Lý do có nhiều phụ nữ sau sinh không đủ sữa cho con bú?


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Tại sao nhiều phụ nữ sau khi sinh con thường không có đủ sữa để cho con bú? Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Bệnh viện nhi Cincinnati, trường Đại học California Davis cho biết thêm, nghiên cứu trước đây của họ về ảnh hưởng của insulin đối với lượng sữa mẹ ở phụ nữ cho con bú.


Đây là nghiên cứu đầu tiên mô tả các tuyến vú của con người trở nên rất nhạy cảm với insulin trong thời gian cho con bú như thế nào. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho biết, gene nào là gene được “bật” trong giai đoạn người phụ nữ cho con bú.




Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới, trình tự RNA, để nghiên cứu chi tiết xem gene nào lên kế hoạch cho việc tạo sữa ở tuyến vú của người mẹ, theo như lời của tiến sĩ Laurie Nommsen-Rivers, một nhà khoa học tại viện nhi Cincinnati và tác giả thông tin của nghiên cứu, đã xuất bản trực tuyến trên tạp chí PLOS ONE, một tạp chí của Thư viện khoa học công cộng (Public Library of Science).


Nghiên cứu trước đây của Nommsen-Rivers đã cho thấy, những bà mẹ có dấu hiệu của sự chuyển hóa glucose gần điểm cực thuận, chẳng hạn như bị béo phì, mang thai khi lớn tuổi hoặc con có cân nặng lớn sẽ mất thời gian lâu hơn để sữa về sau khi sinh con, cho thấy vai trò của insulin trong tuyến vú. Nghiên cứu mới này cho thấy tuyến vú trở nên nhạy cảm với insulin trong thời gian người phụ nữ cho con bú.


Trong một thời gian dài, người ta không hề nghĩ rằng, insulin lại đóng vai trò trực tiếp trong việc điều chỉnh các tế bào tạo sữa ở người mẹ, vì insulin không cần thiết cho các tế bào này để hấp thu các loại đường, chẳng hạn như glucose. Tuy nhiên, giờ thì các nhà khoa học đánh giá insulin có vai trò nhiều hơn là tạo điều kiện cho sự hấp thu các loại đường.


"Nghiên cứu mới này cho thấy, một chuyển đổi mạnh mẽ trên các thụ thể insulin và tín hiệu thuận dòng của nó trong quá trình chuyển đổi của ngực để ngực trở thành một cơ quan sinh học tạo ra khối lượng khổng lồ các protein, chất béo và các loại carbohydrate để nuôi dưỡng các bé sơ sinh”, tiến sĩ Nommsen-Rivers tiết lộ.


“Chúng ta thấy rằng 20% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 44 là tiền mắc bệnh tiểu đường, có thể hình dung rằng khoảng 20% các bà mẹ ở Mỹ có nguy cơ ít sữa do rối loạn insulin”.


Tiến sĩ Nommsen-River và các đồng nghiệp của bà đã có thể sử dụng một phương pháp không xâm lấn để bắt giữ RNA tuyến vú – một chuỗi các phân tử mà các phân tử này quyết định việc tạo các loại protein cụ thể - trong mẫu sữa mẹ. Sau đó, họ lần đầu tiên đã tạo ra một thư viện truy cập công khai về gene biểu hiện ở tuyến vú dựa trên công nghệ trình tự RNA.


Cách tiếp cận này cho thấy, một bức chân dung rất nhạy cảm của các gene được thể hiện trong các tế bào tạo sữa ở người. Họ phát hiện một dàn kết nối bật và tắt của rất nhiều gene trong quá trình chuyển đổi, tuyến vú tiết ra một lượng nhỏ sữa non miễn dịch tăng trong những ngày đầu sau khi sinh cho tới sự sản sinh sữa dồi dào khi cho bé bú thành thục.


Đặc biệt, gene PTPRF - được biết đến là gene để ngăn chặn các tín hiệu nội bào thường được kích hoạt bởi insulin liên kết với các thụ thể của nó trên bề mặt tế bào, có thể phục vụ như một dấu ấn sinh học liên kết kháng insulin với tình trạng thiếu sữa. Những kết quả này đặt nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai, sẽ tập trung nghiên cứu về các nhân tố sinh lý làm ảnh hưởng xấu đến lượng sữa mẹ.


Hiện tại các nhà khoa học đã chứng minh được tầm quan trọng của dấu hiệu insulin trong tuyến vú ở người, họ đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I/II, bằng một loại thuốc được dùng để kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nhằm xác định xem, liệu loại thuốc này có thể cải thiện hoạt động của insulin trong tuyến vú hay không, và do đó có thể cải thiện việc cung cấp sữa của tuyến vú hay không.


Trong khi một loại thuốc không phải là một cách lý tưởng để giải quyết vấn đề đối với các phụ nữ cho con bú có trao đổi chất đường tiền tối ưu, theo tiến sĩ Nommsen-Rivers, điều này lại rất tốt để thiết lập bằng chứng của khái niệm thông qua việc sử dụng giả dược kiểm soát thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên.


"Cách tiếp cận lý tưởng là một liệu pháp phòng ngừa”, bà nói. “Thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục là những liệu pháp cho kết quả mạnh mẽ hơn bất kỳ một loại thuốc nào. Sau khi thử nghiệm lâm sàng này, chúng tôi hy vọng sẽ nghiên cứu những biện pháp can thiệp".


Tiến sĩ Nommsen-Rivers đã bắt đầu nghiên cứu nguyên nhân tại sau nhiều bà mẹ Mỹ hiện đại, gặp phải tình trạng ít sữa từ khi bà còn là một nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại trường Đại học California Davis.


Tác giả chính của nghiên cứu này là tiến sĩ Danielle Lemay, Trung tâm nghiên cứu trường Đại học California Davis.


(Theo Khoa học)
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Đề phòng mất sữa sau sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho bé mà không sản phẩm nào có thể thay thế được. Thế nhưng, ngoài những người không thể dùng sữa nuôi con vì nhiều lý do như: bận đi làm sớm, sợ xấu vòng 1… còn có những trường hợp muốn cho con dòng sữa ngọt ngào mà không được…

Mất sữa


Sau khi sổ thai khoảng một ngày, người mẹ bắt đầu tiết sữa do sự thay đổi nội tiết sau sinh. Sau đó, việc sản xuất sữa phụ thuộc vào bé. Động tác mút vú của bé sẽ kích thích các đầu dây thần kinh ở quầng vú, truyền tín hiệu về não bộ để tiết ra nội tiết tố prolactin và oxytocin kích thích tạo sữa. Vì vậy, “không có sữa” có thể do nhiều nguyên nhân, có khi là không tạo được sữa trong vú hoặc tạo được sữa nhưng vì tắc các ống dẫn, sữa không thể thoát ra ngoài. Cụ thể:


- Sữa non thường chứa nhiều kháng thể có màu vàng sậm, đặc và sánh, nếu không cho trẻ bú sớm và bú hết, lượng sữa này tồn đọng sẽ gây tắc tuyến sữa khiến bầu vú mẹ rất đau.


- Mẹ cho con bú nhưng không cho bú hết sữa trong bầu vú, hoặc không vắt hết sữa thừa, hoặc vắt sữa không đúng cách cũng làm mất sữa…


- Kiêng khem tắm gội sau sinh, lại không vệ sinh kỹ đầu núm vú, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào. Sự viêm nhiễm này khiến ống dẫn sữa bị tắc.


- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đầy đủ, hoặc mẹ ít uống nước cũng ảnh hưởng đến việc tạo sữa trong bầu vú.


-Tham công tiếc việc, hoặc tâm trạng căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến tắc sữa.


- Mẹ bị ốm phải chích thuốc kháng sinh.




Tìm lại nguồn sữa


ThS-BS Nguyễn Hữu Trung - Trưởng Phòng khám Phụ sản Eva Hoàng Gia TP.HCM hướng dẫn: “Tắc tia sữa thường xảy ra trong những ngày đầu đến vài tuần sau sinh. Người mẹ cảm thấy căng tức một hoặc hai vú, có thể kèm theo sốt 38-39oC, lạnh run. Tắc tia sữa có thể dẫn đến biến chứng như áp-xe vú. Lúc này, vú một bên sẽ căng to, đau, ửng đỏ nhiều. Đây là trường hợp nặng, cần dùng kháng sinh liều cao và phẫu thuật vú để dẫn lưu ổ mủ nhiễm trùng này...”.


Để đề phòng việc tắc tia sữa, người phụ nữ ngay từ lúc mang thai cần tìm hiểu về cách cho con bú đúng cách. BS Lưu Thị Thanh Loan - BV Từ Dũ TP.HCM tư vấn: “Ngay sau sinh, người mẹ cần cho con bú sớm. Nên cho trẻ ngậm hết núm và hết quầng vú. Trẻ ngậm núm không ngậm quầng vú khiến sữa không chảy ra được gây cương tức tuyến vú (do sữa ứ lại trong tuyến vú). Núm vú nứt nẻ, dẫn đến đau vú. Cho trẻ mút vú thường xuyên, càng lâu càng tốt, tùy thuộc vào trẻ.”


Nỗi lo không đủ sữa cho con cùng một số sai lầm đã dẫn đến sữa ít dần. BS Nguyễn Thị Hoa - BV Nhi Đồng 1 TP.HCM giải thích: “Các bà mẹ thường lo không đủ sữa nuôi con vì thế hay cho bé bú thêm sữa bình. Chính điều này làm cho sữa sản xuất ít. Bé bú bình sẽ thích núm bình hơn núm mẹ nên càng ít bú mẹ. Sữa mẹ sản xuất theo quy luật cung - cầu nên bú ít sẽ ít sữa. Để giữ sữa cho con, trước khi cho bé bú nên uống một ly nước ấm, tốt nhất là sữa, ăn thêm một bữa trước khi đi ngủ. Cho bé bú đêm nếu bé có nhu cầu vì bú đêm sẽ tiết nhiều sữa (nội tiết tố kích thích có nhiều vào ban đêm).


Trong trường hợp bú mẹ xong bé vẫn khóc thì cho uống sữa công thức bằng muỗng chứ không cho mút bình!”.


Dân gian có một số thức ăn có lợi cho sữa mẹ, Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM hướng dẫn: “Để có sữa cho con, người mẹ cần ăn nhiều canh: móng giò hầm với đậu phộng, xương heo hầm với thông thảo (mua tại tiệm thuốc Bắc), móng giò hầm với đậu đen; gà ác hầm hạt sen; rau lang nấu với thịt bò; cháo ếch nấu đậu xanh; cơm nếp thịt gà, đu đủ xanh hầm móng giò, mít non hầm móng giò, canh tôm nấu mít non, canh mực nấu thơm, cháo mực… Muốn đủ sữa mẹ cần ngủ ngon nên ăn thêm các món có hạt sen”.

(Phunuonline)
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.