Nguyên nhân nào gây viêm da mụn mủ truyền nhiễm


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Tác nhân gây bệnh chốc là tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về những tác nhân này.

Đã bị sởi, giờ nổi mụn có mủ là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Đoàn phạm

Chào bác sĩ.

Con cháu bị sởi xong rồi, giờ cháu bị nổi mụn ở đầu mà có mủ là sao ạ? Các bác giải đáp cho cháu với!

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi . Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp. Bệnh sởi có các triệu chứng như sau: Trong vòng 7 – 21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các biểu hiện sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát: phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.

Qua mô tả của bạn: con bạn sau khi mắc sởi xong bị nổi mụn ở đầu và có mủ có thể lý giải như sau: Trên da có nhiều tạp khuẩn, nhiều nhất ở các nếp kẽ, các lỗ chân lông. Khi vệ sinh kém hoặc sức đề kháng của bé giảm, các vi khuẩn trên tăng sinh, tăng độc tính gây ra mụn mủ. Thủ phạm chính gây bệnh thường là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

Bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng,vệ sinh sát khuẩn tại chỗ, dùng kháng sinh càng sớm càng tốt theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không chích nặn ở giai đoạn đang viêm tấy, chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để có thể hướng dẫn cách chăm sóc và chữa trị kịp thời.

Chúc bạn và bé luôn khỏe.

Trên đầu có nhiều mụn đỏ có phải là chốc đầu không?


Câu hỏi bởi: 2212….1976

Chào bác sĩ.

Cháu nhà tôi năm nay 11 tuổi, nặng 40kg. Hôm nay, khi gội đầu cho cháu, tôi phát hiện trên đầu cháu có nhiều mụn đỏ. Gia đình tôi chẩn đoán cháu bị chốc. Liệu có phải là bị chốc đầu không? Và gia đình phải làm thế nào? Mong bác sĩ giải đáp cho.

Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Chốc đầu là bệnh do liên cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi. Bệnh phát sinh khi thời tiết nóng bức, điều kiện ăn ở không sạch sẽ. Biểu hiện là da đầu mọc nhiều mụn lở, thường có mủ và viêm loét kéo dài làm cho trẻ bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi.

Hiện nay, hiện tượng trẻ bị chốc đầu không gặp nhiều do điều kiện vệ sinh đã được cải thiện nhiều, cháu nhà bạn cũng đã lớn nên ít nghĩ đến bệnh này. Bạn nên đưa cháu đến khám Da liễu, quan sát trực tiếp tổn thương các bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và chữa trị hiệu quả bạn nhé.

Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!

Nổi mụn đỏ ngay vú sờ vào thấy đau, là bị gì?


Câu hỏi bởi: Ngọc

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 24 tuổi, vài ngày trước em phát hiện trên vú có một mụn đỏ, cách đầu vú khoảng 1cm, hơi đau. Em nghĩ là do ăn nóng nên nổi mụn nên để vài ngày xem sao mà nó vẫn không hết mà còn đau nữa. Bác sĩ cho em hỏi đó là biểu hiện gì vậy bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Triệu chứng nổi mụn trên da là do nhiễm trùng thường do tụ cầu hay liên cầu khuẩn. Mụn nhọt thông thường được chữa trị bằng sử dụng kháng sinh đường uống, sát khuẩn tại chỗ, dùng thuốc chống phù nề… Em cần khám bác sĩ Da liễu để được kê đơn chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe!

Nổi mụn đỏ ngay vú sờ vào thấy đau, là bị gì?


Câu hỏi bởi: Ngọc

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 24 tuổi, vài ngày trước em phát hiện trên vú có một mụn đỏ, cách đầu vú khoảng 1cm, hơi đau. Em nghĩ là do ăn nóng nên nổi mụn nên để vài ngày xem sao mà nó vẫn không hết mà còn đau nữa. Bác sĩ cho em hỏi đó là biểu hiện gì vậy bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Triệu chứng nổi mụn trên da là do nhiễm trùng thường do tụ cầu hay liên cầu khuẩn. Mụn nhọt thông thường được chữa trị bằng sử dụng kháng sinh đường uống, sát khuẩn tại chỗ, dùng thuốc chống phù nề… Em cần khám bác sĩ Da liễu để được kê đơn chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe!

Làm gì khi bị mọc nhọt?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin hỏi bác sĩ khi bị mọc mụn nhọt thì phải làm thế nào ạ? Mong bác sĩ giải đáp!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Nhọt là do nhiễm trùng ở các nang lông trước, sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Nguyên nhân thường do tụ cầu vàng gây nên. Bệnh có thể tự phát hoặc sau một số động tác làm da bị tổn thương như: cạo râu, chà xát, gãi, xây xước, mồ hôi ra nhiều, dùng xà phòng tắm có chất tẩy mạnh… Các vết xước này là cửa sổ để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong các nang lông và gây bệnh.

Để chữa trị mụn nhọt thì tại chỗ cần bôi betadin hoặc mỡ foban ngày 2 lần. Ngoài ra người bệnh phải dùng một đợt kháng sinh đặc biệt là khi tổn thương bị sưng tấy và có hạch. Nên dùng các thuốc hiệu lực mạnh như: cefixim, spiramycin… Thời gian uống thuốc từ 7-10 ngày tùy theo bác sĩ kê đơn.

Các tình huống tiên lượng có biến chứng thì phải sử dụng kháng sinh đường tiêm dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Can thiệp chích rạch tháo mủ khi tổn thương có dịch và mủ bùng nhùng bên trong. Có thể uống thêm các bài thuốc nam thanh nhiệt giải độc.

Chúc bạn luôn khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl