Những nguy hiểm đối với sức khỏe khi dùng nhân sâm sai cách


Nhân sâm dưới góc nhìn của Đông y:

Trong Đông y, nhân sâm có tính ôn, vị ngọt kèm theo chút vị đắng có tác dụng đại bổ nguyên khí, ổn định sức khỏe, định thần, ích trí được dùng để trị các bệnh sợ hãi, tiêu khát, ho, suyễn, Tỳ hư sinh tiết tả, Vị hư sinh nôn mửa, tay chân lạnh, hơi thở ngắn…


>>Bài viết được xem nhiều:

Cách nhận biết Sâm củ tươi Hàn Quốc

10 tác dụng tuyệt vời của Đông Trùng Hạ Thảo

Chứng suy giảm tình dục và vị thuốc quý Nhân Sâm

Đông Trùng Hạ Thảo thần dược tốt cho sức khỏe

Những cách làm đẹp da mặt từ Nấm Linh Chi

Nhân sâm còn có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến Tỳ vị như kém ăn, mệt mỏi, phân lỏng, đầy thượng vị. Áp dụng nhân sâm với bạch truật, phục linh và cam thảo để điều trị.

Trong Y học cổ truyền, việc điều trị bệnh bằng nhân sâm còn mang lại hiệu quả đối với những bệnh như ra mồ hôi trộm, tiểu đường, kiệt khí, thở gấp, các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, tuần hoàn máu. Bồi bổ máu cho cơ thể khi bị mất máu.



Nhân sâm kết hợp với toan táo nhân, đương quy dưới dạng quy tì thang điều có tác dụng điều trị bệnh liên quan đến thần kinh, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ và trí nhớ kém. Bên cạnh đó nhân sâm còn có tác dụng điều trị chứng bất lực ở đàn ông và phụ nữ khi kết hợp với Lộc nhung và Tử hà xa.

Những ca cấp cứu nguy cấp vì uống nhân sâm:

Nhân sâm là một vị thuốc trong Đông y có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mọi người, tuy nhiên việc sử dụng nhân sâm không đúng cách sẽ gây ra những bất lợi nguy hiểm đối với bệnh nhân. Điển hình là tại những cơ sở Y tế, các bác sĩ chuyên khoa đã ghi nhận một số trường hợp nhập viện do sử dụng nhân sâm không đúng cách.


Điển hình như trường hợp của anh Mạnh ( 40 tuổi – Thái Nguyên) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột. Sau khoảng 2 tuần được điều trị tại bệnh viện, nghĩ uống sâm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng anh đã uống liên tục 30g sâm. Chỉ sau 2 ngày sau khi dùng, bệnh trở nên nguy cấp và bệnh nhân liên tục chảy máu đường ruột và được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi vì tình trạng chảy máu không cầm.

Khác với trường hợp trên, chị Hiền ( 37 tuổi – Hà Nội) sau đợt Tết kéo dài, cơ thể mệt mỏi chị liền mua thuốc bổ có chứa nhân sâm về uống. Hàng ngày chị đều uống đều đặn 2 viên, đến khi tới chu kỳ “đèn đỏ” chị đột nhiên thấy máu đỏ tươi, tình trạng này kéo dài 7 ngày không hết kèm theo triệu chứng đau bụng ngâm ngẩm. Chị đi khám bác sĩ chuyên khoa được kết luận nhân sâm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị băng huyết, chảy máu tử cung và rong kinh.

Sử dụng nhân sâm phải phù hợp với độ tuổi phát triển:


Theo tư vấn của các lương y, đối với những người bệnh ứ hơi trong phổi, chưa giải được tà khí bên ngoài và chứng nhiệt thì tuyệt đối không nên dùng nhân sâm. Người bị ngoại tà mới bị cảm lạnh mà không có chứng hư bên trong nếu dùng nhân sâm sẽ sinh ra tình trạng thuốc bổ thu hút tà khí khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.


Đối với trẻ sơ sinh, nếu trẻ bị bệnh mà cho uống nhân sâm nhằm mục đích giúp trẻ khỏe mạnh và hy vọng điều trị khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Theo Đông y, trẻ sơ sinh các khí quan chưa phát triển toàn diện, công năng điều tiết thần kinh kém mà nhân sâm lại thuộc dòng đại bổ nguyên khí. Nếu cho trẻ dùng sẽ gây nguy hiểm khôn lường, cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng không nên uống các loại thuốc có chứa nhân sâm hàng ngày để bồi bổ sức khỏe vì việc ăn quá nhiều nhân sâm sẽ khiến trẻ có biểu hiện dậy thì sớm, ảnh hưởng tới phát dục của trẻ không tương xứng với độ tuổi phát triển.

Ngoài ra, đối với người đang điều trị bệnh viêm gan, viêm túi mật nếu sử dụng nhân sâm sẽ làm giảm khả năng ăn uống, mất ngủ, khó chịu, buồn nôn, choáng…gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh và khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

Nhìn chung, nhân sâm là loại thuốc bổ quý nhưng chỉ nên áp dụng đối với tùy người, tùy độ tuổi và tùy sức khỏe. Nếu không sử dụng đúng cách sẽ rước họa vào thân, không nên dùng quá nhiều liên tục mà phải dùng với một lượng vừa phải và thời gian thích hợp, nếu không sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hại đến cơ thể.

>>Xem thêm: Dược liệu sạch, Đông trùng hạ thảo, Rượu sâm, Nấm linh chi

>>Nguồn: Dược liệu dương thư
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl