Vảy nến là bệnh lý tương đối khó chịu về da, bệnh dễ bùng phát và thường tái đi tái lại. Bệnh vẩy nến thông thường xảy ra do di truyền chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra cũng có thể do tác động của các yếu tố bên ngoài như môi trường, hóa chất độc hại. Tất cả đều là nguyên nhân gây ra căn bệnh vảy nến và biểu hiện qua các dấu hiệu ngay ở giai đoạn đầu. Người bệnh vẩy nến hay bị stress, tự ti về cơ thể do những biểu hiện trên da. Cần phải sớm nhận biết bệnh vảy nến ở giai đoạn đầu để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn.
Ở độ tuổi nào thường dễ mắc bệnh vảy nến nhất
Vảy nến là một trong những bệnh về da phổ biển ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Song cũng có ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần của người bệnh.
Thông thường bệnh vảy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 tuổi đến 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn 50 tuổi đến 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến hết cuộc đời hoặc bộc phát thành từng đợt riêng lẻ. Bệnh vẩy nến không khó để phát hiện, vì vậy khi mắc bệnh vảy nến cần chú ý điều trị sớm và kịp thời để tránh bệnh nặng khó chữa.
Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cần tránh
Người bị viêm da cơ địa nên kiêng những gì?
Nhận biết bệnh vẩy nến ở giai đoạn đầu qua những dấu hiệu sau
Bệnh vẩy nến gây ra những thương tổn trên da không khó để nhận biết. Tuy nhiên thực tế cũng có nhiều người nhầm lẫn bệnh vẩy nến với các triệu chứng bệnh lý ngoài da khác và chủ quan không chữa trị cũng như chữa không đúng cách khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Giai đoạn đầu bệnh vẩy nến thường có những triệu chứng như:
Trên da xuất hiện những lớp vảy như vảy cá, có màu đỏ gây tổn thương da. Thông thường các thương tổn này xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc chân. Nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ có ảnh hưởng và liên quan tới các khớp gây ra bệnh viêm khớp vẩy nến rất nguy hiểm.
-Các tế bào da chết dày lên, những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển. Ở sâu dưới vảy có màu hồng còn phía trên vảy da thì có màu trắng. Những mảng này có thể khởi phát với diện tích nhỏ và sau đó có thể lan rộng dần thành những mảng lớn hơn.
-Tình trạng thương tổn trên da, các lớp da bong tróc có dấu hiệu bị lan rộng ra vùng da đầu, vùng đầu gối, khuỷu tay, nặng có khi lan ra toàn thân. Tuy vậy, dấu hiệu rõ rệt nhất vẫn là ở vùng móng tay, móng chân thường gọi là bệnh vẩy nến móng tay hoặc móng chân.
Cần xử lí nhanh khi bị vảy nến
-Khi bị bệnh vảy nến người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol….): nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến. Có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên, khi dùng trong thời gian dài, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch.
-Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene…) thường được sử dụng trong điều trị vảy nến nặng. Đã đề kháng với các thuốc điều trị khác mà không khỏi. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này khá nguy hiểm, có thể gây quái thai, kích ứng da.
Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…): thường được sử dụng trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu. Loại thuốc này gây kích ứng da nên tránh sử dụng trên vùng da mặt.
-Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab), thường được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường. Thuốc này gây độc tính ở thận, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng.
-Methoxsalen: một chất bắt sáng được dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến nặng.
-Acid salicylic: có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thưởng hóa lớp sừng ở da.
-Polytar: chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
Người mắc bệnh vảy nến cần chú ý những điều sau
Với những dấu hiệu nêu trên khi phát hiện bệnh các bạn cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Cùng với đó hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả sau đây:
Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày.
-Tránh tiếp xúc với hóa chất.
-Giữ ẩm cho da với các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Khi da khô có thể gây nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn tại vùng da bị vảy nến.
-Bạn cũng nên luyện tập, vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin.
-Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ giữ ẩm da và loại bỏ các yếu tố có hại.
Trên đây là những dấu hiệu và các loại thuốc có thể khắc chế được bệnh vảy nến. Nếu xảy ra các trường hợp đó bạn nên sử dụng theo ý kiến bác sĩ cũng như tư vấn về tình trạng căn bệnh hiện tại sử dụng hợp lý thuốc.
Ở độ tuổi nào thường dễ mắc bệnh vảy nến nhất
Vảy nến là một trong những bệnh về da phổ biển ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Song cũng có ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần của người bệnh.
Thông thường bệnh vảy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 tuổi đến 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn 50 tuổi đến 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến hết cuộc đời hoặc bộc phát thành từng đợt riêng lẻ. Bệnh vẩy nến không khó để phát hiện, vì vậy khi mắc bệnh vảy nến cần chú ý điều trị sớm và kịp thời để tránh bệnh nặng khó chữa.
Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cần tránh
Người bị viêm da cơ địa nên kiêng những gì?
Nhận biết bệnh vẩy nến ở giai đoạn đầu qua những dấu hiệu sau
Bệnh vẩy nến gây ra những thương tổn trên da không khó để nhận biết. Tuy nhiên thực tế cũng có nhiều người nhầm lẫn bệnh vẩy nến với các triệu chứng bệnh lý ngoài da khác và chủ quan không chữa trị cũng như chữa không đúng cách khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Giai đoạn đầu bệnh vẩy nến thường có những triệu chứng như:
Trên da xuất hiện những lớp vảy như vảy cá, có màu đỏ gây tổn thương da. Thông thường các thương tổn này xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc chân. Nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ có ảnh hưởng và liên quan tới các khớp gây ra bệnh viêm khớp vẩy nến rất nguy hiểm.
-Các tế bào da chết dày lên, những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển. Ở sâu dưới vảy có màu hồng còn phía trên vảy da thì có màu trắng. Những mảng này có thể khởi phát với diện tích nhỏ và sau đó có thể lan rộng dần thành những mảng lớn hơn.
-Tình trạng thương tổn trên da, các lớp da bong tróc có dấu hiệu bị lan rộng ra vùng da đầu, vùng đầu gối, khuỷu tay, nặng có khi lan ra toàn thân. Tuy vậy, dấu hiệu rõ rệt nhất vẫn là ở vùng móng tay, móng chân thường gọi là bệnh vẩy nến móng tay hoặc móng chân.
Cần xử lí nhanh khi bị vảy nến
-Khi bị bệnh vảy nến người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol….): nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến. Có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên, khi dùng trong thời gian dài, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch.
-Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene…) thường được sử dụng trong điều trị vảy nến nặng. Đã đề kháng với các thuốc điều trị khác mà không khỏi. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này khá nguy hiểm, có thể gây quái thai, kích ứng da.
Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…): thường được sử dụng trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu. Loại thuốc này gây kích ứng da nên tránh sử dụng trên vùng da mặt.
-Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab), thường được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường. Thuốc này gây độc tính ở thận, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng.
-Methoxsalen: một chất bắt sáng được dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến nặng.
-Acid salicylic: có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thưởng hóa lớp sừng ở da.
-Polytar: chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
Người mắc bệnh vảy nến cần chú ý những điều sau
Với những dấu hiệu nêu trên khi phát hiện bệnh các bạn cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Cùng với đó hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả sau đây:
Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày.
-Tránh tiếp xúc với hóa chất.
-Giữ ẩm cho da với các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Khi da khô có thể gây nứt nẻ và bong tróc nhiều hơn tại vùng da bị vảy nến.
-Bạn cũng nên luyện tập, vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin.
-Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ giữ ẩm da và loại bỏ các yếu tố có hại.
Trên đây là những dấu hiệu và các loại thuốc có thể khắc chế được bệnh vảy nến. Nếu xảy ra các trường hợp đó bạn nên sử dụng theo ý kiến bác sĩ cũng như tư vấn về tình trạng căn bệnh hiện tại sử dụng hợp lý thuốc.