Từ tháng 6 - 2011 đến nay, hàng trăm bệnh nhân nghèo chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng được miễn phí hoàn toàn.
Trước đây, mặc dù có BHYT nhưng nhiều bệnh nhân điều trị tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện (BV) Đa khoa Đà Nẵng vẫn phải chi trả mỗi tháng vài triệu đồng để duy trì sự sống với căn bệnh suy thận mãn. Nhiều gia đình đã phải khánh kiệt do điều trị lâu. Nhưng nay, với việc được chạy thận nhân tạo miễn phí, nỗi lo chi phí gần như được họ trút bỏ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Đa, Trưởng Khoa Thận nhân tạo - BV Đa khoa Đà Nẵng, cho biết sau một lần tới thăm khoa, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cùng lãnh đạo TP Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương chi ngân sách TP hỗ trợ chi phí đồng chi trả BHYT (từ 5% - 10%, tùy đối tượng) cho bệnh nhân chạy thận có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Kết quả từ tháng 6 - 2011 đến nay, hàng trăm bệnh nhân nghèo chạy thận tại BV Đa khoa Đà Nẵng được miễn phí hoàn toàn. Trung bình mỗi tháng, số tiền mà ngân sách TP Đà Nẵng chi cho phần đồng chi trả BHYT cho các bệnh nhân suy thận mãn lên đến 60 triệu đồng.
Bà Lê Thị Ái (55 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã bị căn bệnh suy thận mãn từ năm 31 tuổi. Cho đến nay, bà đã có hơn 14 năm chạy thận tại BV Đa khoa Đà Nẵng. Bà Ái cho hay trước đây, gia đình bà thuộc diện khá giả nhưng từ khi bà đổ bệnh, mọi tài sản trong nhà cũng được bán tháo để lấy tiền chữa bệnh. Cuối cùng, khi cầm cự không nổi, gia đình bà phải bán căn nhà lớn ở trung tâm TP để mua một căn nhà nhỏ ở tạm.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Đa, Trưởng Khoa Thận nhân tạo - BV Đa khoa Đà Nẵng, thăm khám cho chị Trần Thị Hải Vinh trong lúc chạy thận.
Từ khi có chính sách miễn phí hoàn toàn viện phí cho bệnh nhân BHYT, gia đình bà Ái mới được an lòng. Bệnh nhân Dương Quang Sanh (41 tuổi, quê Quảng Nam) cho hay trước đây, trung bình mỗi tháng, anh phải chi trả 1,6 triệu đồng tiền chạy thận nhân tạo. Gia đình anh đã phải vay ngân hàng để lấy tiền chữa bệnh cho anh. “Giờ tôi đã có thể yên tâm chữa bệnh mà không lo lắng về vấn đề tiền bạc nữa” - anh Sanh nói.
Cũng có nhiều người bệnh đi làm ăn tại TPHCM, biết được chính sách trên đã trở về Đà Nẵng để được điều trị. Chị Trần Thị Hải Vinh (41 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết chị có hơn 10 năm chạy thận nhân tạo ở TPHCM, mỗi tháng chị phải trả hơn 5 triệu đồng viện phí. Bao nhiêu tiền bạc làm ra cũng chỉ đủ đổ vào tiền chữa bệnh. Đến lúc tưởng không còn kham nổi thì chị mới biết Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ nên trở về điều trị.
Bên cạnh chính sách của TP Đà Nẵng, cách làm của BV Đa khoa trong việc chia sẻ, hỗ trợ bệnh nhân chạy thận cũng rất đáng ghi nhận. Biết những người mắc căn bệnh này có hoàn cảnh khó khăn, Khoa Thận nhân tạo của BV đã lập ban từ thiện để giúp đỡ người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ bệnh nhân suy thận mãn đang điều trị ở đây để họ có một cuộc sống đầy đủ hơn, có tinh thần thoải mái để chống chọi với bệnh tật.
nld.com.vn
Trước đây, mặc dù có BHYT nhưng nhiều bệnh nhân điều trị tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện (BV) Đa khoa Đà Nẵng vẫn phải chi trả mỗi tháng vài triệu đồng để duy trì sự sống với căn bệnh suy thận mãn. Nhiều gia đình đã phải khánh kiệt do điều trị lâu. Nhưng nay, với việc được chạy thận nhân tạo miễn phí, nỗi lo chi phí gần như được họ trút bỏ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Đa, Trưởng Khoa Thận nhân tạo - BV Đa khoa Đà Nẵng, cho biết sau một lần tới thăm khoa, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cùng lãnh đạo TP Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương chi ngân sách TP hỗ trợ chi phí đồng chi trả BHYT (từ 5% - 10%, tùy đối tượng) cho bệnh nhân chạy thận có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Kết quả từ tháng 6 - 2011 đến nay, hàng trăm bệnh nhân nghèo chạy thận tại BV Đa khoa Đà Nẵng được miễn phí hoàn toàn. Trung bình mỗi tháng, số tiền mà ngân sách TP Đà Nẵng chi cho phần đồng chi trả BHYT cho các bệnh nhân suy thận mãn lên đến 60 triệu đồng.
Bà Lê Thị Ái (55 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã bị căn bệnh suy thận mãn từ năm 31 tuổi. Cho đến nay, bà đã có hơn 14 năm chạy thận tại BV Đa khoa Đà Nẵng. Bà Ái cho hay trước đây, gia đình bà thuộc diện khá giả nhưng từ khi bà đổ bệnh, mọi tài sản trong nhà cũng được bán tháo để lấy tiền chữa bệnh. Cuối cùng, khi cầm cự không nổi, gia đình bà phải bán căn nhà lớn ở trung tâm TP để mua một căn nhà nhỏ ở tạm.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Đa, Trưởng Khoa Thận nhân tạo - BV Đa khoa Đà Nẵng, thăm khám cho chị Trần Thị Hải Vinh trong lúc chạy thận.
Cũng có nhiều người bệnh đi làm ăn tại TPHCM, biết được chính sách trên đã trở về Đà Nẵng để được điều trị. Chị Trần Thị Hải Vinh (41 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết chị có hơn 10 năm chạy thận nhân tạo ở TPHCM, mỗi tháng chị phải trả hơn 5 triệu đồng viện phí. Bao nhiêu tiền bạc làm ra cũng chỉ đủ đổ vào tiền chữa bệnh. Đến lúc tưởng không còn kham nổi thì chị mới biết Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ nên trở về điều trị.
Bên cạnh chính sách của TP Đà Nẵng, cách làm của BV Đa khoa trong việc chia sẻ, hỗ trợ bệnh nhân chạy thận cũng rất đáng ghi nhận. Biết những người mắc căn bệnh này có hoàn cảnh khó khăn, Khoa Thận nhân tạo của BV đã lập ban từ thiện để giúp đỡ người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ bệnh nhân suy thận mãn đang điều trị ở đây để họ có một cuộc sống đầy đủ hơn, có tinh thần thoải mái để chống chọi với bệnh tật.
nld.com.vn