Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin hoặc có mà không sử dụng được dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, đến quá ngưỡng, thận không xử lý được thì sẽ thấy xuất hiện có đường trong nước tiểu. Bệnh thường gây ra nhiều biến chứng như mù, nhồi máu não, lở loét ngoài da, gây nên những vết thương tổn khó lành, nhất là đôi chân, nếu như chúng ta không có biện pháp bảo vệ và chăm sóc tốt.
1. Chăm sóc bàn chân quan trọng như thế nào?
Nếu bạn có tổn thương thần kinh, bạn sẽ không biết đau khi chân mình bị tổn thương do va chạm hoặc vết cắt bởi vật sắc nhọn... Các mạch máu bị co hẹp khiến cho lượng máu đến nuôi giảm đi dẫn tới giảm lưu thông máu, thiếu oxy nuôi dưỡng. Điều này gây nên loét bàn chân ngày càng rộng và bạn có thể phải cưa bỏ bàn chân hoặc nghiêm trọng hơn là cả chân.
2. Cách chăm sóc bàn chân:
Bạn cần bảo vệ cho đôi chân tối đa bằng các cách như sau:
- Kiểm tra và giữ ổn định đường huyết: nên có sẵn 1 máy đo đường huyết tự động và kiểm tra đường huyết vào buổi sáng là tốt nhất. Chỉ số đường huyết an toàn:
Trước ăn: 90 - 130mg/dl
Sau ăn 1 - 2 giờ: < 180mg/dl
Trước ngủ: 110 - 150mg/dl
Bạn cần dùng thuốc đều đặn, liên tục kèm theo tập thể dục nhẹ nhàng, kiêng ăn theo chế độ bệnh lý và tái khám theo hẹn của bác sĩ.
- Mang giày, dép: nên mang giày vừa chân,mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn/ giày cao gót vì nó khiến cho dồn toàn lực của cơ thể về mũi chân, lâu ngày sẽ tạo cục chai, móng quặp... Tốt nhất nên đi giày bata kèm vớ dày. Hãy kiểm tra giày của bạn trước khi mang, có thể những hạt đá nhỏ nằm sâu bên trong lòng giày sẽ góp phần tạo nên vết thương tổn mà bạn không để ý.
- Kiểm tra bàn chân hằng ngày: mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên kiểm tra chân để phát hiện các vết thương, mụn nhọt hay viêm nhiễm ở móng.
Mụn nước ở bàn chân.
- Giữ da luôn sạch sẽ - khô thoáng: tắm với nước ấm và xà phòng hoặc sữa tắm để giúp da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bít tạo cảm giác thoải mái. Cần kiểm tra nước tắm để không bị quá nóng dễ gây bỏng. Tránh không cọ sát mạnh gây tổn thương cho da chân, nhất là đối với những người có da chân mỏng.
- Dưỡng ẩm cho da: có thể sử dụng dầu massage da, lotion hoặc kem dưỡng bôi ở đầu và lòng bàn chân giúp da luôn mềm mại, không nứt nẻ. Tuy nhiên, chú ý không bôi vào kẽ chân, mồ hôi tiết ra tồn đọng dẫn tới viêm nhiễm kẽ chân.
- Cắt và vệ sinh móng chân: cắt móng chân sát vừa phải để tránh trầy xước đầu ngón chân. Dùng giũa giũa để móng chân mềm. Tránh vị trí khóe móng vì có thể gây ra nhiễm trùng móng.
- Vết thương ở chân: nếu có vết thương ở chân, cần chăm sóc cẩn thận với dung dịch povidine hoặc betadine rồi băng lại bằng gạc vô khuẩn.
Biến chứng bàn chân do tiểu đường
1. Chăm sóc bàn chân quan trọng như thế nào?
Nếu bạn có tổn thương thần kinh, bạn sẽ không biết đau khi chân mình bị tổn thương do va chạm hoặc vết cắt bởi vật sắc nhọn... Các mạch máu bị co hẹp khiến cho lượng máu đến nuôi giảm đi dẫn tới giảm lưu thông máu, thiếu oxy nuôi dưỡng. Điều này gây nên loét bàn chân ngày càng rộng và bạn có thể phải cưa bỏ bàn chân hoặc nghiêm trọng hơn là cả chân.
2. Cách chăm sóc bàn chân:
Bạn cần bảo vệ cho đôi chân tối đa bằng các cách như sau:
- Kiểm tra và giữ ổn định đường huyết: nên có sẵn 1 máy đo đường huyết tự động và kiểm tra đường huyết vào buổi sáng là tốt nhất. Chỉ số đường huyết an toàn:
Trước ăn: 90 - 130mg/dl
Sau ăn 1 - 2 giờ: < 180mg/dl
Trước ngủ: 110 - 150mg/dl
Bạn cần dùng thuốc đều đặn, liên tục kèm theo tập thể dục nhẹ nhàng, kiêng ăn theo chế độ bệnh lý và tái khám theo hẹn của bác sĩ.
- Mang giày, dép: nên mang giày vừa chân,mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn/ giày cao gót vì nó khiến cho dồn toàn lực của cơ thể về mũi chân, lâu ngày sẽ tạo cục chai, móng quặp... Tốt nhất nên đi giày bata kèm vớ dày. Hãy kiểm tra giày của bạn trước khi mang, có thể những hạt đá nhỏ nằm sâu bên trong lòng giày sẽ góp phần tạo nên vết thương tổn mà bạn không để ý.
- Kiểm tra bàn chân hằng ngày: mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên kiểm tra chân để phát hiện các vết thương, mụn nhọt hay viêm nhiễm ở móng.
- Giữ da luôn sạch sẽ - khô thoáng: tắm với nước ấm và xà phòng hoặc sữa tắm để giúp da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bít tạo cảm giác thoải mái. Cần kiểm tra nước tắm để không bị quá nóng dễ gây bỏng. Tránh không cọ sát mạnh gây tổn thương cho da chân, nhất là đối với những người có da chân mỏng.
- Dưỡng ẩm cho da: có thể sử dụng dầu massage da, lotion hoặc kem dưỡng bôi ở đầu và lòng bàn chân giúp da luôn mềm mại, không nứt nẻ. Tuy nhiên, chú ý không bôi vào kẽ chân, mồ hôi tiết ra tồn đọng dẫn tới viêm nhiễm kẽ chân.
- Cắt và vệ sinh móng chân: cắt móng chân sát vừa phải để tránh trầy xước đầu ngón chân. Dùng giũa giũa để móng chân mềm. Tránh vị trí khóe móng vì có thể gây ra nhiễm trùng móng.
- Vết thương ở chân: nếu có vết thương ở chân, cần chăm sóc cẩn thận với dung dịch povidine hoặc betadine rồi băng lại bằng gạc vô khuẩn.
Biến chứng bàn chân do tiểu đường
- Đi khám bác sĩ để kiểm tra biến chứng bàn chân ít nhất 1 lần trong năm và khi bạn phát hiện ra vết thương ở lòng bàn chân nhưng không lành.
Phương Dung
Phương Dung
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,528