Bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khoẻ rất được quan tâm trên thế giới với tỷ lệ tử vong và tàn phế đứng hàng đầu. Bên cạnh đó, gánh nặng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tim mạch rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nguồn lực xã hội.
Do vậy, chính phủ và ngành y tế các nước phát triển đã thực hiện một loạt các biện pháp và bệnh tim mạch đã được kiềm chế đáng kể từ những năm 1970. Tuy vậy, tổng số tử vong do bệnh tim mạch vẫn chiếm hàng đầu do con số tuyệt đối quá lớn. Trái lại, bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển vẫn đang gia tăng nhanh chóng.
Việt Nam nằm trong số các nước đang phát triển và nước ta cũng đang gánh chịu gánh nặng về bệnh tim mạch này.
Những yếu tố nguy cơ điển hình của bệnh tim mạch là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì… Khác với những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi, giới, di truyền…; các chuyên gia y tế nhận định rằng có thể hoàn toàn phòng tránh hiệu quả các bệnh tim mạch nếu có sự hiểu biết và tôn trọng những quy tắc trong cuộc sống để ngăn ngừa các nguy cơ này.
Thống kê về tăng huyết áp cho thấy, nếu như những năm 1980 chỉ có khoảng 10% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2001 là khoảng 16% và đến năm 2007 đã là 27%. Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Thực tế, tăng huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo thống kê năm 2007, có tới gần 70% người bệnh không biết bị tăng huyết áp, trong số bệnh nhân biết bị tăng huyết áp, chỉ có 11,5% được điều trị và chỉ có khoảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.
Rối loạn lipid máu (tăng nhiều cholesterol trong máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số liên quan đến xơ vữa động mạch. Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...
Hiện việc điều trị rối loạn lipid máu tại Việt Nam đạt hiệu quả không cao. Tháng 3 – 2011, nghiên cứu Pan ASIAN CEPHEUS được đăng trên tạp chí European “Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation” với nhánh nghiên cứu ở Việt Nam được chủ trì bởi GS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam, trên 847 bệnh nhân. Kết quả cho thấy, tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân được điều trị đạt mục tiêu chỉ là 40,1%, vậy còn đến gần 60% bệnh nhân rối loạn lipid máu được điều trị nhưng chưa đạt mục tiêu. Tỉ lệ đạt mục tiêu ở các nước Châu Á trung bình là 49,1%.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi chúng ta đều có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi ở độ tuổi trên 40. Do vậy, việc đánh giá nguy cơ bản thân mắc bệnh tim mạch như thế nào là rất quan trọng. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực hoạt động của Hội Tim Mạch Học Việt Nam.
TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký Hội Tim mạch VN phát biểu giới thiệu “Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng” về bệnh tim mạch.
Tại Hà Nội, vào ngày 4/1/2012, Hội Tim Mạch Học Việt Nam đã giới thiệu “Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng” về bệnh tim mạch trên website của Hội do AstraZeneca tài trợ nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các bệnh lý tim mạch và biến chứng. Chuyên mục với các thông tin quan trọng cùng 100 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tim mạch sẽ là cầu nối giúp các bệnh nhân tim mạch tìm kiếm những thông tin cần thiết, những lời khuyên bổ ích và sự tư vấn kịp thời từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch.
Đặc biệt chương trình phần mềm “Thang điểm Framingham – 2011” do Hội Tim Mạch Học Việt Nam thực hiện dưới sự hỗ trợ của AstraZeneca Việt Nam sẽ giúp mọi người dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành trong 10 năm tới. Thang điểm đánh giá dựa trên những yếu tố nguy cơ hiện tại của người đó như: tuổi, giới tính, cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, huyết áp tâm thu, tình trạng hút thuốc lá…
Thông thường, khi người mắc bệnh mạch vành đến cơ sở y tế để khám và điều trị thì triệu chứng bệnh đã rõ, do vậy hiệu quả điều trị thường thấp và tỷ lệ tử vong do bệnh cao. Vì vậy, việc dự báo nguy cơ từ thang điểm Framingham là một vấn đề rất cần được chú trọng, giúp phòng chống hiệu quả bệnh mạch vành.
Hiện tại, trên “Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng” về bệnh tim mạch, Hội Tim Mạch Học Việt Nam cũng đã cập nhật các tài liệu hữu ích bao gồm: Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch; Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp; Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, giúp tăng cường hiểu biết trong cộng đồng để có được một cuộc sống khỏe mạnh, giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát bệnh tật và cách chăm sóc những người thân khi bị bệnh tim mạch.
Hà nội mới.
Do vậy, chính phủ và ngành y tế các nước phát triển đã thực hiện một loạt các biện pháp và bệnh tim mạch đã được kiềm chế đáng kể từ những năm 1970. Tuy vậy, tổng số tử vong do bệnh tim mạch vẫn chiếm hàng đầu do con số tuyệt đối quá lớn. Trái lại, bệnh tim mạch ở các nước đang phát triển vẫn đang gia tăng nhanh chóng.
Việt Nam nằm trong số các nước đang phát triển và nước ta cũng đang gánh chịu gánh nặng về bệnh tim mạch này.
Những yếu tố nguy cơ điển hình của bệnh tim mạch là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì… Khác với những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi, giới, di truyền…; các chuyên gia y tế nhận định rằng có thể hoàn toàn phòng tránh hiệu quả các bệnh tim mạch nếu có sự hiểu biết và tôn trọng những quy tắc trong cuộc sống để ngăn ngừa các nguy cơ này.
Thống kê về tăng huyết áp cho thấy, nếu như những năm 1980 chỉ có khoảng 10% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2001 là khoảng 16% và đến năm 2007 đã là 27%. Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Thực tế, tăng huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo thống kê năm 2007, có tới gần 70% người bệnh không biết bị tăng huyết áp, trong số bệnh nhân biết bị tăng huyết áp, chỉ có 11,5% được điều trị và chỉ có khoảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.
Rối loạn lipid máu (tăng nhiều cholesterol trong máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số liên quan đến xơ vữa động mạch. Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...
Hiện việc điều trị rối loạn lipid máu tại Việt Nam đạt hiệu quả không cao. Tháng 3 – 2011, nghiên cứu Pan ASIAN CEPHEUS được đăng trên tạp chí European “Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation” với nhánh nghiên cứu ở Việt Nam được chủ trì bởi GS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam, trên 847 bệnh nhân. Kết quả cho thấy, tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân được điều trị đạt mục tiêu chỉ là 40,1%, vậy còn đến gần 60% bệnh nhân rối loạn lipid máu được điều trị nhưng chưa đạt mục tiêu. Tỉ lệ đạt mục tiêu ở các nước Châu Á trung bình là 49,1%.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi chúng ta đều có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi ở độ tuổi trên 40. Do vậy, việc đánh giá nguy cơ bản thân mắc bệnh tim mạch như thế nào là rất quan trọng. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực hoạt động của Hội Tim Mạch Học Việt Nam.
TS. Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký Hội Tim mạch VN phát biểu giới thiệu “Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng” về bệnh tim mạch.
Tại Hà Nội, vào ngày 4/1/2012, Hội Tim Mạch Học Việt Nam đã giới thiệu “Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng” về bệnh tim mạch trên website của Hội do AstraZeneca tài trợ nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các bệnh lý tim mạch và biến chứng. Chuyên mục với các thông tin quan trọng cùng 100 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tim mạch sẽ là cầu nối giúp các bệnh nhân tim mạch tìm kiếm những thông tin cần thiết, những lời khuyên bổ ích và sự tư vấn kịp thời từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch.
Đặc biệt chương trình phần mềm “Thang điểm Framingham – 2011” do Hội Tim Mạch Học Việt Nam thực hiện dưới sự hỗ trợ của AstraZeneca Việt Nam sẽ giúp mọi người dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành trong 10 năm tới. Thang điểm đánh giá dựa trên những yếu tố nguy cơ hiện tại của người đó như: tuổi, giới tính, cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, huyết áp tâm thu, tình trạng hút thuốc lá…
Thông thường, khi người mắc bệnh mạch vành đến cơ sở y tế để khám và điều trị thì triệu chứng bệnh đã rõ, do vậy hiệu quả điều trị thường thấp và tỷ lệ tử vong do bệnh cao. Vì vậy, việc dự báo nguy cơ từ thang điểm Framingham là một vấn đề rất cần được chú trọng, giúp phòng chống hiệu quả bệnh mạch vành.
Hiện tại, trên “Chuyên mục Giáo dục sức khỏe cộng đồng” về bệnh tim mạch, Hội Tim Mạch Học Việt Nam cũng đã cập nhật các tài liệu hữu ích bao gồm: Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch; Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp; Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, giúp tăng cường hiểu biết trong cộng đồng để có được một cuộc sống khỏe mạnh, giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát bệnh tật và cách chăm sóc những người thân khi bị bệnh tim mạch.
Hà nội mới.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 897