Sau các phẫu thuật khớp gối như thay khớp, nội soi tạo hình dây chằng hoặc các phẫu thuật gãy xương, đa số các bệnh nhân cho rằng vấn đề gấp gối rất quan trọng. Điều đó không có gì sai, tuy nhiên, một yếu tố khác khá quan trọng dễ bị bỏ qua là tập duỗi gối thẳng.
Sau phẫu thuật khớp gối nếu hạn chế duỗi ở mức độ lớn thì cũng là một phiền toái dễ nhận thấy nhưng hạn chế ở mức độ ít, khoảng dưới 10 độ thì đôi khi không dễ nhận ra. Hạn chế ở mức độ này sẽ có những tác động không tốt đến chức năng gối sau phẫu thuật và đôi khi làm cho tiến triển điều trị chậm lại hoặc kém đi. Nếu để quá muộn đôi khi làm cho kết quả phẫu thuật không được như mong muốn.
Tại sao sau mổ gối duỗi không thẳng?
Với các can thiệp vào khớp gối như nội soi hay thay khớp, sự đau đớn là yếu tố phiền toái nhất sau mổ. Phản xạ tự nhiên của con người khi bị đau là co gối lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến tình trạng mất duỗi gối. Vì vậy, sau một số phẫu thuật như nội soi hoặc thay khớp, bác sĩ điều trị có thể yêu cầu bệnh nhân đeo thêm nẹp để duy trì tình trạng duỗi gối sau mổ. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc gối duỗi không thẳng là do đau, khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế, do đó làm cơ tứ đầu đùi của bệnh nhân yếu nên khi co cơ không đảm bảo gối duỗi thẳng được.
Nếu gối duỗi không thẳng, khi đứng và chịu lực, cơ tứ đầu đùi và các khối cơ khác của đùi sẽ phải ở trạng thái co cơ để giữ cho gối ở trạng thái duỗi nhất có thể. Quá trình này kéo dài sẽ làm mỏi cơ, đồng thời các điểm bám của các cơ vào quanh khớp gối có thể phát sinh hiện tượng đau. Sự co cơ kéo dài có thể kích thích và làm xuất hiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Cùng với đó là sự phân phối lực truyền từ lồi cầu đùi xuống mâm chày không đạt được mức độ tốt nhất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sụn khớp, sụn chêm và làm thay đổi lực tác động lên các dây chằng, dễ có nguy cơ giãn dây chằng sau tái tạo. Sự đau do tình trạng gối duỗi không thẳng sau phẫu thuật thay khớp gối có thể làm kéo dài tình trạng hồi phục sau phẫu thuật, một số trường hợp có thể là yếu tố khởi phát hội chứng CRPS (complex regional pain syndrome) gây rất nhiều khó khăn cho điều trị. Đối với một số phẫu thuật như thay khớp gối, tạo hình dây chằng, việc tì chân chỉ nên thực hiện khi gối duỗi thẳng, do đó, nếu gối bạn duỗi không thẳng thì thời gian đeo nẹp hoặc đi nạng của bạn có thể kéo dài hơn.
Cách phát hiện gối duỗi không thẳng
Với những trường hợp hạn chế duỗi nhiều thì rất dễ dàng phát hiện được, một số trường hợp mất duỗi nhiều có thể còn làm cho bệnh nhân không thể đi lại được. Với những trường hợp mất duỗi ít hơn, đôi khi rất khó để phát hiện nếu không biết cách. Với những tình trạng như vậy, nếu bệnh nhân đi lại có thể vẫn đau, khó chịu dai dẳng đồng thời ảnh hưởng không tốt đến kết quả như gối bị tràn dịch, dây chằng bị căng giãn. Để đánh giá tình trạng duỗi gối sau mổ, có nhiều cách, tuy nhiên, đơn giản, bạn có thể làm theo cách sau: Bạn ngồi trên giường hoặc trên bàn hay trên 1 mặt phẳng cứng nào đó, không phải trên đệm mềm. Hai chân bạn duỗi thẳng song song với nhau. Bạn so sánh độ cao của 2 đầu gối, nếu bên mổ cao hơn thì khả năng gối của bạn duỗi chưa thẳng. Trường hợp này có thể khó khăn nếu khớp gối có dịch (thường gặp sau phẫu thuật) nên gối duỗi thẳng rồi nhưng vẫn có thể cao hơn bên đối diện. Bạn có thể đánh giá bằng cách thứ hai: bạn luồn bàn tay dưới khoeo bên lành (giữa gối và mặt bàn) sau đó làm tương tự với bên gối phẫu thuật. Nếu bàn tay bạn đưa vào bên gối phẫu thuật dễ dàng hơn bên lành là khả năng gối bạn duỗi chưa hết.
Tại sao phải tập gối duỗi thẳng?
Gối duỗi thẳng có vai trò khá quan trọng. Khi đứng thẳng, ở tư thế gối duỗi thẳng cho phép các nhóm cơ đùi và cẳng chân có thể thả lỏng, không cần phải co cơ, do đó, có thể coi là ở trạng thái nghỉ. Gối duỗi thẳng giúp cho trọng lượng cơ thể phân phối lên hai khớp gối có thể truyền xuống cẳng chân và xuống đất thông qua 1 diện tiếp xúc sinh lý nhất, vì vậy, lực tác động lên các thành phần bên trong khớp gối như dây chằng, sụn chêm, sụn khớp... hợp lý và không có tình trạng căng giãn bất thường. Vì vậy, ở tư thế đứng với gối duỗi thẳng là tư thế nghỉ hợp lý nhất của khớp gối.
Về cơ bản, gối duỗi thẳng là khi góc giữa trục của thân xương đùi và cẳng chân là 180 độ (trong y học được gọi là 0 độ theo tư thế xuất phát 0). Tuy nhiên, có những trường hợp gối của một số người có thể ưỡn ra sau, tức là hơn 180 độ, thường gặp ở những người chơi thể thao. Tình trạng gối duỗi thẳng ở hai chân của bệnh nhân thường là tương tự nhau.
Đề phòng gối duỗi không thẳng sau mổ
Sau mổ vùng khớp gối, bên cạnh việc tập gấp gối thì tập duỗi gối rất quan trọng. Bạn cần biết là khả năng gối của bạn sẽ bị hạn chế duỗi do đau nên có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo thêm nẹp, đặc biệt khi ngủ. Việc kê gối dưới khoeo sau mổ có thể sử dụng để đỡ đau nhưng không được lạm dụng, tốt nhất là duỗi thẳng chân và kê gối dưới gót chân. Kết hợp một số bài tập mà các kỹ thuật viên hướng dẫn sẽ giúp bạn duỗi thẳng gối.
TS. Trần Trung Dũng (Sức khỏe đời sống)
Sau phẫu thuật khớp gối nếu hạn chế duỗi ở mức độ lớn thì cũng là một phiền toái dễ nhận thấy nhưng hạn chế ở mức độ ít, khoảng dưới 10 độ thì đôi khi không dễ nhận ra. Hạn chế ở mức độ này sẽ có những tác động không tốt đến chức năng gối sau phẫu thuật và đôi khi làm cho tiến triển điều trị chậm lại hoặc kém đi. Nếu để quá muộn đôi khi làm cho kết quả phẫu thuật không được như mong muốn.
Tại sao sau mổ gối duỗi không thẳng?
Với các can thiệp vào khớp gối như nội soi hay thay khớp, sự đau đớn là yếu tố phiền toái nhất sau mổ. Phản xạ tự nhiên của con người khi bị đau là co gối lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến tình trạng mất duỗi gối. Vì vậy, sau một số phẫu thuật như nội soi hoặc thay khớp, bác sĩ điều trị có thể yêu cầu bệnh nhân đeo thêm nẹp để duy trì tình trạng duỗi gối sau mổ. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc gối duỗi không thẳng là do đau, khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế, do đó làm cơ tứ đầu đùi của bệnh nhân yếu nên khi co cơ không đảm bảo gối duỗi thẳng được.
Nếu gối duỗi không thẳng, khi đứng và chịu lực, cơ tứ đầu đùi và các khối cơ khác của đùi sẽ phải ở trạng thái co cơ để giữ cho gối ở trạng thái duỗi nhất có thể. Quá trình này kéo dài sẽ làm mỏi cơ, đồng thời các điểm bám của các cơ vào quanh khớp gối có thể phát sinh hiện tượng đau. Sự co cơ kéo dài có thể kích thích và làm xuất hiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Cùng với đó là sự phân phối lực truyền từ lồi cầu đùi xuống mâm chày không đạt được mức độ tốt nhất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sụn khớp, sụn chêm và làm thay đổi lực tác động lên các dây chằng, dễ có nguy cơ giãn dây chằng sau tái tạo. Sự đau do tình trạng gối duỗi không thẳng sau phẫu thuật thay khớp gối có thể làm kéo dài tình trạng hồi phục sau phẫu thuật, một số trường hợp có thể là yếu tố khởi phát hội chứng CRPS (complex regional pain syndrome) gây rất nhiều khó khăn cho điều trị. Đối với một số phẫu thuật như thay khớp gối, tạo hình dây chằng, việc tì chân chỉ nên thực hiện khi gối duỗi thẳng, do đó, nếu gối bạn duỗi không thẳng thì thời gian đeo nẹp hoặc đi nạng của bạn có thể kéo dài hơn.
Cách phát hiện gối duỗi không thẳng
Với những trường hợp hạn chế duỗi nhiều thì rất dễ dàng phát hiện được, một số trường hợp mất duỗi nhiều có thể còn làm cho bệnh nhân không thể đi lại được. Với những trường hợp mất duỗi ít hơn, đôi khi rất khó để phát hiện nếu không biết cách. Với những tình trạng như vậy, nếu bệnh nhân đi lại có thể vẫn đau, khó chịu dai dẳng đồng thời ảnh hưởng không tốt đến kết quả như gối bị tràn dịch, dây chằng bị căng giãn. Để đánh giá tình trạng duỗi gối sau mổ, có nhiều cách, tuy nhiên, đơn giản, bạn có thể làm theo cách sau: Bạn ngồi trên giường hoặc trên bàn hay trên 1 mặt phẳng cứng nào đó, không phải trên đệm mềm. Hai chân bạn duỗi thẳng song song với nhau. Bạn so sánh độ cao của 2 đầu gối, nếu bên mổ cao hơn thì khả năng gối của bạn duỗi chưa thẳng. Trường hợp này có thể khó khăn nếu khớp gối có dịch (thường gặp sau phẫu thuật) nên gối duỗi thẳng rồi nhưng vẫn có thể cao hơn bên đối diện. Bạn có thể đánh giá bằng cách thứ hai: bạn luồn bàn tay dưới khoeo bên lành (giữa gối và mặt bàn) sau đó làm tương tự với bên gối phẫu thuật. Nếu bàn tay bạn đưa vào bên gối phẫu thuật dễ dàng hơn bên lành là khả năng gối bạn duỗi chưa hết.
Tại sao phải tập gối duỗi thẳng?
Gối duỗi thẳng có vai trò khá quan trọng. Khi đứng thẳng, ở tư thế gối duỗi thẳng cho phép các nhóm cơ đùi và cẳng chân có thể thả lỏng, không cần phải co cơ, do đó, có thể coi là ở trạng thái nghỉ. Gối duỗi thẳng giúp cho trọng lượng cơ thể phân phối lên hai khớp gối có thể truyền xuống cẳng chân và xuống đất thông qua 1 diện tiếp xúc sinh lý nhất, vì vậy, lực tác động lên các thành phần bên trong khớp gối như dây chằng, sụn chêm, sụn khớp... hợp lý và không có tình trạng căng giãn bất thường. Vì vậy, ở tư thế đứng với gối duỗi thẳng là tư thế nghỉ hợp lý nhất của khớp gối.
Về cơ bản, gối duỗi thẳng là khi góc giữa trục của thân xương đùi và cẳng chân là 180 độ (trong y học được gọi là 0 độ theo tư thế xuất phát 0). Tuy nhiên, có những trường hợp gối của một số người có thể ưỡn ra sau, tức là hơn 180 độ, thường gặp ở những người chơi thể thao. Tình trạng gối duỗi thẳng ở hai chân của bệnh nhân thường là tương tự nhau.
Đề phòng gối duỗi không thẳng sau mổ
Sau mổ vùng khớp gối, bên cạnh việc tập gấp gối thì tập duỗi gối rất quan trọng. Bạn cần biết là khả năng gối của bạn sẽ bị hạn chế duỗi do đau nên có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo thêm nẹp, đặc biệt khi ngủ. Việc kê gối dưới khoeo sau mổ có thể sử dụng để đỡ đau nhưng không được lạm dụng, tốt nhất là duỗi thẳng chân và kê gối dưới gót chân. Kết hợp một số bài tập mà các kỹ thuật viên hướng dẫn sẽ giúp bạn duỗi thẳng gối.
TS. Trần Trung Dũng (Sức khỏe đời sống)