Nguyên nhân nào gây ra bệnh gout? Cách chữa trị ra sao?


laasd15

Member
202
0
16
32
Xu
0
Phần lớn người mắc bệnh gút thường không rõ nguyên nhân do đâu mình lại bị bệnh. Gút là một bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là các cánh mày râu khỏe mạnh. Theo các chuyên gia cho biết, bệnh gút ngày càng gia tăng là do chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân gây bệnh gout mà nhiều người thường mắc phải. Để hiểu rõ hơn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.


Bệnh gút gây nên những cơn đau đớn từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ của bệnh, thậm chí là gây hạn chế việc đi lại. Bên cạnh đó, còn khiến cho các khớp bị sưng to, phù nề, căng đỏ và sung huyết. Không chỉ gây nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng nặng nề đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế, chúng ta cần phải nắm rõ nguyên nhân bệnh gút để có những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh gout là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do acid uric trong máu cao hơn bình thường. Đối với nam giới bị bệnh gút là trên 420µmol/l và nữ giới là trên 360 µmol/l. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu như:


- Bệnh gút nguyên phát: Đây là một loại của bệnh gút mà nhiều người mắc phải nhất. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, thường ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin và thường xuyên sử dụng rượu bia trong bữa ăn. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và số ít là nữ giới ở độ tuổi sau mãn kinh.


- Bệnh gút thứ phát: Người bệnh có lượng acid uric trong mấu rất cao do tiêu tê bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vảy nến diện rộng...) hoặc do suy thận.

- Bệnh gút do bất thường về enzym: Khi enzym trong cơ thể bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, đây là một enzym có vai trò tham gia vào các quá trình chuyển hóa acid uric. Bệnh gút ở loại này thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng rất nặng và hiếm gặp.


Ngoài ra, còn có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gout:

- Giới tính: Hầu hết những người mắc bệnh gout đều là nam giới. Điều này cho thấy, nguyên nhân gây bệnh gout có thể là do chế độ ăn uống, lỗi sống không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá...

- Độ tuổi: Những nam giới ở độ tuổi trung niên từ 30-50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao và nữ giới sau mãn kinh.

- Do thói quen sử dụng rượu bia: Những người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Theo thống kế cho thấy, có đến 80% người bệnh gút do sử dụng rượu bia thường xuyên trong 7-10 năm.

- Do thừa cân, béo phì: Đối với những người có trọng lượng quá nặng thường có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn người bình thường gấp 5 lần.

- Tăng lượng acid uric liên quan đến một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác như bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu...

- Do yếu tố gia đình: do di truyền từ bố mẹ hoặc gia đình có thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý dễ dẫn đến bệnh gút.

- Do một số loại thuốc: Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống lão bệnh Lao như pyrazynamid... đều gây tác hại không nhỏ đến thận, làm giảm khả năng đào thải acid uric và gây rối loạn chuyển hóa acid uric.


Cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chuyên dùng để chống viêm và giảm đau cho bệnh nhân gout, nhằm làm giảm cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc trị gout hiệu quả như sau:


- Thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc thường dùng đó là Diclofenac ống 75mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm trong khoảng 2-3 ngày thì chuyển sang sử dụng các loại thuốc uống như Meloxicam 7,5mg; piroxicam 20mg... hoặc sử dụng thuốc Felden 20mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày trong 3 ngày.


- Thuốc Colchicin: Đây là một loại thuốc được ưu tiên sử dụng trong việc điều trị cơn gút cấp tính, bởi tác dụng chống viêm của loại thuốc này rất tốt. Thuốc được chỉ định sử dụng trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp tính, tuy nhiên cần phải sử dụng đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bởi loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và có nguy cơ gây suy gan, suy thận, suy tủy xương...


- Nhóm thuốc corticosteroid: Rất ít khi được sử dụng bởi tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tuy nhiên, thuốc này vẫn được sử dụng đối với một số trường hợp đặc biệt. Đối với những người bệnh bị viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.


- Sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol (Efferalgan, Efferalgan-codein...), người bệnh có thể sử dụng muối kiềm nabica gói 5g dùng 1-2 gói/ngày, có thể dùng để pha nước uống hoặc dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.


Trên là nguyên nhân gây bệnh gout và cách chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện thấy các triệu chứng bệnh gout thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý nhất, không ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều đạm, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Có như vậy thì bệnh mới nhanh chóng được cải thiện.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl