Nhân sâm và tam thất là hai vị thuốc quý có cùng một chi (Pnax) và cùng một họ (Araliaceae), được Đông y xếp vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là những vị thuốc cho tác dụng bổ và không có độc tính. Nhân sâm (Panax ginseng) là một trong bốn vị thuốc đứng hàng đầu của YHCT: sâm, nhung, quế, phụ. Còn tam thất (Panax Notoginseng) còn gọi là “sâm tam thất”.
Vậy dùng nhân sâm và tam thất như thế nào cho hiệu quả?
Nhân sâm là một vị thuốc thuộc loại “bổ khí”, YHCT dùng sâm trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi, vô lực của cơ thể, hoặc các trường hợp kém ăn, da xanh xao, trí nhớ suy giảm của người già hay người mới ốm dậy. Tuy nhiên, hạn chế dùng cho trẻ em, vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm. Chỉ dùng với những trẻ chậm phát triển, cơ thể còi cọc, xanh gầy với liều thấp (2 – 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 – 10 ngày). Với người lớn, nhân sâm có thể dùng 4 – 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, nhiều lần trong ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.
Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm sâm tươi (toàn rễ), một rễ (1 củ), dùng 500 ml rượu 35 – 400, ngâm trong 3 – 6 tháng, có thể chiết lấy dịch lần một để dùng, hoặc phối hợp dịch chiết của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, mới dùng. Ngày uống 10-20ml, trước bữa ăn; còn sâm đã qua chế biến (hồng sâm), đem sâm, thái lát mỏng, ngâm rượu 35- 400. Khi rượu ngâm có mầu nâu đậm (độ 3 tuần lễ), có thể chiết lấy dịch rượu, uống riêng.
Cũng có thể, gộp dịch rượu ngâm của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, rồi mới dùng theo cách trên. Vì sâm là vị thuốc rất quý nên người ta thường chỉ dùng riêng một vị sâm (độc sâm thang). Tuy nhiên, khi cần thiết YHCT vẫn dùng sâm kết hợp với các vị thuốc khác trong các cổ phương: tứ quân tử thang (nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, đồng lượng, 4 – 12g); bát trân thang (nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đồng lượng, 4 – 12g).
Cần chú ý không nên dùng nhân sâm sau khi ăn no, hoặc vào buổi tối, lúc sắp đi ngủ, vì gây khó ngủ hoặc mất ngủ; những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, hoặc đau bụng (viêm đại tràng), đại tiện phân sống nát, tiêu chảy; những trường hợp tăng huyết áp cũng không nên sử dụng sâm.Tam thất, Đông y xếp vào loại thuốc chỉ huyết, đầu vị của cầm máu.
Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, tam thất ngoài tác dụng bổ kiểu nhân sâm, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh:Cầm máu: dùng khi chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, đa kinh, băng huyết, sau khi sinh ra máu nhiều…: tam thất 4 – 10g/ngày, uống dưới dạng bột, có thể phối hợp với bột huyết dư thán (tóc đã làm sạch, đốt thành tro), trắc bách diệp thán, đồng lượng, ngày một thang. Uống liền một tuần lễ. Hóa ứ, giảm đau, dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ.
Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng giải độc, tiêu ung nhọt, tiêu u, dùng trong các trường hợp u xơ: vú, tử cung.Như vậy với 3 tác dụng nổi bật là bổ (bổ khí, bổ huyết), cầm máu và hóa ứ giảm đau, tam thất là vị thuốc hữu ích cho chị em phụ nữ sau sinh bị mất máu, mệt mỏi, đau đớn,… Nhân dân ta thường sử dụng tam thất dưới dạng “thực phẩm” rất phù hợp như tam thất tần gà: tam thất bột hoặc thái phiến ninh với 1 con gà giò, dùng 2 – 3 con/tuần. Cũng có thể dùng dưới dạng bột mịn, ngày 4 – 10g, uống với nước ấm.
Cần lưu ý không nên dùng tam thất một cách đơn điệu để “bổ” như nhân sâm mà nên sử dụng theo hướng tác dụng cầm máu là chính, tiếp đến là tác dụng hóa ứ, giảm đau, tiêu u. Dĩ nhiên không loại trừ tác dụng bổ của vị thuốc. Tam thất chỉ phát huy tác dụng hóa ứ giảm đau tốt, khi mới bị tụ huyết như các trường hợp xuất huyết tiền phòng, chấn thương sưng đau. Do vậy, không nên dùng khi có các cục máu tụ, máu đông đã xuất hiện lâu trong lòng mạch, trong tim,trong não.
Tổng hợp
Vậy dùng nhân sâm và tam thất như thế nào cho hiệu quả?
Nhân sâm là một vị thuốc thuộc loại “bổ khí”, YHCT dùng sâm trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi, vô lực của cơ thể, hoặc các trường hợp kém ăn, da xanh xao, trí nhớ suy giảm của người già hay người mới ốm dậy. Tuy nhiên, hạn chế dùng cho trẻ em, vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm. Chỉ dùng với những trẻ chậm phát triển, cơ thể còi cọc, xanh gầy với liều thấp (2 – 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 – 10 ngày). Với người lớn, nhân sâm có thể dùng 4 – 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, nhiều lần trong ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.
Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm sâm tươi (toàn rễ), một rễ (1 củ), dùng 500 ml rượu 35 – 400, ngâm trong 3 – 6 tháng, có thể chiết lấy dịch lần một để dùng, hoặc phối hợp dịch chiết của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, mới dùng. Ngày uống 10-20ml, trước bữa ăn; còn sâm đã qua chế biến (hồng sâm), đem sâm, thái lát mỏng, ngâm rượu 35- 400. Khi rượu ngâm có mầu nâu đậm (độ 3 tuần lễ), có thể chiết lấy dịch rượu, uống riêng.
Cũng có thể, gộp dịch rượu ngâm của 2 – 3 lần ngâm lại, trộn đều, rồi mới dùng theo cách trên. Vì sâm là vị thuốc rất quý nên người ta thường chỉ dùng riêng một vị sâm (độc sâm thang). Tuy nhiên, khi cần thiết YHCT vẫn dùng sâm kết hợp với các vị thuốc khác trong các cổ phương: tứ quân tử thang (nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, đồng lượng, 4 – 12g); bát trân thang (nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đồng lượng, 4 – 12g).
Cần chú ý không nên dùng nhân sâm sau khi ăn no, hoặc vào buổi tối, lúc sắp đi ngủ, vì gây khó ngủ hoặc mất ngủ; những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, hoặc đau bụng (viêm đại tràng), đại tiện phân sống nát, tiêu chảy; những trường hợp tăng huyết áp cũng không nên sử dụng sâm.Tam thất, Đông y xếp vào loại thuốc chỉ huyết, đầu vị của cầm máu.
Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, tam thất ngoài tác dụng bổ kiểu nhân sâm, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh:Cầm máu: dùng khi chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, đa kinh, băng huyết, sau khi sinh ra máu nhiều…: tam thất 4 – 10g/ngày, uống dưới dạng bột, có thể phối hợp với bột huyết dư thán (tóc đã làm sạch, đốt thành tro), trắc bách diệp thán, đồng lượng, ngày một thang. Uống liền một tuần lễ. Hóa ứ, giảm đau, dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ.
Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng giải độc, tiêu ung nhọt, tiêu u, dùng trong các trường hợp u xơ: vú, tử cung.Như vậy với 3 tác dụng nổi bật là bổ (bổ khí, bổ huyết), cầm máu và hóa ứ giảm đau, tam thất là vị thuốc hữu ích cho chị em phụ nữ sau sinh bị mất máu, mệt mỏi, đau đớn,… Nhân dân ta thường sử dụng tam thất dưới dạng “thực phẩm” rất phù hợp như tam thất tần gà: tam thất bột hoặc thái phiến ninh với 1 con gà giò, dùng 2 – 3 con/tuần. Cũng có thể dùng dưới dạng bột mịn, ngày 4 – 10g, uống với nước ấm.
Cần lưu ý không nên dùng tam thất một cách đơn điệu để “bổ” như nhân sâm mà nên sử dụng theo hướng tác dụng cầm máu là chính, tiếp đến là tác dụng hóa ứ, giảm đau, tiêu u. Dĩ nhiên không loại trừ tác dụng bổ của vị thuốc. Tam thất chỉ phát huy tác dụng hóa ứ giảm đau tốt, khi mới bị tụ huyết như các trường hợp xuất huyết tiền phòng, chấn thương sưng đau. Do vậy, không nên dùng khi có các cục máu tụ, máu đông đã xuất hiện lâu trong lòng mạch, trong tim,trong não.
Tổng hợp