Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh rôm sảy còn được gọi là phát ban nhiệt, có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Bệnh thường xuất hiện trong thời tiết nóng ẩm. Bệnh không gây đau đớn nhưng gây khó chịu và ngứa ngáy, nếu để bệnh kéo dài dai dẳng có thể gây mụn mủ, cảm giác đau khi chạm vào.
Rôm sảy thường xuất hiện thành từng đám, mảng lớn ở vùng da bài tiết mồ hôi như lưng, ngực, trán hoặc vùng kẽ lớn như nách, bẹn. Một số bé bị nặng rôm sảy có thể xuất hiện toàn thân. Tổn thương là các sẩn màu đỏ hồng, ở trên có mụn nước nhỏ, có khi là mụn mủ trắng.
Bệnh rôm sảy có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, trong đó thường gặp nhất khi trẻ ở độ tuổi từ 0-6 tuổi.
Nguyên nhân của bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy là do phản ứng viêm của da khi bị kích thích, bịt lỗ chân lông. Như ta đã nói rôm sảy thường bị vào mùa hè, bởi vào tiết trời nóng bức trẻ thường đổ nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn gây ứ đọng tại các ống bài tiết trên da, từ đó hình thành nên các nốt viêm. Đồng thời, thời tiết nắng nóng cũng làm giãn các mao mạch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nên hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Ngoài yếu tố thời tiết, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh, đó là:
Áo quần
Cha mẹ nên cho bé mặc quần áo chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt mồ hôi, giúp da bé thông thoáng, “dễ thở”. Các loại vải len, sợi tổng hợp không nên dùng cho bé vì không thấm hút tốt mồ hôi, dễ gây kích ứng da. Quần áo cũng chọn các loại màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
Sinh hoạt
Hạn chế cho bé ra ngoài trời nắng (nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Khi ra ngoài, cần cho bé dùng nón rộng vành.
Về không gian sinh hoạt, phòng ngủ phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cha mẹ có thể cho bé nằm dưới nhiệt độ điều hòa ở 27-28 độ, không nên để lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.
Ăn uống
Cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Có thể cho trẻ uống các loại nước mát như: nước chanh, bột sắn dây, rau má…
Tránh cào, gãi
Cha mẹ cần cắt ngắn móng tay móng chân cho trẻ để tránh trẻ gãi khi ngứa, làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ gãi nhiều, nên đeo tất và găng tay cho trẻ để ngăn ngừa trầy da, nhiễm trùng.
Tắm cho trẻ
Từ lâu tắm lá đã là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ truyền nhau để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, rất nhiều loại lá được sử dụng hiệu quả như:
Bệnh rôm sảy còn được gọi là phát ban nhiệt, có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Bệnh thường xuất hiện trong thời tiết nóng ẩm. Bệnh không gây đau đớn nhưng gây khó chịu và ngứa ngáy, nếu để bệnh kéo dài dai dẳng có thể gây mụn mủ, cảm giác đau khi chạm vào.
Rôm sảy thường xuất hiện thành từng đám, mảng lớn ở vùng da bài tiết mồ hôi như lưng, ngực, trán hoặc vùng kẽ lớn như nách, bẹn. Một số bé bị nặng rôm sảy có thể xuất hiện toàn thân. Tổn thương là các sẩn màu đỏ hồng, ở trên có mụn nước nhỏ, có khi là mụn mủ trắng.
Bệnh rôm sảy có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, trong đó thường gặp nhất khi trẻ ở độ tuổi từ 0-6 tuổi.
Nguyên nhân của bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy là do phản ứng viêm của da khi bị kích thích, bịt lỗ chân lông. Như ta đã nói rôm sảy thường bị vào mùa hè, bởi vào tiết trời nóng bức trẻ thường đổ nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn gây ứ đọng tại các ống bài tiết trên da, từ đó hình thành nên các nốt viêm. Đồng thời, thời tiết nắng nóng cũng làm giãn các mao mạch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nên hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Ngoài yếu tố thời tiết, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh, đó là:
- Quần áo. Nếu trẻ mặc những bộ quần áo ít độ co giãn, kém thoáng mát, chật chỗi sẽ gây bí và làm tắc tuyến mồ hôi.
- Việc sử dụng lồng ấp gây nóng bức cộng với độ ẩm cao của môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Áo quần
Cha mẹ nên cho bé mặc quần áo chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt mồ hôi, giúp da bé thông thoáng, “dễ thở”. Các loại vải len, sợi tổng hợp không nên dùng cho bé vì không thấm hút tốt mồ hôi, dễ gây kích ứng da. Quần áo cũng chọn các loại màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
Sinh hoạt
Hạn chế cho bé ra ngoài trời nắng (nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Khi ra ngoài, cần cho bé dùng nón rộng vành.
Về không gian sinh hoạt, phòng ngủ phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cha mẹ có thể cho bé nằm dưới nhiệt độ điều hòa ở 27-28 độ, không nên để lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.
Ăn uống
Cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Có thể cho trẻ uống các loại nước mát như: nước chanh, bột sắn dây, rau má…
Tránh cào, gãi
Cha mẹ cần cắt ngắn móng tay móng chân cho trẻ để tránh trẻ gãi khi ngứa, làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ gãi nhiều, nên đeo tất và găng tay cho trẻ để ngăn ngừa trầy da, nhiễm trùng.
Tắm cho trẻ
Từ lâu tắm lá đã là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ truyền nhau để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, rất nhiều loại lá được sử dụng hiệu quả như:
- Lá chè xanh rửa sạch, bóp nát rồi nấu cùng với nước để tắm.
- Mướp đắng. Hai quả mướp đắng rửa sạch cắt khoanh cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Lấy bã cho vào miếng vải buộc chặt rồi nấu nước cho bé tắm.
- Lá kinh giới và lá đậu ván nấu cùng với một lượng nước vừa phải, đun lên tắm cho bé. Sử dụng 2 mớ kinh giới cho 1 lần tắm.
- Sử dụng nước muối ấm. Pha muối vào nước ấm rồi vắt thêm 1/2 quả chanh để tắm cho bé (lưu ý không cho quá nhiều muối và chanh, sẽ khiến da bé bị rát)
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514