Đau đẻ diễn ra như thế nào?


Nhiều bà mẹ đang mang thai lần đầu thường mang trong đầu một câu hỏi rằng khi đẻ sẽ đau đến mức nào và đẻ thường có thực sự đáng sợ không?

Một số bà mẹ nói rằng đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Những người khác lại tỏ ra ngại ngùng khi nhắc đến điều đó. Có một điều chắc chắn rằng trong những tuần chuẩn bị sinh đẻ, hầu hết chúng ta đều cảm thấy bồn chồn về điều đang chờ đợi mình. Adele Hamilton, bác sĩ sản khoa với 30 năm kinh nghiệm khuyên: “Bạn cần thực sự tin vào cơ thể mình và có niềm tin vào chính mình”.



Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý lạc quan có thể dẫn tới kết quả tích cực. Thật khó để lạc quan nếu bạn không có ý nghĩ về điều đang tới. Vì vậy hãy ghi lại những thông tin sau và tin tưởng vào kiến thức về việc chính xác cái gì đang giãn nở, ở đâu.



Đau đẻ sớm
Điều gì đang xảy ra: Adele Hamilton giải thích: “Con của bạn bắt đầu uốn đầu của nó, di chuyển sâu hơn xuống xương chậu, gần với cổ tử cung.” Tại cơn đau đẻ đầu tiên, cổ tử cung bắt đầu cứng lại như mũi của bạn và cuối cùng nó trở nên mềm và co giãn như môi của bạn.


Đáng kinh ngạc là một số phụ nữ không chú ý đến việc dạ con của họ co bóp sớm và có thể co giãn một vài cm trước khi họ nhận ra rằng họ đang đau đẻ. Đối với hầu hết các bà mẹ tương lai có một vài dấu hiệu về việc đau đẻ sớm xuất hiện.


Nước đầu ối: Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm với “nước đầu ối”, việc tiết ra một thứ chất nhầy màu hồng nhạt/đỏ từ âm đạo. Chất nhờn này bảo vệ dạ con khỏi nhiễm trùng trong thời gian mang thai và sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu cho thấy rằng cơn đau đẻ sẽ có thể bắt đầu trong một vài giờ/ngày sắp tới.


Đau lưng dưới: cần phải đi vệ sinh và chứng chuột rút giống như thời kỳ tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu của việc đau đẻ sớm.


Nước ối vỡ: Điều này có thể xảy ra với một dòng chảy, phụ thuộc vào lượng chất lưu màng ối của bạn. Chất lưu đó hoàn toàn sạch với màu vàng nhẹ và có thể bị nhuốm máu đầu tiên. Sử dụng băng vệ sinh nếu dung dịch vẫn tiếp tục chảy nhưng nếu có nhiều chất lưu bạn có thể cần đến một băng thấm lớn. Bạn nên liên lạc với bệnh viện trong trường hợp dịch ngừng chảy bởi vì lúc đó có thể bắt đầu bị nhiễm trùng.


Các cơn co bóp bắt đầu: Nó có thể diễn ra trong hàng giờ, thậm chí là hàng ngày đối với các cơn co bóp để tạo nên và gây áp lực cho cổ tử cung mở ra (giãn ra). Thậm chí bạn sẽ phải liều đến bệnh viện và cuối cùng là sinh con thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu ở nhà trừ phi có một lý do y tế nào đó phải đi, đặc biệt là khi cơn đau đẻ kéo có thể kéo dài 12- 16 tiếng.



Cơn đau đẻ giai đoạn đầu

Điều gì đang diễn ra: Cổ tử cung đang giãn ra để em bé chui ra. Ban đầu các cơn co bóp sẽ ngắn và ngắt quãng, và có cảm giác một chút giống như đau khi có kinh nguyệt. Khi cổ tử cung mở to dần thì các cơn co bóp sẽ mạnh hơn và liên tục.


Theo quy luật thông thường, bạn không cần phải đến bệnh viện cho đến khi các cơn co bóp kéo dài 30-45 giây và cách nhau 4 phút. Nói chung lúc này bạn có khoảng 8 – 12 giờ đợi cho đến lúc sinh. Khi bạn đến, bác sĩ sản khoa sẽ hỏi bạn về những dấu hiệu và hỏi xem kiệu nước ối đã vỡ hay chưa, mức độ thường xuyên của các cơn co bóp và liệu bạn có muốn đi đại tiện hay không. Sau đó bạn sẽ thay một bộ đồ rộng hơn mà bạn chuẩn bị khi đau đẻ và sinh đẻ. Bác sĩ sẽ khám bụng của bạn để xác định vị trí của em bé và sẽ lắng nghe nhịp tim của thai, đo huyết áp, mạch và nhiệt độ. Bạn sẽ được được kiểm tra bên trong cơ thể để xem cổ tử cung đã giãn nở đến đâu.Bác sĩ có thể ghi lại tim của thai nhi trên màn hình điện từ tới 30 phút và sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để kiểm tra nồng độ đạm và đường.

Khi cổ tử cung giãn nở từ 3 – 4cm, bạn sẽ đau đẻ một cách chính thức. Tại giai đoạn này, các cơn co bóp sẽ mạnh hơn vì thế bạn có thể cần xem xét đến thuốc giảm đau. Các sự lựa chọn gồm có sử dụng thiết bị TENS (một hình thức giảm đau tự nhiên), hơi nóng và không khí, nhờ chồng bạn massage, các bài tập thở và các phương pháp thư giãn. Nếu những thứ trên không giúp gì được thì bạn có thể chọn thuốc giảm đau tổng hợp hoặc gây tê ngoài màng cứng. Tim của thai nhi sẽ được kiểm tra đều đặn và cứ bốn tiếng, bạn sẽ có những cuộc kiểm tra các cơ quan bên trong nghiêm ngặt để chắc rằng quá trình đó đang diễn ra ổn định.


Đôi khi những người phụ nữ đến giai đoạn đau đẻ lúc mà tỉ lệ mà tại đó cổ tử cung đang giãn nở hoặc là chậm hoặc ngừng lại. Nếu điều đó xảy ra thì điều tốt nhất bạn có thể làm được đó là có thay đổi về phong cảnh và đi dạo xuống hành lang của bệnh viện.



Giai đoạn chuyển tiếp
Điều gì đang diễn ra: Trong quá trình chuyển tiếp, cổ tử cung giãn nở từ 8 – 10 cm (chiều dài của một chiếc điện thoại di động . Thực sự là như vậy).


Tại giai đoạn này, các cơn co bóp dài hơn và mạnh hơn. Bạn có thể có cảm giác bực tức và stress, xúc động, run người hoặc ốm. Nếu bạn đã trải qua những triệu chứng tương tự như thế này rồi thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang ở trong tình trạng tốt. Một vài phụ nữ cảm thấy có một sự thúc đẩy mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển tiếp này, nhưng bạn không nên sinh cho đến khi bác sĩ sản khoa khẳng định rằng cổ tử cung của bạn đã giãn nở đủ. Đối với hầu hết phụ nữ, sự kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bằng thay đổi dễ nhận thấy trong nhịp thở của họ. Bạn có thể cằn nhằn một cách không chủ ý, dấu hiệu cho thất bạn sớm bắt đầu có cảm giác muốn sinh.



Cơn đau đẻ giai đoạn 2

Điều gì đang diễn ra: Dạ con đang đẩy bào thai xuống ống đẻ và đầu của bào thai sẽ sớm đè lên thành xương chậu. Thường có một giai đoạn tạm lắng sau giai đoạn chuyển tiếp khi các cơn co bóp dừng lại và bạn và thai nhi có thể nghỉ ngơi. Khi các cơn co bóp lại xuất hiện bạn có thể cảm thấy áp lực của đầu thai nhi giữa 2 chân của bạn.. Ngay khi cổ tử cung giãn nở đến 10cm, bạn có thể bắt đầu rặn đẻ.


Giai đoạn “rặn đẻ” có thể kéo dài đến 90 phút nếu đây là lần con đầu lòng của bạn. Cố gắng xem từng cơn co bóp là một bước gần hơn để gặp con bạn và có niềm tin vào chính bạn và vào cơ thể bạn. Có thể rất đau nhưng kết thúc lại nhẹ nhõm.


Rặn đẻ dễ dàng hơn nếu bạn đứng thẳng, ngồi xổm, ngồi thẳng lưng với sự trợ giúp của tứ chi, hoặc đầu gối tựa vào ghế hoặc chồng của bạn. Với cách này bạn dùng sức ép của trọng lực để giúp bạn. Cơn rặn đẻ sẽ nhẹ nhàng và liên tục. Tất cả các nỗi lực dùng đến cơ không cần thiết nữa và đầu của thai nhi sẽ thực sự làm cho nỗ lực đó xa cổ tử cung và kéo âm đạo mở ra. Khi điều đó xảy ra, bạn có thể có cảm giác nóng, nhức nhối. Bác sĩ sẽ nói với bạn rằng đầu của thai nhi “được trao vương miện”. Khi đầu của thai nhi bắt đầu hiện ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng rặn đẻ. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng em bé được sinh ra một cách nhẹ nhàng và làm giảm nguy cơ xé rách. Ngay khi em bé được sinh ra, cơn đau ngay lập tức chấm dứt, dây rốn sẽ được kẹp lại và cắt đi và em bé được trao cho bạn nếu bạn muốn tiếp xúc trực tiếp.



Cơn đau đẻ giai đoạn 3
Điều gì đang diễn ra: Khi em bé được sinh ra, dạ con được nghỉ ngơi. Sau khoảng 15 phút, nó bắt đầu co lại tương đối không gây đau để cho rau thai ra ngoài.

Khi có yêu cầu, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn chất syntometrine để thúc đẩy việc đến nơi của rau thai. Nếu bạn quyết định chuyển rau thai mà không cần tiêu thuốc thì việc đó mất khoảng 45 phút, nhưng thường thì những người mẹ đã kiệt sức và không thể bị lo lắng. Bác sĩ sẽ sờ bụng để kiểm tra dạ con đang co lại sau khi sinh và quan sát rau thai để chắc rằng nó bình thường và không có vấn đề gì, ví dụ như màng đã được bỏ lại sau. Và lúc này là lúc để chúc mừng trên nhà hộ sinh.

Nguồn: http://phongkhamdakhoathanhtri.com/san-khoa/cam-nang-mang-thai/dau-de-dien-ra-nhu-the-nao.html
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl