Vào mùa đông số bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý về đường hô hấp có xu hướng gia tăng. Vì vậy chủ động phòng tránh có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ sức khỏe, nhất là người già, trẻ em và người có các bệnh mãn tính về đường hô hấp. Nhiều công trình nghiên cứu và qua thực tế lâm sàng cho thấy nhiều bệnh lý có xu hướng gia tăng theo mùa như: mùa hè tỷ lệ các bệnh về đường tiêu hóa cao hơn so với các mùa khác; mùa đông các bệnh về hô hấp, các tai biến tim mạch tăng cao; ngược lại mùa xuân tỷ lệ các bệnh tật có xu hướng giảm…điều đó cho thấy chủ động phòng tránh bệnh tật theo mùa có ý nghĩa quan trọng trong phòng bệnh.
Sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió (thay đổi vi khí hậu) đã tác động rất nhiều đến sức khỏe của mỗi người, làm suy giảm sức chống đỡ từ đó tạo cơ hội cho các bệnh, nhất là các bệnh hô hấp bùng phát. Người già, trẻ em, đặc biệt là những người có các bệnh lý hô hấp mãn tính như hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giãn phế quản… là những đối tượng hay bị tái phát dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp đe dọa đến tính mạng.
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng mỗi người cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau đây:
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Mùa đông, mùa mưa nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên để điều nhiệt, tăng sức chống đỡ với bệnh tật nên chế độ dinh dưỡng phải được đảm bảo. Bổ sung đủ cả lượng và chất, ăn đủ bữa, mỗi bữa cần có đủ số lượng và chất lượng để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể. Cần tăng bữa đối với trẻ em và người già, các thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm, giảm bớt lượng nước (giảm lượng canh).
Giữ ấm cho cơ thể: Đây là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh, hệ hô hấp rất nhạy cảm với nhiệt độ, khi nhiệt độ thấp (lạnh) kèm với độ ẩm cao (do mưa gió) cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm long đường hô hấp trên; viêm phế quản phổi. Khi nhiễm lạnh ở những người có bệnh mãn tính sẽ dễ bùng phát như hen phế quản (bùng phát cơn hen), ứ dịch gây khó thở ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD); thở khò khè, khạc đàm do đợt cấp ở những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính…
Giữ ấm cho cơ thể bằng cách sau: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể; không đi ra ngoài khi trời mưa nếu không có dụng cụ bảo vệ; mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức ăn nóng ấm, tốt nhất là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn;
Mang khẩu trang che mũi miệng: Mùa đông ở Phú Yên chúng ta thường kèm theo mưa nên việc đeo khẩu trang che mũi miệng là hết sức cần thiết. Nhiều người quan niệm rằng khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa bụi, mà mùa mưa thì rất ít bụi nên không cần thiết mang khẩu trang. Đây là quan niệm hết sức sai lầm, bởi vì ngoài tác dụng ngăn ngừa bụi, khẩu trang còn có tác dụng giữ ấm cho không khí của chúng ta khi hít thở. Đường hô hấp của con người được tính từ mũi cho đên phế nang và được chia làm hai phần: đường hô hấp trên gồm mũi họng, đường hô hấp dưới gồm khí, phế quản và phế nang. Vì vậy mang khẩu trang vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp.
Đội mũ, nón, che tai khi làm việc ngoài trời: Nếu không cần thiết thì không nên ra bên ngoài khi trời quá lạnh, hay mưa. Nhưng nếu vì một lý do nào phải làm việc ngoài trời hay ra ngoài khi trời mưa thì phải đội mũ che kín tai để tránh nước vào tai gây viêm nhiễm (viêm tai giữa), viêm họng, viêm xoang…
Giảm hoặc tránh các thói quen xấu: Hạn chế đến mức thấp nhất các thói quen xấu như hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp mãn tính, gây nên các đợt cấp như hen phế quản, khó thở, thở khò khè. Đặc biệt hút thuốc lá ảnh hưởng đến những người trong gia đình như người già, trẻ em (hút thuốc lá thụ động).
Giảm bớt rượu, bia vì khi uống rượu tạo nên cảm giác nóng, người uống thường cởi bỏ áo quần nên dễ bị viêm đường hô hấp. Hoặc uống bia thường uống với đá hoặc uống bia làm lạnh rất dễ gây viêm long hô hấp từ đó dễ bị bôi nhiễm gây viêm phế quản, viêm phổi.
Thể dục, thể thao hợp lý: Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tuy nhiên luyện tập phải đảm bảo vừa sức, tập luyện trong môi trường an toàn. Nên tập những môn thể thao phù hợp theo mùa như thể dục tại chỗ, chơi bóng bàn, chơi cầu lông trong nhà, đi bộ trên máy tập ở nhà…tránh đi bộ ngoài trời mùa mưa, mùa đông vì rất dễ bị cảm lạnh, tuyệt đối không tắm biển vì nước lạnh và sóng to rất nguy hiểm.
Bs. Nguyễn Vinh Quang
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng mỗi người cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau đây:
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Mùa đông, mùa mưa nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên để điều nhiệt, tăng sức chống đỡ với bệnh tật nên chế độ dinh dưỡng phải được đảm bảo. Bổ sung đủ cả lượng và chất, ăn đủ bữa, mỗi bữa cần có đủ số lượng và chất lượng để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể. Cần tăng bữa đối với trẻ em và người già, các thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm, giảm bớt lượng nước (giảm lượng canh).
Giữ ấm cho cơ thể: Đây là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh, hệ hô hấp rất nhạy cảm với nhiệt độ, khi nhiệt độ thấp (lạnh) kèm với độ ẩm cao (do mưa gió) cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm long đường hô hấp trên; viêm phế quản phổi. Khi nhiễm lạnh ở những người có bệnh mãn tính sẽ dễ bùng phát như hen phế quản (bùng phát cơn hen), ứ dịch gây khó thở ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD); thở khò khè, khạc đàm do đợt cấp ở những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính…
Giữ ấm cho cơ thể bằng cách sau: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể; không đi ra ngoài khi trời mưa nếu không có dụng cụ bảo vệ; mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức ăn nóng ấm, tốt nhất là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn;
Mang khẩu trang che mũi miệng: Mùa đông ở Phú Yên chúng ta thường kèm theo mưa nên việc đeo khẩu trang che mũi miệng là hết sức cần thiết. Nhiều người quan niệm rằng khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa bụi, mà mùa mưa thì rất ít bụi nên không cần thiết mang khẩu trang. Đây là quan niệm hết sức sai lầm, bởi vì ngoài tác dụng ngăn ngừa bụi, khẩu trang còn có tác dụng giữ ấm cho không khí của chúng ta khi hít thở. Đường hô hấp của con người được tính từ mũi cho đên phế nang và được chia làm hai phần: đường hô hấp trên gồm mũi họng, đường hô hấp dưới gồm khí, phế quản và phế nang. Vì vậy mang khẩu trang vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp.
Đội mũ, nón, che tai khi làm việc ngoài trời: Nếu không cần thiết thì không nên ra bên ngoài khi trời quá lạnh, hay mưa. Nhưng nếu vì một lý do nào phải làm việc ngoài trời hay ra ngoài khi trời mưa thì phải đội mũ che kín tai để tránh nước vào tai gây viêm nhiễm (viêm tai giữa), viêm họng, viêm xoang…
Giảm hoặc tránh các thói quen xấu: Hạn chế đến mức thấp nhất các thói quen xấu như hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp mãn tính, gây nên các đợt cấp như hen phế quản, khó thở, thở khò khè. Đặc biệt hút thuốc lá ảnh hưởng đến những người trong gia đình như người già, trẻ em (hút thuốc lá thụ động).
Giảm bớt rượu, bia vì khi uống rượu tạo nên cảm giác nóng, người uống thường cởi bỏ áo quần nên dễ bị viêm đường hô hấp. Hoặc uống bia thường uống với đá hoặc uống bia làm lạnh rất dễ gây viêm long hô hấp từ đó dễ bị bôi nhiễm gây viêm phế quản, viêm phổi.
Thể dục, thể thao hợp lý: Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tuy nhiên luyện tập phải đảm bảo vừa sức, tập luyện trong môi trường an toàn. Nên tập những môn thể thao phù hợp theo mùa như thể dục tại chỗ, chơi bóng bàn, chơi cầu lông trong nhà, đi bộ trên máy tập ở nhà…tránh đi bộ ngoài trời mùa mưa, mùa đông vì rất dễ bị cảm lạnh, tuyệt đối không tắm biển vì nước lạnh và sóng to rất nguy hiểm.
Bs. Nguyễn Vinh Quang
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,175