Những nguyên nhân bạn cần tránh gây ra bệnh vảy nến


XuanThanh8973

Member
245
0
16
35
Xu
0
Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da phổ biến trong các bệnh liên quan tới bệnh da liễu hiện nay. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, vẩy nến chiếm từ 3 – 5% số bệnh nhân đến khám tại các chuyên khoa da liễu. Bệnh thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng tới tâm lý và tính thẩm mỹ của người mắc phải.

Bệnh vẩy nến thường có một số biểu hiện đáng sợ như làn da bị mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp. Bệnh có thể xuất ở tay, chân. Trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vẩy nến và làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm cũng rất đa dạng. Vì vậy mỗi người cần hiểu rõ nguyên nhân chính xác gây nên bệnh để có các biện pháp tránh xa các yếu tố đó.

Sự xuất hiện vẩy nến do đâu?


Bệnh vẩy nến thường có những biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục. Những biểu hiện đáng sợ ngoài da cùng tâm lý lo lắng lây nhiễm của những người xung quanh khiến bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Có những nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cần biết và phòng tránh sau đây:

Yếu tố di truyền: Theo thống kê và nghiên cứu thì có khoảng 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến khi sinh con ra có nguy cơ di truyền sang con.

Căng thẳng, stress: Môi trường sống, công việc căng thẳng, áp lực tâm lý, lo lắng, xấu hổ, tự ti. Tất cả có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trong một số trường hợp thì sẽ làm bùng phát bệnh.

Rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết trong cơ thể cũng là một nguyên nhân gây bệnh vẩy nến.

Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh vẩy nến xuất hiện là do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virut. Thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

Do môi trường – Thời tiết: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có vẩy nến. Thời tiết lạnh khô có thể làm da bạn bị khô, làm cơ hội cho bệnh tái phát cao hơn.

Sử dụng chất kích thích: Uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng chất có cồn có thể gia tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tuy chưa có nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Nhưng theo một số thống kê từ nhiều người mắc bệnh vẩy nến thì đây cũng là một yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh.

Ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia tốt cho da và sự phát triển cơ thể. Nhưng cũng luôn ẩn chứa các hiểm họa như tia tử ngoại. Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10h sáng đến 15h chiều. Điều này không chỉ là yếu tố gây phát sinh bệnh vẩy nến mà còn có thể bị ung thư da.

Do nhiễm khuẩn: Trong quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn. Hoặc có thể do dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.

Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính, dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh. Đặc biệt là đối với các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid. Những loại thuốc này có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.

Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vẩy nến

Làm thế nào để biết mình đang mắc bệnh vẩy nến?

Căn cứ vào những dấu hiệu cụ thể xuất hiện trên bề mặt da mà đoán biết bệnh. Thông thường khi mắc bệnh vẩy nến thường có một số biểu hiện sau đây:

Vùng da bị tổn thương thường có màu đỏ, vảy đỏ với vảy trắng phủ lên như sáp nến. Lớp vảy dày, nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong tróc. Kích thước to nhỏ khác nhau.

-Có khoảng 30 – 40% bệnh nhân vảy nến bị tổn thương ở móng tay, móng chân. Các móng thường bị ngả màu vàng đục, có chấm lỗ rỗ trên bề mặt móng.

-Khi bị vẩy nến có thể gây thương tổn khớp. Biểu hiện này thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, cứng khớp, lệch khớp. Bệnh nặng sẽ làm cho người bệnh đi lại khó khăn, đau nhức khắp cơ thể.

Những điều cần lưu ý đối với người bị bệnh vẩy nến

Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh vảy nến là tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh. Người mắc bệnh vẩy nến nên lưu ý một số điều sau:

Áp dụng lối sống khoa học, ăn uống đủ chất, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.

-Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.

-Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều hoa quả tươi, các loại chứa nhiều chất xơ như họ rau cải. Các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua.

-Thường xuyên uống nước, mỗi ngày uống ít nhất hai lít nước.

-Hạn chế căng thẳng, stress, vận động nhẹ nhàng hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl