Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, nhiều nhất là vào tháng 3. Đây là lúc thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm... là điều kiện thuận lợi cho virut gây bệnh phát triển mạnh.
Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mặt rồi lan ra toàn thân. Các nốt ban này sẽ tiến triển thành các nốt phỏng (giống như bỏng) chứa dịch (lúc đầu trong, sau đục dần, có mủ). Sau đó các nốt phỏng này vỡ ra, đóng vảy rồi tự khỏi. Tuy nhiên, thủy đậu có thể gây nên các biến chứng từ nhẹ (nhiễm trùng nốt phỏng có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da), đến nặng (bội nhiễm vi khuẩn xâm nhập vào qua các nốt phỏng vào máu gây nhiễm trùng huyết). Ngoài ra có thể gặp một số biến chứng khác như: viêm màng não, viêm phổi... Các thuốc thường dùng điều trị thủy đậu gồm thuốc chống virut như acyclovir, valacyclovir, famcyclovir. Thuốc có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát. Dùng các thuốc này càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol (nếu sốt cao), các thuốc kháng histamin tổng hợp (giảm triệu chứng ngứa). Để chống bội nhiễm vi khuẩn có thể bôi dung dịch xanh - methylen, hồ nước, mỡ kháng sinh hoặc uống kháng sinh (nếu cần thiết). Đặc biệt, bệnh nhân không được dùng các thuốc có chứa corticoid để điều trị thủy đậu vì sẽ làm nặng thêm bệnh. Đối với bệnh thủy đậu, người bệnh cần tránh gãi (vì gãi có thể làm các nốt phỏng vỡ ra, gây bội nhiễm vi khuẩn), giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nên tắm bằng nước chè tươi hoặc nước sạch đã đun sôi. Khi tắm cần nhẹ tay tránh để vỡ các nốt phỏng. Là bệnh có tính lây lan cao nên tiêm phòng vaccin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh.
BS. Nguyễn Bích Ngọc
Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mặt rồi lan ra toàn thân. Các nốt ban này sẽ tiến triển thành các nốt phỏng (giống như bỏng) chứa dịch (lúc đầu trong, sau đục dần, có mủ). Sau đó các nốt phỏng này vỡ ra, đóng vảy rồi tự khỏi. Tuy nhiên, thủy đậu có thể gây nên các biến chứng từ nhẹ (nhiễm trùng nốt phỏng có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da), đến nặng (bội nhiễm vi khuẩn xâm nhập vào qua các nốt phỏng vào máu gây nhiễm trùng huyết). Ngoài ra có thể gặp một số biến chứng khác như: viêm màng não, viêm phổi... Các thuốc thường dùng điều trị thủy đậu gồm thuốc chống virut như acyclovir, valacyclovir, famcyclovir. Thuốc có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát. Dùng các thuốc này càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol (nếu sốt cao), các thuốc kháng histamin tổng hợp (giảm triệu chứng ngứa). Để chống bội nhiễm vi khuẩn có thể bôi dung dịch xanh - methylen, hồ nước, mỡ kháng sinh hoặc uống kháng sinh (nếu cần thiết). Đặc biệt, bệnh nhân không được dùng các thuốc có chứa corticoid để điều trị thủy đậu vì sẽ làm nặng thêm bệnh. Đối với bệnh thủy đậu, người bệnh cần tránh gãi (vì gãi có thể làm các nốt phỏng vỡ ra, gây bội nhiễm vi khuẩn), giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nên tắm bằng nước chè tươi hoặc nước sạch đã đun sôi. Khi tắm cần nhẹ tay tránh để vỡ các nốt phỏng. Là bệnh có tính lây lan cao nên tiêm phòng vaccin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh.
BS. Nguyễn Bích Ngọc
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534