Bệnh suy thận có lây không? Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận


trungkeng37

Member
116
0
16
30
Xu
0
Suy thận là hội chứng suy giảm chức năng thận, khi cơ chế bài tiết các chất cặn bã không được triệt để, dẫn đến tồn đọng các chất độc hại trong cơ thể. Suy thận có thời gian ủ bệnh khá dài nhưng thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện. Rất nhiều người thắc mắc bệnh suy thận có lây không? Giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây

1. Vai trò của thận trong cơ thể?
Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết. Thận gồm 4 chức năng chính là:

- Giữ cân bằng dịch trong cơ thể.
- Giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim.
- Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp).
- Giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.





Suy thận làm giảm đi chức năng của thận



2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận

Những biến chứng nguy hiểm mà suy thận có thể gây ra cho người bệnh là:

Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch chiếm từ 50-80% trong số các biến chứng của suy thận mà người bệnh gặp phải, biến chứng này bao gồm các bệnh:

Tăng huyết áp: Khoảng 80% bệnh nhân suy thận bị tăng huyết áp, làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong.

Thiếu máu

Đây là biến chứng thường gặp ở những người bệnh thận, do thận là nơi sản xuất ra hormon erythropoietin, kích thích tủy xương sản xuất ra hồng cầu. Thận bị tổn thương sẽ không tạo ra đủ erythropoietin, vì vậy tủy xương cũng tạo ra ít tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu.

Bệnh nhân thiếu máu do suy thận, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt. Thiếu máu cũng làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh về tim.

Biến chứng thần kinh

Hội chứng tăng ure máu không chỉ gặp ở bệnh nhân trong giai đoạn thiểu niệu,vô niệu mà còn có thể thấy ở giai đoạn bệnh nhân đi tiểu trở lại hoặc tiểu nhiều gây rối loạn thần kinh cơ, có thể gây co giật, hôn mê.

Biến chứng tiêu hóa

Viêm loét dạ dày ruột, viêm tụy cấp, xuất huyết đường tiêu hóa là những biến chứng nguy hiểm từ suy thận rất dễ gây tử vong.

Biến chứng nhiễm trùng

Suy thận dễ gây ra biến chứng bội nhiễm phổi, bội nhiễm đường tiết niệu, vết thương ngoài da, nhiễm khuẩn đường huyết

3. Bệnh suy thận có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh suy thận là tình trạng suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận, bệnh được chia làm 4 cấp độ và ở độ 1 tức là chức năng của thận bị suy giảm khoảng 25% so với mức độ bình thường.

Dù chức năng của thận mới chỉ là suy giảm ¼ nhưng đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều cơ quan khác, khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm sút. Những biểu hiện của suy thận độ 1 thường nhẹ và vừa, các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau tức hai bên sườn, thiếu máu nhẹ…thường không rõ rệt, nếu người bệnh không đi kiểm tra thì sẽ không biết mình mắc bệnh.

Thực chất bệnh suy thận không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu, khi thận bị suy ở độ nhẹ và còn có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn để hồi phục lại chức năng thận.

Trả lời cho câu hỏi “bệnh suy thận có nguy hiểm tới tính mạng không?” Câu trả lời của chúng tôi là có. Vì các triệu chứng của bệnh suy thận ở những giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó thể nhận biết được cho đến khi có các biểu hiện lâm sàng rõ nét thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân phải tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc thay thế thận. Nhưng theo thực tế cho thấy có tới 90% bệnh nhân tử vong vì chờ có thận phù hợp để thay thế hoặc không đủ kinh phí để chạy thận. Vì vậy ở giai đoạn này bệnh suy thận rất nguy hiểm cho người bệnh.

4. Triệu chứng của bệnh suy thận
Những thay đổi khi đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

- Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu.
- Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt.
- Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.
- Nước tiểu của bạn có thể có máu.
- Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.

Phù
Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay.



Phù là triệu chứng của suy thận

Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Ngứa/phát ban ở da
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Buồn nôn và nôn
Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Thở nông
Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông.

Cảm thấy ớn lạnh
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Đau chân/cạnh sườn
Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

5. Vậy bệnh suy thận có lây không?
Theo các bác sỹ chuyên khoa nội tiết thì bệnh thận không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng nó có thể khiến người người bình thường mắc bệnh thông qua những con đường lây nhiễm như:

Lây nhiễm qua đường hô hấp
Con đường này được xem là nguy hiểm và dễ lây nhiễm vi khuẩn thận. Bởi vì, thông qua đường hô hấp, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các tuyến bạch huyết ở vùng ngực rồi sinh sôi, nảy nở mạnh, sản sinh ra các chất độc hại và có thể gây tử vong cao.

Đường tiêu hóa
Bệnh thận có bị lây không? Các loại vi khuẩn gây bệnh thận có thể tồn tại trong vi khuẩn của hầu hết các loại gia súc. Nếu bạn có thói quen ăn đồ nội tặng động vật, ăn đồ tái hay ăn tiết canh động vật có thể đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn là nếu bạn nuốt phải vi khuẩn than thì có thể tử vong ngay lập tức.

Lây nhiễm qua da
Nếu bạn bị trầy xước da, các vết thương trên da có thể là “cánh cửa” rộng mở mọi vi khuẩn nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể. Mỗi khi như vậy, bạn không xử lý nhanh, kịp thời có thể khiến bạn bị bệnh lý về thận, ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng.

6. Những giải pháp giúp thận luôn khỏe mạnh:
- Dành thời gian tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe

- Kiểm soát đường huyết để phòng tránh suy thận

- Theo dõi huyết áp thường xuyên

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiêng khem hợp lý

- Kiểm soát cân nặng, với người bị thừa cân béo phì nên xem lại khẩu phần ăn hàng ngày của mình

- Không hút thuốc lá, không rượu bia, không sử dụng chất

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi

- Phòng tránh suy thận bằng cách không ăn mặn

- Khi cơ thể có bất cứ vấn đề nào hãy đến gặp bác sĩ ngay, bên cạnh đó nhớ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần

- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bởi một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang… có thể gây ngộ độc thận nếu bạn lạm dụng.

Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn biết được bệnh suy thận có lây không?. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !


----------------------------------------------------------

Bài liên quan:

>>> Suy thận cấp, nguyên nhân gây bệnh suy thận cấp

>>> Thuốc uống làm tán sỏi thận hiệu quả nhất của Mỹ nhập khẩu 100%

>>> Thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả bằng thuốc tây tốt nhất
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.