Viêm trực tràng là một trong những căn bệnh ở đường tiêu hóa chỉ tình trạng viêm ở lớp niêm mạc của trực tràng. Bệnh nặng thì tình trạng viêm nhiễm ở trực tràng có thể ảnh hưởng tới lớp cơ phía dưới niêm mạc hoặc các tổ chức khác xung quanh bộ phận này
Bệnh viêm trực tràng có thể khởi phát do nhiễm trùng, do mắc các căn bệnh đường ruột hoặc sau xạ trị ung thư. Ngay từ khi mới khởi phát, bệnh viêm trực tràng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau trực tràng,mót rặn và muốn đi ngoài liên tục, đi cầu ra máu…Một khi đã tiến triển thành mãn tính thì bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và khó có thể được chữa khỏi. Do đó bệnh nhân nên chú trong điều trị ngay từ khi bệnh mới chớm phát triển.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm trực tràng
Chữa viêm trực tràng theo y học hiện đại được xem là cách chữa bệnh viêm trực tràng tốt nhất hiện nay. Mỗi bệnh nhân sẽ được vạch ra một phác đồ điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân và triệu chứng gặp phải.
Dùng thuốc chữa bệnh viêm trực tràng
Mặc dù các loại thuốc tân dược được đánh giá là có nhiều tác dụng phụ nhưng tác hại này sẽ được giảm thiểu đáng kể khi bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một ưu điểm vượt trội không thể không nhắc đến của các loại thuốc Tây là thuốc cho tác dụng nhanh và giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng bệnh trước khi để xảy ra biến chứng.
Các loại thuốc điều trị triệu chứng như:
Dùng các loại men vi sinh như Lactulose, Bacillus clausi…Một số bằng chứng cho thấy biện pháp này giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm trực tràng.
Các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh:
Bên cạnh đó các loại vi trùng như Shigella, Salmonella và Campylobacter thường ẩn trú trong thực phẩm và xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống cũng có thể gây viêm trực tràng. Mục tiêu điều trị nhắm tới việc loại bỏ tác nhân gây bệnh:
- Viêm trực tràng do nhiễm trùng Salmonella: Trường hợp này không cần dùng đến kháng sinh, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải, đồng thời có chế độ ăn uống thích hợp bệnh sẽ dần được đẩy lùi.
- Viêm trực tràng do nhiễm trùng Shigella: Dùng các thuốc kháng sinh như Ampicillin, Tetracyclin, Ciprofloxacin, và Trimethoprim-Sulfamethoxazole trong khoảng 1 tuần có thể giúp trực tràng được phục hồi.
- Viêm trực tràng do nhiễm trùng Campylobacter: Bệnh có thể tự thoái lui mà không cần can thiệp điều trị
- Viêm trực tràng do mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục : Nhiễm Chlamydia được điều trị với doxycycline; Nhiễm Syphilitic có thể được tiêm loại thuốc Penicillin Gbenzathine, và nhiễm trùng herpes simplex loại 2 được điều trị bằng Acyclovir.
- Nếu niêm mạc trực tràng chỉ bị kích ứng nhẹ thì không cần điều trị
- Trường hợp xạ trị gây đau và chảy máu ở trực tràng người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc Steroids cùng với thuốc kháng viêm kiểm soát tình trạng chảy máu và viêm ở niêm mạc trực tràng.
- Người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị bằng laser hoặc khí argon (APC) giúp làm giảm các triệu chứng viêm trực tràng và loại bỏ các mô bệnh bất thường.
Phẫu thuật điều trị viêm trực tràng
Đây là sự lựa chọn sau cùng cho người mắc viêm trực tràng. Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật khi các loại thuốc đã không còn phát huy được hiệu quả của nó hoặc khi người bệnh gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng cần phải được cấp cứu để xử lý gấp như có lỗ rò ở đại tràng, chảy máu nặng.
Đa số các trường hợp chỉ cần phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường đã bị hư hỏng trong lòng trực tràng. Một số người bị bệnh nặng có thể phải cắt bỏ trực tràng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khắc phục bệnh
Chế độ ăn uống sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Do vậy song song với quá trình dùng thuốc chữa viêm trực tràng thì người bệnh cần điều chỉnh lại cách ăn uống và sinh hoạt của mình sao cho thích hợp. Cụ thể như sau:
Trong sinh hoạt
Các loại thực phẩm người bệnh viêm trực tràng cần kiêng ăn:
Bệnh viêm trực tràng có thể khởi phát do nhiễm trùng, do mắc các căn bệnh đường ruột hoặc sau xạ trị ung thư. Ngay từ khi mới khởi phát, bệnh viêm trực tràng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau trực tràng,mót rặn và muốn đi ngoài liên tục, đi cầu ra máu…Một khi đã tiến triển thành mãn tính thì bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và khó có thể được chữa khỏi. Do đó bệnh nhân nên chú trong điều trị ngay từ khi bệnh mới chớm phát triển.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm trực tràng
Chữa viêm trực tràng theo y học hiện đại được xem là cách chữa bệnh viêm trực tràng tốt nhất hiện nay. Mỗi bệnh nhân sẽ được vạch ra một phác đồ điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân và triệu chứng gặp phải.
Dùng thuốc chữa bệnh viêm trực tràng
Mặc dù các loại thuốc tân dược được đánh giá là có nhiều tác dụng phụ nhưng tác hại này sẽ được giảm thiểu đáng kể khi bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một ưu điểm vượt trội không thể không nhắc đến của các loại thuốc Tây là thuốc cho tác dụng nhanh và giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng bệnh trước khi để xảy ra biến chứng.
Các loại thuốc điều trị triệu chứng như:
- Thuốc giảm đau : Acetaminophen, Aspirin, Advil, Motrin…
- Thuốc chống tiêu chảy : Diosmectite, Actapulgite, Loperamid
- Thuốc chống đầy hơi, khó tiêu : Pepsane, Alka – Seltzer, Motilium-M…
Dùng các loại men vi sinh như Lactulose, Bacillus clausi…Một số bằng chứng cho thấy biện pháp này giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm trực tràng.
Các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh:
- Điều trị viêm trực tràng do nhiễm trùng:
Bên cạnh đó các loại vi trùng như Shigella, Salmonella và Campylobacter thường ẩn trú trong thực phẩm và xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống cũng có thể gây viêm trực tràng. Mục tiêu điều trị nhắm tới việc loại bỏ tác nhân gây bệnh:
- Viêm trực tràng do nhiễm trùng Salmonella: Trường hợp này không cần dùng đến kháng sinh, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải, đồng thời có chế độ ăn uống thích hợp bệnh sẽ dần được đẩy lùi.
- Viêm trực tràng do nhiễm trùng Shigella: Dùng các thuốc kháng sinh như Ampicillin, Tetracyclin, Ciprofloxacin, và Trimethoprim-Sulfamethoxazole trong khoảng 1 tuần có thể giúp trực tràng được phục hồi.
- Viêm trực tràng do nhiễm trùng Campylobacter: Bệnh có thể tự thoái lui mà không cần can thiệp điều trị
- Viêm trực tràng do mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục : Nhiễm Chlamydia được điều trị với doxycycline; Nhiễm Syphilitic có thể được tiêm loại thuốc Penicillin Gbenzathine, và nhiễm trùng herpes simplex loại 2 được điều trị bằng Acyclovir.
- Cách chữa bệnh viêm trực tràng sau xạ trị ung thư:
- Nếu niêm mạc trực tràng chỉ bị kích ứng nhẹ thì không cần điều trị
- Trường hợp xạ trị gây đau và chảy máu ở trực tràng người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc Steroids cùng với thuốc kháng viêm kiểm soát tình trạng chảy máu và viêm ở niêm mạc trực tràng.
- Người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị bằng laser hoặc khí argon (APC) giúp làm giảm các triệu chứng viêm trực tràng và loại bỏ các mô bệnh bất thường.
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm trực tràng do mắc các căn bệnh đường tiêu hóa:
Phẫu thuật điều trị viêm trực tràng
Đây là sự lựa chọn sau cùng cho người mắc viêm trực tràng. Bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật khi các loại thuốc đã không còn phát huy được hiệu quả của nó hoặc khi người bệnh gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng cần phải được cấp cứu để xử lý gấp như có lỗ rò ở đại tràng, chảy máu nặng.
Đa số các trường hợp chỉ cần phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường đã bị hư hỏng trong lòng trực tràng. Một số người bị bệnh nặng có thể phải cắt bỏ trực tràng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khắc phục bệnh
Chế độ ăn uống sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Do vậy song song với quá trình dùng thuốc chữa viêm trực tràng thì người bệnh cần điều chỉnh lại cách ăn uống và sinh hoạt của mình sao cho thích hợp. Cụ thể như sau:
Trong sinh hoạt
- Người bệnh chú ý sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi lại sức khỏe sau 1 ngày làm việc vất vả.
- Tập thói quen ăn uống vào vào các thời điểm nhất định trong ngày.
- Tập thói quen sinh lý đi đại tiện đúng giờ.
- Tăng cường vận động thể lực, tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Hạn chế việc ngồi lâu 1 chỗ.
- Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, xả stress bằng các hoạt động giải trí lành mạnh như xem phim, nghe nhạc, bơi lội…
Các loại thực phẩm người bệnh viêm trực tràng cần kiêng ăn:
- Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn bày bán ngoài lề đường mất vệ sinh dễ gây đau bụng.
- Người bệnh cũng không nên uống sữa tươi và ăn rau sống,đồ ngọt vì nguồn thực phẩm này có thể khiến triệu chứng tiêu chảy của viêm trực tràng nghiêm trọng hơn.
- Kiêng ăn các thức ăn cay nóng chứa ớt, tỏi, tiêu, mù tạt…
- Bên cạnh đó người bệnh viêm đại tràng cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, nước uống có cồn, cà phê, chè đặc.
- Tránh ăn các loại rau có quá nhiều chất xơ khi bị tiêu chảy
- Tăng cường bổ sung chất đạm cho cơ thể từ các loại thực phẩm như thịt nạc heo, cá, sữa đậu nành…
- Sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật
- Khi bị tiêu chảy người bệnh nên uống nhiều nước, ăn ít chất xơ.
- Có thể ăn các loại trái cây như chuối, táo, các loại trái cây có vỏ nên gọt bỏ vỏ.
- Người bệnh viêm trực tràng cũng nên ăn các loại thức ăn hấp, luộc để dễ tiêu hóa.