Cân nặng cơ thể liên quan chặt chẽ đến sức khỏe. Trẻ mới đẻ thấp cân sẽ có nhiều nguy cơ đe dọa sự sinh tồn. Nhưng nếu còn nhỏ mà đã quá cân hoặc béo phì thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường khi trưởng thành sẽ tăng cao.
Bình thường, trẻ mới đẻ đủ tháng nặng trung bình 2,9-3 kg; dưới 2,5 kg là thấp cân (do đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Nếu được nuôi dưỡng đúng cách và đầy đủ, trẻ suy dinh dưỡng bào thai sẽ phát triển nhanh, sau 2-3 tháng có thể đạt mức cân nặng như những trẻ khác. Ngược lại, nếu tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ sẽ trở nên còi cọc, trí tuệ kém phát triển.
Trẻ đủ tháng tăng cân rất nhanh trong năm đầu: nửa năm đầu tăng trung bình mỗi tháng 600 gam; nửa năm cuối mỗi tháng tăng 400-500 gam. So với lúc mới đẻ, trẻ 5-6 tháng tuổi nặng gấp 2 lần; trẻ 12 tháng tuổi nặng gấp 3 lần. Từ năm thứ hai trở đi, trẻ tăng cân chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,5 kg.
Để đánh giá sự phát triển của trẻ, hằng tháng, vào một ngày nhất định, các bạn nhớ cân trẻ. Mỗi lần cân, nên lấy bút chấm lên biểu đồ một điểm (tương ứng với số tháng tuổi và số cân của trẻ trong tháng đó); nối dần các điểm này lại, các bạn sẽ được đường biểu diễn cân nặng của trẻ (hay con đường sức khỏe). Ở đây, chiều hướng của đường biểu diễn cân nặng là quan trọng nhất.
Đường biểu diễn đi lên, tức trẻ tăng cân đều đặn, chứng tỏ trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường;
Đường biểu diễn này nằm ngang là trẻ không lên cân, dấu hiệu báo động về sức khỏe và sự nuôi dưỡng chưa tốt. Nếu hai tháng liền trẻ không lên cân thì có thể trẻ không được ăn đủ, bị thiếu chất (do bú mẹ không đủ no, được ăn ít chất béo, thức ăn nghèo dinh dưỡng). Cũng có thể trẻ được ăn tốt nhưng đùa nghịch quá mức, năng lượng bị tiêu tốn nhiều nên gầy... Cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời, nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Sau khi điều chỉnh chế độ ăn, nếu trẻ vẫn không lên cân thì có thể là do mắc một bệnh nào đó, cần đi khám bệnh ngay để điều trị.
Khi đường biểu diễn đi xuống là có sự nguy hiểm, cần điều trị kịp thời, nếu không trẻ sẽ ốm và có nhiều nguy cơ tử vong. Cùng với việc khẩn trương điều trị nếu trẻ có bệnh, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt (như ưu tiên trẻ được ăn nhiều hơn, nhiều thịt, cá, rau, quả... hơn, cho ăn thêm bữa; vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân phải nghiêm ngặt hơn).
Ở tuổi dậy thì, trẻ lên cân nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng 3-4 kg. Khi thấy ngừng tăng cân là dấu hiệu nguy cơ, cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh ngay.
Bình thường, trẻ mới đẻ đủ tháng nặng trung bình 2,9-3 kg; dưới 2,5 kg là thấp cân (do đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Nếu được nuôi dưỡng đúng cách và đầy đủ, trẻ suy dinh dưỡng bào thai sẽ phát triển nhanh, sau 2-3 tháng có thể đạt mức cân nặng như những trẻ khác. Ngược lại, nếu tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ sẽ trở nên còi cọc, trí tuệ kém phát triển.
Để đánh giá sự phát triển của trẻ, hằng tháng, vào một ngày nhất định, các bạn nhớ cân trẻ. Mỗi lần cân, nên lấy bút chấm lên biểu đồ một điểm (tương ứng với số tháng tuổi và số cân của trẻ trong tháng đó); nối dần các điểm này lại, các bạn sẽ được đường biểu diễn cân nặng của trẻ (hay con đường sức khỏe). Ở đây, chiều hướng của đường biểu diễn cân nặng là quan trọng nhất.
Đường biểu diễn đi lên, tức trẻ tăng cân đều đặn, chứng tỏ trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường;
Đường biểu diễn này nằm ngang là trẻ không lên cân, dấu hiệu báo động về sức khỏe và sự nuôi dưỡng chưa tốt. Nếu hai tháng liền trẻ không lên cân thì có thể trẻ không được ăn đủ, bị thiếu chất (do bú mẹ không đủ no, được ăn ít chất béo, thức ăn nghèo dinh dưỡng). Cũng có thể trẻ được ăn tốt nhưng đùa nghịch quá mức, năng lượng bị tiêu tốn nhiều nên gầy... Cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời, nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Sau khi điều chỉnh chế độ ăn, nếu trẻ vẫn không lên cân thì có thể là do mắc một bệnh nào đó, cần đi khám bệnh ngay để điều trị.
Khi đường biểu diễn đi xuống là có sự nguy hiểm, cần điều trị kịp thời, nếu không trẻ sẽ ốm và có nhiều nguy cơ tử vong. Cùng với việc khẩn trương điều trị nếu trẻ có bệnh, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt (như ưu tiên trẻ được ăn nhiều hơn, nhiều thịt, cá, rau, quả... hơn, cho ăn thêm bữa; vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân phải nghiêm ngặt hơn).
Ở tuổi dậy thì, trẻ lên cân nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng 3-4 kg. Khi thấy ngừng tăng cân là dấu hiệu nguy cơ, cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh ngay.
Sức khỏe đời sống
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170