Những điều cần biết về bảo hiểm y tế


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
1. Bảo hiểm y tế là gì?

BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật.

2. BHYT được thực hiện trên nguyên tắc nào?

BHYT được thực hiện trên 5 nguyên tắc:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
- Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
- Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả.
- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.

3. Chính sách của Nhà nước ta về BHYT được thực hiện như thế nào?

- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT được miễn thuế.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia BHYT hoặc đóng BHYT cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý BHYT.

4. Quản lý nhà nước về BHYT được quy định như thế nào?

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHYT.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHYT.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về BHYT.
- UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương.

5. Trách nhiệm của Bộ Y tế về BHYT được quy định như thế nào?


Bộ Y tế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chính sách, pháp luật về BHYT, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên BHYT toàn dân;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển BHYT;
- Ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT và các quy định chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
- Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ BHYT;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ BHYT;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT;
- Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực BHYT;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHYT.

6. Trách nhiệm của Bộ Tài chính về BHYT được quy định như thế nào?


- Phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến BHYT.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với BHYT, quỹ BHYT.

7. Trách nhiệm của UBND các cấp về BHYT được quy định như thế nào?

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND các cấp có trách nhiệm sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT;
- Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT.
Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm nêu trên, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật.

8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện BHYT?

- Không đóng hoặc đóng BHYT không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT.
- Sử dụng tiền đóng BHYT, quỹ BHYT sai mục đích.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHYT và của các bên liên quan đến BHYT.
- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHYT.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về BHYT.

9. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHYT được quy định như thế nào?

* Quyền của người tham gia BHYT:

- Được cấp thẻ BHYT khi đóng BHYT.
- Lựa chọn cơ sở KCB BHYT ban đầu theo quy định.
- Được khám bệnh, chữa bệnh.
- Được tổ chức BHYT thanh toán chi phí KCB theo chế độ BHYT.
- Yêu cầu tổ chức BHYT, cơ sở KCB BHYT và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT.
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

* Trách nhiệm của người tham gia BHYT:

- Đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn.
- Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ BHYT.
- Thực hiện các thủ tục KCB BHYT khi đi KCB.
- Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức BHYT, cơ sở KCB khi đến KCB.
- Thanh toán chi phí KCB cho cơ sở KCB ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi trả.

Tạp chí BHXH
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl