Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS khi tiếp xúc với kim tiêm


4,226
1
1
Xu
53
HIV/AIDS có thể lây qua đường máu, mẹ sang con và quan hệ tình dục. Vì vậy, khi tiếp xúc với kim tiêm cũng như là lây qua đường máu – một cơ hội để virus HIV/AIDS xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Giẫm phải kim tiêm lo bị HIV


Câu hỏi bởi: nguyên hoàng

Em chào bác sĩ ạ.

Dạo trước em đi đá banh bị dẫm phải kim tiêm mà lo xuyên da vậy em có nguy cơ nhiễm HIV không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em.

Nguy cơ nhiễm HIV qua vật sắc nhọn là kim tiêm chỉ xảy ra trong tình huống kim tiêm có dính máu tươi của người nhiễm HIV. Trong tình huống em dẫm phải kim tiêm cũ, HIV không thể tồn tại được lâu dài khi rời khỏi cơ thể người, thì tình huống này không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Vì không biết kim tiêm em giẫm phải có dính máu tươi hay không, do đó em nên xét nghiệm HIV để kiểm tra sau 3 tháng.

Chúc em mạnh khỏe!

sợ do bị kim tiêm nhiễm hiv quệt phải


Câu hỏi bởi: Giấu tên

hôm nọ e có bị 1 vật lạ quệt vào tay do ko có cảm giác gì lúc đó nên ko thể biết đó là vật gì cho đến khi thấy máu chảy thành đã đông thành cục ở đó nên e rất lo sợ rằng nó là kim tiêm vì vết thương tầm 3 cm cũng khá dẹp giống kim tiêm gây ra liệu bs có thể tư vấn cho e nếu đó là kim tiêm của ng nhiễm hiv thì liệu khả năng lây nhiễm có cao ko ạ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em
Với hình ảnh mà em đã gửi gần giống với va chạm với kim tiêm giả dụ vết thương đó là của mũi kim tiêm của người nhiễm HIV

Câu hỏi đầu tiên của em virus HIV sống ngoài tế bào, cụ thể là ở kim tiêm, được khoảng bao lâu.khả năng lây nhiễm có cao không? Tôi xin chia sẻ như sau:

HIV là virus, sống nội bào, khi ra khỏi tế bào, thời gian sống của chúng tính bằng giờ. Một cách tổng quát, nếu không có máu, virus HIV có thể tồn tại khoảng vài giờ trong môi trường rồi chết đi. Nếu trong môi trường có máu, thời gian này có thể kéo dài đến khoảng một tuần.

Với trường hợp kim tiêm, giới y tế tạm chia ra hai tình huống. Một là kim tiêm mới là khi quan sát thấy kim tiêm còn sạch, mũi kim còn sáng, hay mới quan sát thấy người khác vừa sử dụng, hoặc khi kim tiêm phát hiện ở các điểm đang tiêm chích. Kim tiêm cũ là các kim tiêm bám bụi bẩn bên ngoài, mũi kim sét rỉ, điểm tiêm đã lâu không có người tiêm chích. Trên thực tế, với các kim tiêm cũ, rỉ sét, nguy cơ lây nhiễm HIV gần như không còn.

Em không nên quá lo lắng. Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lây nhiễm HIV cho một lần bị kim đâm là rất thấp, vào khoảng 0,3-0,5%. Hơn nữa không phải kim tiêm nào cũng có dính máu HIV nên nguy cơ lây nhiễm càng khó xảy ra,và đây là bơm kim tiêm cũ.

Chúc em mạnh khỏe.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Với vết tổn thương trên mu bàn tay thì không nghĩ tới mũi kim tiêm đâm qua da mà nghĩ tới tay em quệt vào vật gì sắc nhọn mà thôi. Vị trí em nêu chắc không có bơm kim tiêm vứt bừa bãi, em không nên lo lắng nhiều.

Chúc em mạnh khỏe.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào cháu:

Triệu chứng khi mắc bệnh HIV
– Sốt là triệu chứng sớm nhất của HIV
Một trong những dấu hiệu đầu tiên là bị sốt nhẹ. Cơn sốt thường kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, nổi hạch và đau họng. Tại thời điểm này, virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu tái tạo với số lượng lớn.
Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể bạn khỏi các vi sinh vật và tác nhân gây bệnh. Để hoạt động tốt, nó đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa. Khi lên cơn sốt đột ngột với các triệu chứng như trên đồng nghĩa với việc bạn đã bị viêm hệ miễn dịch.
– Mệt mỏi là dấu hiệu nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ
Nhưng sự mệt mỏi cũng chính là một trong những dấu hiệu đến sớm nhất chứng tỏ có thể bạn đã bị nhiễm HIV.
– Đau nhức cơ bắp, đau khớp, sưng hạch bạch huyết
Những triệu chứng của HIV thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm, bạch cầu, nhiễm virus, thậm chí là giang mai hoặc viêm gan. Điều này không gây ngạc nhiên vì nhiều người có các triệu chứng giống nhau.
Hạch bạch huyết hay hạch lympho là một trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết. Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này. Xuất hiện hạch bạch huyết chứng tỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể có xu hướng bị viêm vì nhiễm trùng.
Khi thấy hạch vùng bẹn sưng to, đau có thể do một số bệnh nhiễm khuẩn thuộc bộ phận sinh dục – tiết niệu như bệnh do vi khuẩn họ Chlamydia. Hạch thường xuất hiện ở nách, háng và cổ.
– Đau họng và đau đầu
Như các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu được công nhận có thể là triệu chứng của HIV. Nếu bạn bị đau trong thời gian gần đây thì xét nghiệm HIV là ý tưởng duy nhất cần thiết lúc này. Đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và những người khác. Bệnh có thể lây lan rất nhanh.

– Phát ban ở da
Phát ban có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm bệnh. Nếu đơn giản, đây chỉ là dấu hiệu của dị ứng hoặc cảm lạnh. Nhưng nếu xuất hiện nhọt hay một số vùng màu hồng gây ngứa trên cánh tay thì bạn nên đến gặp bác sỹ để xét nghiệm.
– Buồn nôn, tiêu chảy
Nôn mửa hoặc tiêu chảy là những dấu hiệu của HIV trong giai đoạn đầu. Những triệu chứng này cũng có thể là do việc điều trị kháng virus, bị nhiễm trùng. Tiêu chảy không ngừng và không thể chữa trị không thể xảy ra ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
– Đổ mồ hôi đêm.
Như vậy sốt , phát ban có thể là triệu chứng đầu tiên.

Sau 3 tháng đi xét nghiệm cho kết quả chính xác và an tâm.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào cháu:
Phát ban ở người nhiễm HIV thường xẩy ra ở toàn thân bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ban thường ở một số vùng có mầu hồng, hới ngứa và rải rác có một vài chấm mủ.Phát ban thường kềm theo 1 số các triệu chứng khác đi kèm như : sốt, đi lỏng, gầy sút cân, mệt mỏi…
– Như vậy có 3-4 nốt chưa nghĩ tới đó là ban của HIV gây nên.
Chúc cháu mạnh khỏe.

Đá phải kim tiêm trên đường liệu có nhiễm HIV?


Câu hỏi bởi: Duy Phương

Chào bác sĩ!

Cháu tên Phương năm nay 17 tuổi. Đang đi trên đường bị đá phải kim tiêm nhưng cảm thấy đau nhưng không bị chảy máu thì có nguy cơ bị nhiễm HIV không ạ?

Cháu cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Nếu có thể lấy lại được bơm tiêm đó thì cháu nên lấy lại xem trong đó có máu hay không? Nếu có máu có thể gửi mẫu làm xét nghiệm HIV để biết tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. Nếu có vết xước nhỏ, chảy máu thì cháu cần rửa sạch vết thương với nước xà phòng, sát khuẩn tại chỗ bằng dung dich Betadine, nước muối sinh lý.

Sau đó cháu cần đến ngay Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS để được giải đáp, xét nghiệm và uống thuốc chữa trị dự phòng sau phơi nhiễm. Nếu cháu đá phải kim tiêm khi đang đi trên đường nhưng không có bị chảy máu thì cháu không có nguy cơ phơi nhiễm với HIV.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bị kim tiêm đâm xước da liệu có bị HIV?


Câu hỏi bởi: Nanshi

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, cháu là nữ năm nay 23 tuổi. Khoảng 6 năm trước cháu có bị xước bởi kim tiêm ngoài đường, lúc đó cháu không hiểu và rất vô tư cháu chỉ về nhà rửa chân và không dám nói với mẹ về vết xước, sau đó cháu quên mất về điều này. Đến nay cháu được yêu cầu làm xét nghiệm máu tổng hợp từ gia đình bạn trai, và cháu mới nhớ lại việc này. Cháu lúc năm 2010 nặng 54kg đến năm 2012 nặng 56kg, hiện nay cháu đột nhiên bị giảm cân cháu chỉ còn có 49kg. Cháu đôi lúc hay bị bệnh dời leo và giờ cháu có thể cảm nhận được cháu đang yếu dần. Thưa bác sĩ, liệu cháu có bị HIV không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Không thể căn cứ vào các biểu hiện cháu mô tả để kết luận cháu bị nhiễm HIV. Sụt cân là một biểu hiện mà có thể do nhiều lí do khác nhau gây nên như ăn uống không ổn định, làm việc căng thẳng, tình trạng stress, bệnh lý đường tiêu hóa tác động đến hấp thu… Nghi ngờ sụt cân trong các bệnh có làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khi sụt cân vô cớ trên 10% trọng lượng cơ thể chỉ trong thời gian 6 tháng. Nếu cháu thỉnh thoảng có bị Zona và mỗi lần bị Zona có thể bị tổn thương cả hai bên của cơ thể (cả bên phải, cả bên trái) thì có thể do lí do sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể kém. Để biết cháu có nhiễm HIV hay không, cần khẳng định bằng xét nghiệm HIV. Cháu cũng nên khám sức khỏe tổng quát để tìm hiểu lí do gây sụt cân của mình.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Liệu em có bị dính HIV sau khi dùng chung kim tiêm với người bị HIV?


Câu hỏi bởi: nguoitrolai90

Chào bác sĩ!

Cách đây khoảng 3 tuần ngày mùng 4 tháng 6-2015 em có đi xăm. Trong lúc xăm thì cô gái xăm cho em chẳng may chọc mũi xăm vào tay cô ấy. Chọc nhẹ theo phản xạ tự nhiên thì rút ra nhanh (lúc đó em chưa thấy có máu. Khoảng 1 lúc sau mới có thì em cũng xăm xong rồi). Đợt rồi đi khám thì cô gái đó nhiễm HIV. Như vậy em có bị nhiễm không ạ. Và giờ em đi kiểm tra HIV thì có kết quả luôn không bác sĩ. Hay phải chờ 3 tháng nữa mới biết được chính xác ạ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Trong tình huống em có thể coi như 1 tình huống sử dụng chung kim với một người nhiễm HIV, do đó em có nguy cơ lây nhiễm HIV. Sau 2 tuần có nguy cơ lây nhiễm, các xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể kháng HIV chưa cho kết quả chính xác. Khuyên em nên xét nghiệm HIV bằng phương pháp Ag/Ab Combo 28 ngày sau khi có nguy cơ, sau đó khẳng định lại kết quả xét nghiệm sau 12 tuần.

Chúc em mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl