CÂU HỎI:
"Trên da của tôi hay xuất hiện những nốt sẩn đỏ rất ngứa, càng gãi càng ngứa nhưng rồi tự khỏi. Nghe nói đó là bệnh mày đay. Xin hỏi khi bị mày đay có nguy hiểm không? Có điều trị khỏi hẳn được không?".
TRẢ LỜI:
Cảm ơn câu hỏi của bạn, Lương Y Nguyễn Hường - Trưởng Phòng Chăm Sóc Da - Trung Tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông Y, có câu trả lời cho bạn
Nguyên nhân gây bệnh mề đay khá phức tạp, biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng) hoặc do tăng tiết cholin và có thể do di truyền.
Bệnh mày đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Mày đay cấp tính xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể, biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mày đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề rất nguy hiểm.
Mày đay mạn tính xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Mày đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết, mày đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mày đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục. Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh quản tạm thời rất nguy hiểm, phải cấp cứu ngay.
Khi bị bệnh mày đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có chỉ định thích hợp cho từng loại mày đay. Để điều trị bệnh, Tây y thường dùng các loại kháng histamin tổng hợp đặc biệt là các loại không gây buồn ngủ. Trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng corticoid. Tại các vùng da bị mày đay có thể dùng một số kem như phenergan cream 2% bôi thật mỏng, dầu nóng... Về Đông y, có một số bài thuốc khá hiệu nghiệm nhưng phải được các thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm kê đơn, bốc thuốc thì mới hiệu quả.
Bạn còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến việc trị mề đay có thể gọi đến số điện thoại 0466861777 hoặc đến trực tiếp Trung Tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông y để được tư vấn cụ thể hơn.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông y
Địa chỉ: Số 52 Hồ Tùng Mậu – Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: Lương y Nguyễn Hường: 0974382389 - 0466861777
"Trên da của tôi hay xuất hiện những nốt sẩn đỏ rất ngứa, càng gãi càng ngứa nhưng rồi tự khỏi. Nghe nói đó là bệnh mày đay. Xin hỏi khi bị mày đay có nguy hiểm không? Có điều trị khỏi hẳn được không?".
TRẢ LỜI:
Cảm ơn câu hỏi của bạn, Lương Y Nguyễn Hường - Trưởng Phòng Chăm Sóc Da - Trung Tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông Y, có câu trả lời cho bạn
Nguyên nhân gây bệnh mề đay khá phức tạp, biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng) hoặc do tăng tiết cholin và có thể do di truyền.
Bệnh mày đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Mày đay cấp tính xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể, biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mày đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề rất nguy hiểm.
Mày đay mạn tính xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Mày đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết, mày đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mày đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục. Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh quản tạm thời rất nguy hiểm, phải cấp cứu ngay.
Khi bị bệnh mày đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có chỉ định thích hợp cho từng loại mày đay. Để điều trị bệnh, Tây y thường dùng các loại kháng histamin tổng hợp đặc biệt là các loại không gây buồn ngủ. Trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng corticoid. Tại các vùng da bị mày đay có thể dùng một số kem như phenergan cream 2% bôi thật mỏng, dầu nóng... Về Đông y, có một số bài thuốc khá hiệu nghiệm nhưng phải được các thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm kê đơn, bốc thuốc thì mới hiệu quả.
Bạn còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến việc trị mề đay có thể gọi đến số điện thoại 0466861777 hoặc đến trực tiếp Trung Tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông y để được tư vấn cụ thể hơn.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Phát Triển và Ứng Dụng Các Tiến Bộ Đông y
Địa chỉ: Số 52 Hồ Tùng Mậu – Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: Lương y Nguyễn Hường: 0974382389 - 0466861777
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514