[h=2]CHỈ THIÊN GIẢ [/h]
Tên khác: Nam tiền hồ, Ngọc nữ ấn độ.
Tên khoa học: Clerodendrum indicum (L.) Kuntze; thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên đồng nghĩa: Siphonanthus indica L., Clerodendrum siphonanthus R. Br.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-3,5m, không chia nhánh. Lá mọc chụm 3-5, hẹp, dài đến 20cm, không lông. Hoa ở ngọn, đơn độc ở nách lá, màu trắng; đài cao cỡ 15mm, có tuyến ở trong; tràng dài đến 9cm, có 5 tai đều; nhị có chỉ nhị đỏ, không lông. Quả hạch xanh đen nằm trong đài tồn tại.Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Cành lá, rễ (Ramuluset Radix Clerodendri Indici).
Phân bố sinh thái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ven đường, bãi đất hoang ở các tỉnh Nam Bộ. Cũng thường được trồng làm cây cảnh, cây thuốc.
Thu hái chế biến: Thu hái cành lá quanh năm; rễ lấy về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hoá học: Lá chứa alkaloid và một chất đắng. Vỏ chứa hexitol (D-mannitol) 78%, cùng với sorbitol.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ đẳng, thông khí, hạ đờm, tiêu viêm, trừ giun.
Công dụng:
- Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn.
- Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc trị hen suyễn, ho và bệnh lao hạch. Nhựa cây dùng trị đau thấp khớp do giang mai. Dịch lá trộn với sữa lỏng dùng làm thuốc đắp trị phát ban do nấm và bệnh chốc lở (pemphigut). Lá cũng được dùng làm thuốc trừ giun.
Tên khoa học: Clerodendrum indicum (L.) Kuntze; thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên đồng nghĩa: Siphonanthus indica L., Clerodendrum siphonanthus R. Br.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-3,5m, không chia nhánh. Lá mọc chụm 3-5, hẹp, dài đến 20cm, không lông. Hoa ở ngọn, đơn độc ở nách lá, màu trắng; đài cao cỡ 15mm, có tuyến ở trong; tràng dài đến 9cm, có 5 tai đều; nhị có chỉ nhị đỏ, không lông. Quả hạch xanh đen nằm trong đài tồn tại.Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Cành lá, rễ (Ramuluset Radix Clerodendri Indici).
Phân bố sinh thái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ven đường, bãi đất hoang ở các tỉnh Nam Bộ. Cũng thường được trồng làm cây cảnh, cây thuốc.
Thu hái chế biến: Thu hái cành lá quanh năm; rễ lấy về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hoá học: Lá chứa alkaloid và một chất đắng. Vỏ chứa hexitol (D-mannitol) 78%, cùng với sorbitol.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ đẳng, thông khí, hạ đờm, tiêu viêm, trừ giun.
Công dụng:
- Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn.
- Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc trị hen suyễn, ho và bệnh lao hạch. Nhựa cây dùng trị đau thấp khớp do giang mai. Dịch lá trộn với sữa lỏng dùng làm thuốc đắp trị phát ban do nấm và bệnh chốc lở (pemphigut). Lá cũng được dùng làm thuốc trừ giun.