Bình phục thần kì nhờ An Cung Trúc Hoàn


fansipan

Member
214
0
16
32
Hà Nội
thanyviet.vn
Xu
0
Gặp cụ ông bị tai biến tái đi phát lại liệt nửa người được cứu sống bất ngờ, viết cả tập thơ về “lọ thuốc ân nhân” độc đáo từ 300 năm trước của Việt Nam

Cụ ông Nguyễn Quang Thành (xóm 3, xã Hải Cường, Hải Hậu – Nam Định) bị tai biến 3-4 lần, từng liệt nửa người, khỏi bệnh gần như hoàn toàn khi sử dụng thuốc AN CUNG TRÚC HOÀN của lương y Nguyễn Quý Thanh. Khỏi bệnh xong, ông lại được trời phú cho khả năng làm thơ. Ông làm cả tập thơ về bài thuốc bí truyền đã cứu sống ông và gọi bài thuốc là “ân nhân AN CUNG TRÚC HOÀN”.

Tai biến tái đi phát lại, bác sỹ bó tay
Cũng không mất nhiều thời gian lắm để chúng tôi tìm về gia đình cụ Nguyễn Quang Thành bởi người dân cho hay, cứ nhìn thầy cụ nào chống gậy, đi tập tễnh ở xóm 3, xã Hải Cường (Hải Hậu – Nam Định) thì là cụ Thành đấy.

Đúng như những gì người dân chỉ, chúng tôi tìm đến nhà ông đúng lúc ông đi tập về. Nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên lưng áo, nụ cười tươi rói trên gương mặt đã hằn lên những vết chân chim mới thấy hết sự nỗ lực vượt lên bệnh tật từ cụ ông đã 70 tuổi.

Tháng Giêng năm 2007, ông Thành bị tai biến vỡ mạch máu não. Kết quả chẩn đoán của các bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho thấy: Ông bị huyết lan rộng ra 9 cm2 , nằm hôn mê bất động đúng 9 ngày trời. Lúc này, các bác sĩ tây y cũng bó tay, cho ông thở ô xy được ngày nào hay ngày đó.

“Đến ngày thứ 10, tôi tỉnh táo lại và lúc đó nhận thức được 1 chút nên cố gắng hết sức để gượng ngồi dậy. Các bác sĩ bảo với tôi là tỉ lệ hàng vạn người mới có 1 trường hợp hy hữu như tôi may mắn vượt qua”, ông Thành vừa cười vừa kể.


Ông thành ngồi bên vợ và những đồng đội năm xưa
Ông từng đi bộ đội 20 năm, làm công tác chính trị; không mê tín nhưng ông luôn tin là có chút liên quan đến tâm linh và có quý nhân phù trợ.

Đúng như ông kể, lần đầu phát bệnh năm 2007, ông thoát án tử một cách kỳ diệu. Tuy nhiên, những di chứng để lại cho ông vô cùng nặng nề. Rồi các năm tiếp theo, nhất là năm 2009 “chạy chữa khắp nơi, gia đình có bao nhiêu tài sản đã bán hết, rồi vay mượn. Hết viện nọ đến thuốc kia. Nhưng chẳng ăn thua”, ông Thành trầm giọng nói.

Đỉnh điểm là cuối năm 2012, ông nhập viện cấp cứu trong tình trạng lưỡi đã cứng, nửa thân người không còn cảm giác. Ông Thành tiếp tục tâm sự: “Các con tìm đủ mọi cách cứu chữa để giữ lại mạng sống cho bố. Lúc này, tôi nghĩ đành xuôi tay để vợ và các con bớt khổ. Bởi suốt ngày từ ăn, vệ sinh…. đều trên chiếc giường nhỏ. Thà mình chết quách đi cho rồi”.

Khỏi bệnh tai biến mạch máu não một cách kì diệu nhờ An Cung Trúc Hoàn
Tuy tuổi đã cao, nhưng ông vẫn giữ được thói quen. Hàng ngày, ông vẫn đọc báo điện tử bằng chiếc điện thoại con cháu mua cho. Như có một chút “duyên” nên ông đã đọc được bài báo viết về Lương y Nguyễn Quý Thanh và bài thuốc chữa tai biến AN CUNG TRÚC HOÀN của dòng họ Nguyễn Quý, được truyền từ các Thái y triều Lê cách đây 300 năm rồi.

“Lúc đó, tôi cũng hoang mang lắm, không biết thuốc có chữa được bệnh của tôi không. Vì tôi đã bị tái phát lần thứ 4 và cũng chục năm nay rồi. Nhưng cái bệnh này không đúng thuốc, đúng thầy thì nó cứ vật đi, vật lại mình đến chết. Thấy có để số điện thoại của Lương y, tôi liền bắt máy gọi để được tư vấn và đặt thuốc”, ông Thành tâm sự.

“Nó đã cứu rỗi cuộc đời tôi. Tôi uống chưa hết lọ đầu tiên đã có rất nhiều chuyển biến. Một nửa cơ thể bấy lâu tưởng bỏ đi rồi dần phục hồi”, ông Thành hồ hởi cho biết.

Vốn là một người yêu thơ, ông bắt đầu túc tắc ngồi dậy và cầm bút, viết. Lần đầu cầm lại bút sau gần 4 năm nằm liệt thật khó khăn. “Nhưng giờ thì tôi còn nhắn tin điện thoại tốt nữa. Lướt báo mạng vun vút”, ông Thành chia sẻ.

Cứ như vậy, ngày nào ông Thành uống An cung trúc hoàn xong cũng cảm nhận những thay đổi trong cơ thể mình và làm thơ rồi ghi lại quá trình tiến triển theo từng ngày.

Sau 20h đầu tiên uống, ông đã có những cảm nhận như những gì mà lương y báo trước. Xuất hiện những hiện tượng là đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng hơn và mùi khó chịu hơn.

  • Hết lọ thứ nhất (10 ngày), ông đã bỏ ghế chuyển sang chống gậy; chuyển từ bám 2 tay sang chống 1 tay.
  • Bắt đầu lọ thứ 2, ngoài sự tiến triển về chân tay rõ rệt thì ông Thành còn cảm nhận được là nhuận tràng hơn, nói thì chưa thể rõ ngay được nhưng khả năng nghe của ông có phần tốt lên. Và điều đặc biệt là ông có thể bỏ gậy và tự đi lại được.
  • Tiếp đến hết lọ thứ 3, phần tay liệt cầm sắt không còn đau nữa và chân thì nhẹ đi, tự nâng tự duỗi được. Một phần là cơ chế hoạt động của thuốc Nam chậm hơn so với thuốc Tây và phần nữa là ông đã từng chữa bằng nhiều loại thuốc khác nhau, nên ông là người hiểu hơn ai hết về sự phục hồi sau tai biến.
Thấy tiến triển vượt quá sự mong đợi của ông nên ông vẫn kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của Lương y và không quên tập luyện 1 ngày nhiều lần. Ông tự rút ra bài học: “Trong quá trình điều trị phục hồi sau tai biến thì không nên nóng vội, vì nếu nóng vội mà muốn tiến triển nhanh có khi bệnh còn nặng thêm do điều trị sai cách”.

  • Cứ thế, hết chai thứ 4, rồi thứ 5, cơ thể ông vẫn thấy tiến triển tốt lên đều đều.
Thời điểm mà ông Thành uống chai thứ 6, tiết trời có thay đổi nên chân tay ông lại có phần cứng hơn so với thường ngày. Lúc đó , ông cũng sợ là bệnh lại bị tái phát trở lại. Nhưng đến hôm sau thì ông thấy những triệu chứng đó không còn. Mọi hoạt động lại bình thường, ông mới nghiệm ra rằng là do cơ thể đã bị tai biến, rất nhạy cảm nên xuất hiện những triệu chứng thoáng qua như vậy.

  • Cho đến khi hết chai thứ 17, ông thấy tiến triển rất ổn rồi nên ông ngưng thuốc lại. Và cũng 1 phần vì kinh tế nên ông không uống nữa mà chuyển hoàn toàn sang tập luyện chăm chỉ ngày 2 buổi sáng và chiều.
Đang ngồi, ông Thành liền đứng phắt dậy; tập mẫu luôn cho chúng tôi xem bài tập mà ông tâm đắc nhất. Chính bài tập này đã theo ông đến nay cũng 6-7 năm rồi. Ông vừa tập vừa hướng dẫn bài tập phẩy tay này rất tuyệt vời, nó chữa được rất nhiều bệnh và nâng cao sức khỏe đặc biệt cho người điều trị phục hồi sau tai biến.

Bài tập ông Thành hướng dẫn: Hai chân đứng thẳng với khoảng cách rộng bằng hai vai, toàn thân thả lỏng, hai vai và hai cánh tay buông tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, mắt nhìn thẳng về phía trước, thở đều và êm, tinh thần thư giãn thoải mái. Sau khi thả lỏng toàn thân trong trạng thái trên chừng 1-2 phút, hai tay bắt đầu vung về phía trước sao cho tạo với cơ thể một góc 45 độ (lấy ngón tay cái không vượt quá ngang rốn làm giới hạn), khi làm ngược lại lấy mép ngoài của ngón út không vượt quá mông làm giới hạn. Lưu ý đặc biệt mà ông Thành nhấn mạnh là mỗi 1 lần tập ít nhất 1.800 lần phẩy tay.

Viết cả tập thơ tặng “ân nhân AN CUNG TRÚC HOÀN”
Mỗi 1 ngày trôi qua, ông đều ghi lại những cảm xúc và tiến triển của cơ thể rồi ông chuyển thể thành thơ lục bát và thơ tự do. Ông viết cả tập thơ và tự đặt tên là: “Trường ca uống thuốc AN CUNG TRÚC HOÀN”.

Trong tập trường ca hàng trăm của ông Thành có những câu thơ rất thật và thể hiện tâm huyết của ông đối với ân nhân đã cứu sống mình. Cả trường ca ông dung tay chép nắn nót trên giấy rồi gửi tới lương y Nguyễn Quý Thanh. Khi nhận được lá thư kỳ lạ này, lương y Nguyễn Quý Thanh rất xúc động, nói: “Có hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi bệnh tai biến nhờ lọ thuốc của dòng họ Nguyễn Quý, nhưng ông Thành đã để lại cảm xúc đặc biệt trong tôi. Vì thế, tôi càng phải tận tâm bào chế thuốc, cứu giúp thêm cho những bệnh nhân khác đang mất hy vọng vì mắc bệnh tai biến…”.

Trường ca của ông Thành là những lời tâm sự, sẻ chia của một người từ cõi chết trở về một cách kỳ diệu. Trong đó có những câu thơ rất ấn tượng như:

“Hôm nay uống thuốc An Cung
Trong lòng chộn rộn nửa mừng nửa lo
Liệu rằng có được như mơ
Hay là tan biến đợi chờ uổng công
10 năm đột quỵ cầu mong
Các nhà khoa học chế xong thuốc thần

Thế rồi ước nguyện đến ngần
Hôm nay đã có thuốc thần An Cung
Tên thuốc “ An cung Trúc Hoàn”
Thấy rằng để uống, an toàn thơm ngon
Lúc sau đi bộ lạ hơn
Mùa hè nắng nóng đi hơn mọi ngày…”.

Hay:

“Chiều nay một chuyện cỏn con
Đó là đi bộ, ai còn lạ chi
Đi bộ mà lại lạ kỳ
Chiều nắng dữ dội mà đi tuyệt vời
Bước đi sao thấy thảnh thơi
Chân bước thoăn thoắt như trời bảo đi
Sáng nay đi khó cực kỳ
Thế mà chiều lại bước đi dễ dàng”.

Tiếp:

“Sáng sau, bước cũng nhẹ nhàng
Chắc 10 ngày nữa rõ ràng việc trên
Tay liệt cứng ngắc như quên
Tưởng rằng nó chẳng có trên đời này
Dạo này thời tiết dang thay
Chắc sắp rét đậm, ít ngày nữa thôi
Bệnh này mẫn cảm quá rồi
Lại trời thử thuốc thôi, lạ gì
Sáng nay cứng ngắc 2 chi
Chi trên, chi dưới biết đi thế nào
Quyết tâm ý chí phải cao
Như trong mặt trận ngày nào ta qua
Mưa gió đâu có thuận hòa
Buổi chiều nắng dữ ta qua thế nào
Thế mà đi tốt chẳng sao…”.


Ông Thành đọc thơ cho đồng đội cùng nghe
Đọc thêm những thông tin về An Cung Trúc Hoàn tại: Thuốc phòng và điều trị tai biến mạch máu não -An Cung Trúc Hoàn


Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân

Điện Thoại Tư Vấn: 0963015446 – 0988292525
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.