Viêm loét giác mạc (VLGM) do nấm là một bệnh nhiễm nấm ở mắt. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây giảm thị lực, mù lòa thậm chí phải bỏ mắt.
Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương mắt, khởi đầu lặng lẽ, âm ỉ, tiến triển chậm, kích thích ít và kéo dài. Bệnh bùng phát dữ dội khi bệnh nhân có sử dụng corticoit.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét giác mạc, trong đó VLGM do nấm là nguyên nhân đứng thứ hai sau vi khuẩn về tần suất gặp. Tiên lượng của VLGM do nấm thường xấu hơn do khó chẩn đoán khi chỉ dựa vào lâm sàng mà không có điều kiện chẩn đoán bằng cận lâm sàng.
Theo thống kê của phòng vi sinh, Khoa Xét nghiệm tổng hợp - Bệnh viện Mắt Trung ương trong 2 năm 2006 và 2007, có 1.477 trường hợp được chẩn đoán VLGM do nấm chiếm 1/3 trong tổng số bệnh nhân bị VLGM đến làm xét nghiệm. Qua hỏi và phân tích một số các yếu tố như nghề nghiệp, tiền sử bị bệnh, thời gian từ khi bị bệnh đến khi tới khám, chúng tôi thấy đa số bệnh nhân bị VLGM do nấm làm nghề nông, bị bệnh sau khi bị chấn thương (bụi, lá lúa, hạt thóc, cành cây, mảnh sắt, ...) bắn vào mắt, thời gian từ khi bị bệnh tới khi đến Bệnh viện Mắt Trung ương thường bị kéo dài do đã được điều trị tại địa phương như các phòng khám tư nhân, trạm y tế xã, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh sau khi điều trị không khỏi.
Theo một số các báo cáo trước đây, VLGM do nấm xuất hiện nhiều vào mùa xuân hè nhưng theo thống kê của chúng tôi trong những năm gần đây, bệnh xuất hiện tăng lên vào những tháng đầu mùa xuân, cuối mùa hè và cả mùa đông.
1. Các loài nấm gây viêm loét giác mạc
Nấm gây bệnh được chia thành hai loại:
- Nấm men: đơn bào, hình tròn, hình trứng có hoặc không có chồi.
- Nấm sợi: đa bào, hình ống, phân nhánh có hoặc không có vách ngăn.
Các loài nấm thường hay gây bệnh VLGM là loài nấm sợi gồm: Fusarium, Aspergillus, Curvularia, Cephalosporum, Cylindrocarpon, Penicillin và một số nấm sợi khác.
2. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm
VLGM do nấm được ghi nhận ở tất cả các vùng trên thế giới với tỉ lệ khác nhau, nhưng ở các nước vùng nhiệt đới khí hậu nóng và ẩm như nước ta là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm. VLGM do nấm xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm giác mạc, trong đó hay gặp nhất là chấn thương, những chấn thương như hạt thóc, lá lúa, lá mía, cành cây, bụi, côn trùng, mảnh kính vỡ, mảnh sắt ,… vào mắt. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt, ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch.
3. Chẩn đoán cận lâm sàng
Trong điều trị VLGM do nấm việc chẩn đoán xác định sớm có vai trò quan
trọng trong công tác điều trị. Bệnh nhân được sử dụng thuốc chống nấm ngay từ đầu làm tăng hiệu quả của thuốc đồng thời giảm thời gian cũng như chi phí điều trị.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, kĩ thuật ELISA, kĩ thuật PCR, ... do điều kiện trang bị phòng thí nghiệm còn hạn chế nên hiện tại phòng xét nghiệm vi sinh - Bệnh viện Mắt Trung ương mới chỉ áp dụng phương pháp soi tươi, soi trực tiếp và nuôi cấy định danh loài nấm.
Soi tươi: cho kết quả nhanh, xác định được có nấm hay không có nấm nhưng chỉ phát hiện được nấm sợi khó phát hiện được nấm men.
Soi trực tiếp: các kĩ thuật thường dùng để chẩn đoán nấm là: nhuộm Gram, nhuộm đơn Xanh metylen, nhuộm Giemsa, nhuộm P.A.S.
Nuôi cấy định danh loài nấm: đa số các loài nấm gây VLGM chỉ trong 2-3 ngày đã mọc nhưng cũng có những trường hợp phải tới 5-7 ngày nấm mới mọc. Thạch Sabouraud có thêm kháng sinh (Gentamycin hoặc Chloramphenicol) để ở nhiệt độ < 300C là môi trường thích hợp để nuôi cây nấm. Để định danh loài nấm gây bệnh phải dựa vào quan sát đại thể, vi thể và tính chất sinh lí của nấm sau khi đã được nuôi cấy trên môi trường.
- Nấm men giống như khuẩn lạc của vi khuẩn tạo thành khóm phẳng, mịn, sinh trưởng nhanh chóng từ 2-4 ngày.
- Nấm sợi: là những sợi phát triển từ tâm ra xung quanh, có lông mịn mọc trên môi trường thạch và có dạng sợi bông mọc trong môi trường canh thang.
4. Điều trị VLGM do nấm
Theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa mắt trên từng trường hợp cụ thể và mức độ nặng nhẹ.
5. Phòng bệnh VLGM do nấm
VLGM có nhiều yếu tố nguy cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển và cũng là một bệnh nặng, để lại nhiều hậu quả gây gánh nặng cho gia đình cũng như cho cộng đồng. Do đó, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng bằng các biện pháp như tuyên truyền giáo dục ý thức vệ sinh cho cộng đồng, cũng như biết cách sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ khi làm việc, sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi đường. Khi bị bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.
(Theo vnio)
Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương mắt, khởi đầu lặng lẽ, âm ỉ, tiến triển chậm, kích thích ít và kéo dài. Bệnh bùng phát dữ dội khi bệnh nhân có sử dụng corticoit.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét giác mạc, trong đó VLGM do nấm là nguyên nhân đứng thứ hai sau vi khuẩn về tần suất gặp. Tiên lượng của VLGM do nấm thường xấu hơn do khó chẩn đoán khi chỉ dựa vào lâm sàng mà không có điều kiện chẩn đoán bằng cận lâm sàng.
Theo thống kê của phòng vi sinh, Khoa Xét nghiệm tổng hợp - Bệnh viện Mắt Trung ương trong 2 năm 2006 và 2007, có 1.477 trường hợp được chẩn đoán VLGM do nấm chiếm 1/3 trong tổng số bệnh nhân bị VLGM đến làm xét nghiệm. Qua hỏi và phân tích một số các yếu tố như nghề nghiệp, tiền sử bị bệnh, thời gian từ khi bị bệnh đến khi tới khám, chúng tôi thấy đa số bệnh nhân bị VLGM do nấm làm nghề nông, bị bệnh sau khi bị chấn thương (bụi, lá lúa, hạt thóc, cành cây, mảnh sắt, ...) bắn vào mắt, thời gian từ khi bị bệnh tới khi đến Bệnh viện Mắt Trung ương thường bị kéo dài do đã được điều trị tại địa phương như các phòng khám tư nhân, trạm y tế xã, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh sau khi điều trị không khỏi.
Theo một số các báo cáo trước đây, VLGM do nấm xuất hiện nhiều vào mùa xuân hè nhưng theo thống kê của chúng tôi trong những năm gần đây, bệnh xuất hiện tăng lên vào những tháng đầu mùa xuân, cuối mùa hè và cả mùa đông.
1. Các loài nấm gây viêm loét giác mạc
Nấm gây bệnh được chia thành hai loại:
- Nấm men: đơn bào, hình tròn, hình trứng có hoặc không có chồi.
- Nấm sợi: đa bào, hình ống, phân nhánh có hoặc không có vách ngăn.
Các loài nấm thường hay gây bệnh VLGM là loài nấm sợi gồm: Fusarium, Aspergillus, Curvularia, Cephalosporum, Cylindrocarpon, Penicillin và một số nấm sợi khác.
2. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm
VLGM do nấm được ghi nhận ở tất cả các vùng trên thế giới với tỉ lệ khác nhau, nhưng ở các nước vùng nhiệt đới khí hậu nóng và ẩm như nước ta là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm. VLGM do nấm xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm giác mạc, trong đó hay gặp nhất là chấn thương, những chấn thương như hạt thóc, lá lúa, lá mía, cành cây, bụi, côn trùng, mảnh kính vỡ, mảnh sắt ,… vào mắt. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt, ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch.
3. Chẩn đoán cận lâm sàng
Trong điều trị VLGM do nấm việc chẩn đoán xác định sớm có vai trò quan
trọng trong công tác điều trị. Bệnh nhân được sử dụng thuốc chống nấm ngay từ đầu làm tăng hiệu quả của thuốc đồng thời giảm thời gian cũng như chi phí điều trị.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, kĩ thuật ELISA, kĩ thuật PCR, ... do điều kiện trang bị phòng thí nghiệm còn hạn chế nên hiện tại phòng xét nghiệm vi sinh - Bệnh viện Mắt Trung ương mới chỉ áp dụng phương pháp soi tươi, soi trực tiếp và nuôi cấy định danh loài nấm.
Soi tươi: cho kết quả nhanh, xác định được có nấm hay không có nấm nhưng chỉ phát hiện được nấm sợi khó phát hiện được nấm men.
Soi trực tiếp: các kĩ thuật thường dùng để chẩn đoán nấm là: nhuộm Gram, nhuộm đơn Xanh metylen, nhuộm Giemsa, nhuộm P.A.S.
Nuôi cấy định danh loài nấm: đa số các loài nấm gây VLGM chỉ trong 2-3 ngày đã mọc nhưng cũng có những trường hợp phải tới 5-7 ngày nấm mới mọc. Thạch Sabouraud có thêm kháng sinh (Gentamycin hoặc Chloramphenicol) để ở nhiệt độ < 300C là môi trường thích hợp để nuôi cây nấm. Để định danh loài nấm gây bệnh phải dựa vào quan sát đại thể, vi thể và tính chất sinh lí của nấm sau khi đã được nuôi cấy trên môi trường.
- Nấm men giống như khuẩn lạc của vi khuẩn tạo thành khóm phẳng, mịn, sinh trưởng nhanh chóng từ 2-4 ngày.
- Nấm sợi: là những sợi phát triển từ tâm ra xung quanh, có lông mịn mọc trên môi trường thạch và có dạng sợi bông mọc trong môi trường canh thang.
4. Điều trị VLGM do nấm
Theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa mắt trên từng trường hợp cụ thể và mức độ nặng nhẹ.
5. Phòng bệnh VLGM do nấm
VLGM có nhiều yếu tố nguy cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển và cũng là một bệnh nặng, để lại nhiều hậu quả gây gánh nặng cho gia đình cũng như cho cộng đồng. Do đó, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng bằng các biện pháp như tuyên truyền giáo dục ý thức vệ sinh cho cộng đồng, cũng như biết cách sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ khi làm việc, sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi đường. Khi bị bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.
(Theo vnio)