Cha mẹ nên biết rằng bé có thể bắt đầu làm quen với thức ăn đặc từ khoảng tháng thứ 6 trở đi, tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chủ đạo cho bé suốt năm đầu đời. Thức ăn dặm đầu tiên dành cho bé có thể là ngũ cốc chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh, trái cây rau xanh nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn với thịt đã được nấu chín.
Em bé phát triển nhanh chóng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, vì vậy bé cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng trong quãng thời gian này. Sự phát triển của một đứa trẻ không phải lúc nào cũng ổn định và thậm chí khó có thể đoán biết được lúc nào bé ăn ngon miệng.
Cho con ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi
Sữa mẹ, sữa bột là thức ăn quan trọng cho trẻ sơ sinh đặc biệt trong 1 năm đầu đời, người mẹ có thể duy trì nguồn sữa cho con lâu hơn nếu mẹ và bé mong muốn. Khoảng sáu tháng tuổi, dự trữ sắt của trẻ thấp đi và cần được bổ sung thêm bằng những thực phẩm qua bữa ăn là điều cần thiết để duy trì sự phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề dinh dưỡng như thiếu sắt ở trẻ.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm đầu tiên
Bé hoàn toàn có thể kiểm soát cử động của đầu và có thể ngồi dậy với sự hỗ trợ của người thân.
Xem và nghiêng mình về phía trước nơi mà có thức ăn.
Biết há miệng khi thức ăn được đưa vào miệng.
Hệ thống tiêu hóa của bé hoàn toàn sẵn sàng: Hệ thống tiêu hóa phát triển bao gồm các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, hệ thống miễn dịch: cơ chế bảo vệ đường ruột miễn dịch được phát triển đầy đủ, miệng và lưỡi: bé có thể di chuyển thức ăn trong miệng và nuốt một cách an toàn.
Lời khuyên trong việc chọn thời điểm cho bé ăn dặm
Không nên bắt đầu quá trình ăn dặm quá sớm là lời khuyên của các chuyên gia Nhi khuyên bạn. Mọi sự đi tắt đón đầu đều không nên, không phù hợp đặc biệt với bé. Nếu bé dưới 6 tháng đói, bạn hãy cung cấp sữa cho bé ăn. Nhiều bậc phụ huynh cho bé làm quen với thức ăn đặc từ rất sớm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bé: Bé dễ bị chậm lớn, dễ tiêu chảy do không thể tiêu hóa được đồ ăn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bắt đầu quá trình ăn dặm ở con quá muộn. Nếu cho bé tiếp xúc với thức ăn dặm muộn thì bé cũng gặp nhiều vấn đề như: Tăng trưởng kém do được bổ sung ít năng lượng, thiếu máu thiếu sắt.
Làm gì nếu bé không thích thức ăn đặc?
Khi đưa thức ăn lại gần, bé tỏ ra không thích, mím chặt môi, khóc thét lên không chịu ăn hoặc nhè ra. Nếu điều đó xảy ra, bạn hãy bình tĩnh và cho bé thư giãn trong vài ngày, bạn hãy yên tâm rằng bé sẽ biết cách chấp nhận sự mới lạ trong những lần thử kế tiếp. Trong lần thử kế tiếp, bạn hãy cho con ăn khi con thực sự đói.
Lời khuyên khi cho con ăn dặm
Người mẹ cần bình tĩnh, thoải mái khi cho bé ăn.
Bạn cần chắc chắn rằng bé đang ngồi một cách thoải mái
Cho ăn thật chậm rãi, tránh để bé bị hóc, nghẹn.
Cho bé ăn liên tục 1 món trong vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng món đó hay không?
Chọn thìa ăn phù hợp với từng loại tháng tuổi cho con
Lời khuyên khi chọn, chế biến đồ ăn cho con
Cha mẹ không nên chế biết đồ ăn có muối, gia vị và chất tạo ngọt cho bé. Các loại thực phẩm ban đầu nên được xay nhuyễn.
Bổ sung ngũ cốc cho trẻ sơ sinh vì thực phẩm này giúp bé tăng cường chất sắt và là cho một nguồn thực phẩm lý tưởng cho bé. Bạn có thể trộn ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.
Thực đơn ăn cho bé nên đa dạng: đó là rau xanh và trái cây, thịt gà, thịt bò, cá, bánh mì nướng…
Cho bé tập uống nước từ cốc.
Thời gian đầu, bé cần phải ăn những đồ được xay nhuyễn nhưng tới tháng thứ 8, thứ 9, bạn có thể khuyến khích cho bé ăn thức ăn có kết cấu lớn hơn, cho bé cầm tay rau củ quả hấp mềm, động viên bé nhai và tự ăn.
Bạn có thể đưa cho bé một cái thìa nhỏ và khuyến khích bé tự xúc ăn. Thay vì xay nhuyễn, bạn có thể nghiền thức ăn hoặc cắt thành miếng nhỏ.
Bạn hãy cung cấp nhiều trái cây, rau, các loại thịt, thịt gà và cá cho bữa ăn của bé. Cho bé ăn mỳ ống, cơm để thay đổi làm quen.
Thực phẩm không phù hợp, nên tránh cho con ăn dặm
Một số loại thực phẩm không thích hợp cho trẻ em dưới 12 tháng. Chúng bao gồm:
Mật ong: các chuyên gia y tế cho rằng thực phẩm này chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm vi khuẩn từ mật ong.
Trà: có chứa tannin - chất có thể hạn chế sự hấp thu vitamin ở bé.
Toàn bộ các loại hạt: nên tránh vì nguy cơ bé bị nghẹt thở là không thấp.
Nước ép trái cây: Có khả năng làm giảm sự hấp thụ sữa ở bé.
Bạn cần lưu ý không nên cho bé dưới 12 tháng uống sữa bò.
(Afamily)
Em bé phát triển nhanh chóng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, vì vậy bé cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng trong quãng thời gian này. Sự phát triển của một đứa trẻ không phải lúc nào cũng ổn định và thậm chí khó có thể đoán biết được lúc nào bé ăn ngon miệng.
Sữa mẹ, sữa bột là thức ăn quan trọng cho trẻ sơ sinh đặc biệt trong 1 năm đầu đời, người mẹ có thể duy trì nguồn sữa cho con lâu hơn nếu mẹ và bé mong muốn. Khoảng sáu tháng tuổi, dự trữ sắt của trẻ thấp đi và cần được bổ sung thêm bằng những thực phẩm qua bữa ăn là điều cần thiết để duy trì sự phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề dinh dưỡng như thiếu sắt ở trẻ.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm đầu tiên
Bé hoàn toàn có thể kiểm soát cử động của đầu và có thể ngồi dậy với sự hỗ trợ của người thân.
Xem và nghiêng mình về phía trước nơi mà có thức ăn.
Biết há miệng khi thức ăn được đưa vào miệng.
Hệ thống tiêu hóa của bé hoàn toàn sẵn sàng: Hệ thống tiêu hóa phát triển bao gồm các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, hệ thống miễn dịch: cơ chế bảo vệ đường ruột miễn dịch được phát triển đầy đủ, miệng và lưỡi: bé có thể di chuyển thức ăn trong miệng và nuốt một cách an toàn.
Lời khuyên trong việc chọn thời điểm cho bé ăn dặm
Không nên bắt đầu quá trình ăn dặm quá sớm là lời khuyên của các chuyên gia Nhi khuyên bạn. Mọi sự đi tắt đón đầu đều không nên, không phù hợp đặc biệt với bé. Nếu bé dưới 6 tháng đói, bạn hãy cung cấp sữa cho bé ăn. Nhiều bậc phụ huynh cho bé làm quen với thức ăn đặc từ rất sớm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bé: Bé dễ bị chậm lớn, dễ tiêu chảy do không thể tiêu hóa được đồ ăn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bắt đầu quá trình ăn dặm ở con quá muộn. Nếu cho bé tiếp xúc với thức ăn dặm muộn thì bé cũng gặp nhiều vấn đề như: Tăng trưởng kém do được bổ sung ít năng lượng, thiếu máu thiếu sắt.
Làm gì nếu bé không thích thức ăn đặc?
Khi đưa thức ăn lại gần, bé tỏ ra không thích, mím chặt môi, khóc thét lên không chịu ăn hoặc nhè ra. Nếu điều đó xảy ra, bạn hãy bình tĩnh và cho bé thư giãn trong vài ngày, bạn hãy yên tâm rằng bé sẽ biết cách chấp nhận sự mới lạ trong những lần thử kế tiếp. Trong lần thử kế tiếp, bạn hãy cho con ăn khi con thực sự đói.
Người mẹ cần bình tĩnh, thoải mái khi cho bé ăn.
Bạn cần chắc chắn rằng bé đang ngồi một cách thoải mái
Cho ăn thật chậm rãi, tránh để bé bị hóc, nghẹn.
Cho bé ăn liên tục 1 món trong vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng món đó hay không?
Chọn thìa ăn phù hợp với từng loại tháng tuổi cho con
Lời khuyên khi chọn, chế biến đồ ăn cho con
Cha mẹ không nên chế biết đồ ăn có muối, gia vị và chất tạo ngọt cho bé. Các loại thực phẩm ban đầu nên được xay nhuyễn.
Bổ sung ngũ cốc cho trẻ sơ sinh vì thực phẩm này giúp bé tăng cường chất sắt và là cho một nguồn thực phẩm lý tưởng cho bé. Bạn có thể trộn ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.
Thực đơn ăn cho bé nên đa dạng: đó là rau xanh và trái cây, thịt gà, thịt bò, cá, bánh mì nướng…
Cho bé tập uống nước từ cốc.
Thời gian đầu, bé cần phải ăn những đồ được xay nhuyễn nhưng tới tháng thứ 8, thứ 9, bạn có thể khuyến khích cho bé ăn thức ăn có kết cấu lớn hơn, cho bé cầm tay rau củ quả hấp mềm, động viên bé nhai và tự ăn.
Bạn có thể đưa cho bé một cái thìa nhỏ và khuyến khích bé tự xúc ăn. Thay vì xay nhuyễn, bạn có thể nghiền thức ăn hoặc cắt thành miếng nhỏ.
Bạn hãy cung cấp nhiều trái cây, rau, các loại thịt, thịt gà và cá cho bữa ăn của bé. Cho bé ăn mỳ ống, cơm để thay đổi làm quen.
Thực phẩm không phù hợp, nên tránh cho con ăn dặm
Một số loại thực phẩm không thích hợp cho trẻ em dưới 12 tháng. Chúng bao gồm:
Mật ong: các chuyên gia y tế cho rằng thực phẩm này chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm vi khuẩn từ mật ong.
Trà: có chứa tannin - chất có thể hạn chế sự hấp thu vitamin ở bé.
Toàn bộ các loại hạt: nên tránh vì nguy cơ bé bị nghẹt thở là không thấp.
Nước ép trái cây: Có khả năng làm giảm sự hấp thụ sữa ở bé.
Bạn cần lưu ý không nên cho bé dưới 12 tháng uống sữa bò.
(Afamily)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167