàng nghệ, Thị cam.
Tên khoa học: Diospyros maritima Blume; thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Mô tả: Cây gỗ có cánh rũ xuống. Lá mọc so le, xoan hay thuôn, tròn ở gốc, tù ở đầu, dài 5-26cm, rộng 4-9cm, dày, nhẵn, thường với 2 tuyến ở gốc, gần gân giữa ở mặt trên; cuống lá dày, dài 8-13mm. Hoa gần như không cuống, ở nách lá; hoa đực xếp 3-7 cái, hoa cái 1-2 cái. Quả hình cầu dẹp, hơi nhẵn, cao 20-26mm, dày 22-26mm, có 4 ô, bao bởi đài đồng trưởng dạng chén. Hạt 1 trong mỗi ô, dài 12-13 mm, dẹp, màu nâu, bóng.
Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây (Fructuset Cortex Diospyri Maritimae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc ở rừng của các tỉnh phía Nam Việt Nam. Còn phân bố ở Ấn Độ, Úc châu, đảo Xêléphơ (Celèbes).
Tính vị, tác dụng: Vỏ gây ngứa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dùng để duốc cá; người ta giã vỏ và quả cho vào túi vải đặt xuống nước. Vỏ cũng gây ngứa da nếu ta tiếp xúc lâu.
Tên khoa học: Diospyros maritima Blume; thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Mô tả: Cây gỗ có cánh rũ xuống. Lá mọc so le, xoan hay thuôn, tròn ở gốc, tù ở đầu, dài 5-26cm, rộng 4-9cm, dày, nhẵn, thường với 2 tuyến ở gốc, gần gân giữa ở mặt trên; cuống lá dày, dài 8-13mm. Hoa gần như không cuống, ở nách lá; hoa đực xếp 3-7 cái, hoa cái 1-2 cái. Quả hình cầu dẹp, hơi nhẵn, cao 20-26mm, dày 22-26mm, có 4 ô, bao bởi đài đồng trưởng dạng chén. Hạt 1 trong mỗi ô, dài 12-13 mm, dẹp, màu nâu, bóng.
Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây (Fructuset Cortex Diospyri Maritimae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc ở rừng của các tỉnh phía Nam Việt Nam. Còn phân bố ở Ấn Độ, Úc châu, đảo Xêléphơ (Celèbes).
Tính vị, tác dụng: Vỏ gây ngứa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dùng để duốc cá; người ta giã vỏ và quả cho vào túi vải đặt xuống nước. Vỏ cũng gây ngứa da nếu ta tiếp xúc lâu.