Mề đay là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da. Bệnh gây nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những sẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo triệu chứng ngứa.
Mẩn ngứa có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. Đặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh giới hạn trong vài tuần là mề đay cấp tính, bệnh trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính.
Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nhiễm ký sinh trùng trong máu, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Mề đay thể nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng nhóm thuốc chống dị ứng kháng
Histamin với thời gian từ một đến vài tuần kết hợp với việc tìm ra và loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu có. Đối với thể nặng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốc do phù nề đường hô hấp, cần nhập viện để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.
Dưới đây là một số hình ảnh ngứa da do bệnh sán chó (giun đũa chó)
Trường hợp của bạn có thể là một dạng mề đay cấp tính. Do vậy, việc cần thiết nhất là sớm tìm ra và loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Như chia sẻ bên trên, bệnh có thể là do ký sinh trùng trong máu, do thức ăn hay do tiếp xúc thường ngày như phấn hoa, bụi, nấm mốc... bạn đã khám da liễu và điều trị về gia liễu nhiều nơi không khỏi chúng tôi khuyên bạn nên xét nghiệm giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó trong máu và xét nghiệm thêm bộ dị ứng tìm nguyên nhân gây dị ứng để dự phòng. Tốt nhất bạn nên đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để làm xét nghiệm và điều trị.
Chúc bạn vui khỏe!
Mẩn ngứa có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. Đặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh giới hạn trong vài tuần là mề đay cấp tính, bệnh trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính.
Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nhiễm ký sinh trùng trong máu, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Mề đay thể nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng nhóm thuốc chống dị ứng kháng
Histamin với thời gian từ một đến vài tuần kết hợp với việc tìm ra và loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu có. Đối với thể nặng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốc do phù nề đường hô hấp, cần nhập viện để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.
Dưới đây là một số hình ảnh ngứa da do bệnh sán chó (giun đũa chó)
Trường hợp của bạn có thể là một dạng mề đay cấp tính. Do vậy, việc cần thiết nhất là sớm tìm ra và loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Như chia sẻ bên trên, bệnh có thể là do ký sinh trùng trong máu, do thức ăn hay do tiếp xúc thường ngày như phấn hoa, bụi, nấm mốc... bạn đã khám da liễu và điều trị về gia liễu nhiều nơi không khỏi chúng tôi khuyên bạn nên xét nghiệm giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó trong máu và xét nghiệm thêm bộ dị ứng tìm nguyên nhân gây dị ứng để dự phòng. Tốt nhất bạn nên đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để làm xét nghiệm và điều trị.
Chúc bạn vui khỏe!
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534