Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì lâu dài bệnh sẽ tiến triển và trở nặng. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và có thể gây ra những biến chứng khác, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, chúng tôi muốn đem đến cho bậc phụ huynh cách làm giảm bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu quả và an toàn nhất.
Những phương pháp phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ em
1. Làm đặc thức ăn
- Đối với những trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ, nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một chút, tránh cho bé bú quá no.
- Đối với những bé bắt đầu ăn dặm hoặc đã ăn được bột, các mẹ có thể pha sao cho bột đặc hơn hoặc pha thêm 1 chút bột gạo vào sữa.
- Việc làm đặc thức ăn cho trẻ có thể làm giảm tình trạng nôn trớ, bé cũng sẽ bớt quấy khóc khi ăn hơn. Bên cạnh đó, thức ăn đặc còn giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, các mẹ không nên pha quá đặc sẽ làm trẻ dễ bị táo bón và khó chịu.
2. Sử dụng sữa có đạm thủy phân cho bé bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em có đến 20% là do bị dị ứng với sữa bò thường. Tình trạng này sẽ được cải thiện rõ rệt sau khi cho bé ngừng uống sữa bò một thời gian dài.
- Thay vì sử dụng sữa bò thì các mẹ nên cho bé sử dụng các loại sữa có đạm thủy phân, sẽ làm giảm tỉ lệ dị ứng tốt hơn. Không những thế, loại sữa này cũng giúp bé tiêu hóa một cách tốt hơn. Một số loại sữa thủy phân trên thị trường mà các mẹ nên dùng như Pregestimil, NAN HA (Nestle) và Dumex HA(Dumex)...
Nếu chẳng may bị đau dạ dày thì các mẹ hãy xem ngay thuốc chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn và hiệu quả.
Cách cho bé ăn đúng đắn khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
- Mỗi ngày cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa một ít thay vì ăn bữa lớn.
- Tránh cho trẻ bú hơi: Trong lúc cho trẻ bú, các mẹ nên nghiêng bình để sữa xuống đều hơn, trẻ sẽ không bị mút hơi. Khi bú nên cho bé nghỉ và ợ hơi sau mỗi 30-60ml sữa.
- Nếu như bé bị trớ hay trào ngược dạ dày thực quản thì nên vuốt nhẹ và xoa lòng bàn chân của bé. Nếu bé bị sặc, hãy dùng lực vừa đủ vỗ vào lưng và cho bé nằm nghiêng để chảy sữa ra.
- Nếu bé có dấu hiệu ho sặc sụa không giảm, tím tái thì phải đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
Những thực phẩm làm tăng chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
- Nước ép cam, bưởi.
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ (như chiên, nướng...)
- Những món được chế biến từ cà chua hay xốt cà chua.
- Tỏi và hành cay.
Để làm giảm chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thì sau khi ăn các mẹ nên:
- Bế bé đứng thẳng trong khoảng 20-30 phút hoặc để bé đứng chơi (nếu bé đã tự đứng được).
- Không được ru trẻ ngủ ngay sau khi ăn. Tốt nhất nên cho trẻ ngủ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau khi ăn.
- Dùng gối kê đầu cho trẻ vừa phải, không được quá thấp cũng không được quá cao, sao cho đầu bé cao khoảng 30 độ là tốt nhất.
Trên là những cách làm giảm trào ngược dạ dày ở trẻ em được các chuyên gia khuyên áp dụng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hơn về căn bệnh khó chịu này ở trẻ em. Từ đó, có những biện pháp khắc phục cũng như phòng tránh hiệu quả, giúp cho bé phát triển tốt hơn và không nguy hại đến sức khỏe về sau.
Vậy bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Những phương pháp phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ em
1. Làm đặc thức ăn
- Đối với những trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ, nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một chút, tránh cho bé bú quá no.
- Đối với những bé bắt đầu ăn dặm hoặc đã ăn được bột, các mẹ có thể pha sao cho bột đặc hơn hoặc pha thêm 1 chút bột gạo vào sữa.
- Việc làm đặc thức ăn cho trẻ có thể làm giảm tình trạng nôn trớ, bé cũng sẽ bớt quấy khóc khi ăn hơn. Bên cạnh đó, thức ăn đặc còn giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, các mẹ không nên pha quá đặc sẽ làm trẻ dễ bị táo bón và khó chịu.
2. Sử dụng sữa có đạm thủy phân cho bé bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em có đến 20% là do bị dị ứng với sữa bò thường. Tình trạng này sẽ được cải thiện rõ rệt sau khi cho bé ngừng uống sữa bò một thời gian dài.
- Thay vì sử dụng sữa bò thì các mẹ nên cho bé sử dụng các loại sữa có đạm thủy phân, sẽ làm giảm tỉ lệ dị ứng tốt hơn. Không những thế, loại sữa này cũng giúp bé tiêu hóa một cách tốt hơn. Một số loại sữa thủy phân trên thị trường mà các mẹ nên dùng như Pregestimil, NAN HA (Nestle) và Dumex HA(Dumex)...
Nếu chẳng may bị đau dạ dày thì các mẹ hãy xem ngay thuốc chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn và hiệu quả.
Cách cho bé ăn đúng đắn khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
- Mỗi ngày cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa một ít thay vì ăn bữa lớn.
- Tránh cho trẻ bú hơi: Trong lúc cho trẻ bú, các mẹ nên nghiêng bình để sữa xuống đều hơn, trẻ sẽ không bị mút hơi. Khi bú nên cho bé nghỉ và ợ hơi sau mỗi 30-60ml sữa.
- Nếu như bé bị trớ hay trào ngược dạ dày thực quản thì nên vuốt nhẹ và xoa lòng bàn chân của bé. Nếu bé bị sặc, hãy dùng lực vừa đủ vỗ vào lưng và cho bé nằm nghiêng để chảy sữa ra.
- Nếu bé có dấu hiệu ho sặc sụa không giảm, tím tái thì phải đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
Những thực phẩm làm tăng chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
- Nước ép cam, bưởi.
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ (như chiên, nướng...)
- Những món được chế biến từ cà chua hay xốt cà chua.
- Tỏi và hành cay.
Để làm giảm chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thì sau khi ăn các mẹ nên:
- Bế bé đứng thẳng trong khoảng 20-30 phút hoặc để bé đứng chơi (nếu bé đã tự đứng được).
- Không được ru trẻ ngủ ngay sau khi ăn. Tốt nhất nên cho trẻ ngủ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau khi ăn.
- Dùng gối kê đầu cho trẻ vừa phải, không được quá thấp cũng không được quá cao, sao cho đầu bé cao khoảng 30 độ là tốt nhất.
Trên là những cách làm giảm trào ngược dạ dày ở trẻ em được các chuyên gia khuyên áp dụng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hơn về căn bệnh khó chịu này ở trẻ em. Từ đó, có những biện pháp khắc phục cũng như phòng tránh hiệu quả, giúp cho bé phát triển tốt hơn và không nguy hại đến sức khỏe về sau.
Vậy bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?