Chuyện phong bì và bác sĩ


Theo bạn, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ, y tá là vì:


  • Số thành viên bình chọn
    46

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Bác sĩ không cầm phong bì, bệnh nhân không yên tâm

- Không ai nói với ai, không ai bắt buộc, song dường như nó đã trở thành thói quen khi mỗi lần người thân nhập viện, người nhà ngay lập tức tìm vị bác sĩ chuyên khoa nhờ giúp đỡ. Mỗi lần như vậy là một lần phải "cảm ơn". Ý tưởng đặt thùng cảm ơn bác sĩ vào khoa phòng thay việc đưa phong bì trực tiếp liệu có là giải pháp tối ưu?

Ngày 25/5, nhóm phóng viên KH&ĐS có mặt tại Bệnh viện Nhi TƯ (Hà Nội) để thăm dò ý kiến của các bệnh nhân về việc có nên "đặt thùng cảm ơn" bác sĩ vào các khoa phòng tại bệnh viện hay ai cảm ơn thì cứ đưa thẳng phong bì cho bác sĩ? 100 phiếu thăm dò được phát ra, nhiều ý kiến cho rằng phải cảm ơn trực tiếp người đã giúp mình, một phần thấy rằng đó là trách nhiệm của bác sĩ. Dưới đây chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến của các chuyên gia.

Ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện


Theo PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (trưởng khoa Khí công - Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh):

Trước hết, chúng ta cần hiểu, cảm ơn là chữ "lễ", Khổng Tử đã nói "Tiên học Lễ, hậu học Văn". Cái "lễ" ở đây có nghĩa là làm cho nhau một hành động tốt, giúp nhau qua cơn hoạn nạn, cứu sống nhau để người khác phải biết ơn và cảm ơn. Còn hành động đút lót là những việc mưu mô, tính toán.

Nhiều bệnh nhân được bác sĩ nhận phong bì đã thấy mừng lắm, bởi nghĩ sẽ tận tâm cho mình. Còn bác sĩ thì nghĩ nhận để trấn an tinh thần cho bệnh nhân, không nhận họ lại nghĩ bác sĩ không nhiệt tình, hay chê ít.

Tôi nghĩ, việc nhận cảm ơn ở đây không nhất thiết đó là tiền, có thể là một bài thơ, một bài báo, miễn sao thể hiện tấm lòng, vậy những trường hợp này cho vào thùng sao được? Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những trường hợp bệnh nhân không cảm ơn, bác sĩ mặt nặng mày nhẹ. Điều đó cũng thật khó nói, khi nghề bác sĩ là nghề đặc thù, song tiền lương thì không đặc thù. Hiện tại, một bệnh nhân khám bảo hiểm, bác sĩ khám được 3.000đ/bệnh nhân. Sự lao động đó "quá rẻ".

Trở lại vấn đề đặt thùng cảm ơn tại các khoa phòng, hiện tại nó chưa phù hợp với chúng ta. Bởi một lẽ, bệnh nhân cảm ơn bác sĩ trực tiếp giúp mình, chứ không phải cảm ơn bệnh viện này giúp mình. Cái thùng đó chỉ nên đặt khi bệnh viện đó làm nhiều việc tốt hoặc cần quyên góp cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, chứ không phải quyên góp cho bác sĩ. Bác sĩ nhận được những đồng tiền từ trong thùng cũng không vui vì đó là tiền từ thiện. Ở nước ta, mùa hè mất điện là thường xuyên, nếu đặt thùng cảm ơn, nhỡ không may mất điện, camera ngừng hoạt động, tổ bảo vệ lại phải cử người trông cái thùng đó thì quả là bất tiện.

Việc để thùng cảm ơn bác sĩ tại phòng khám là một ý tưởng hay nhưng không dễ thực hiện. Tôi nghĩ việc đặt thùng chỉ phù hợp với những bệnh viện đã đạt chuẩn, bệnh viện quốc tế dành cho người giàu mà ở những bệnh viện như thế phí khám chữa bệnh đã thu đúng, thu đủ, liệu có ai còn bỏ tiền cảm ơn vào thùng?

Đặt thùng thì tùy tâm

Bà Văn Thị Huế (Tam Nông, Phú Thọ) cho rằng: Thông thường nếu cảm ơn bác sĩ thì phải dựa vào mặt bằng chung, vào những người đi trước để cảm ơn mà không ngại phong bì ít. Đi khám mà không kèm theo cái phong bì thì không yên tâm, nhỡ đâu người ta khám cho mình không kỹ, đi lại nhiều lần càng khổ thân. Nếu bỏ tiền cảm ơn vào thùng thì ai biết? Dân quê chúng tôi thật thà, nếu mọi người cùng bỏ vào thùng thì chúng tôi cũng sẽ làm theo.

Khoa học và đời sống
 

Sửa lần cuối:

ducdoan

Member
47
4
8
Xu
0
Có tiền hơn ko có
em cũng đi viện nhiều lần. mà lần nào đưa phong bì thì các bs quan tâm và quý hơn, còn lần nào không thì sống chết mặc bay thôi, đủ ngày rồi cho xuất viện. tất nhiên cũng có BS họ không nhận tiền, thường là những bs trẻ đang phấn đấu làm lãnh đạo nên cần phải liêm khiết, đôi khi gặp ở một số bs lâu năm, đó là do đạo đức của họ tốt.
Y tế cơ sở yếu kém mà cứ đòi giữ bệnh nhân
nguyên nhân đưa phong bì cũng là do trình độ của tuyến y tế cơ sở quá yếu kém. không chữa được bệnh, cũng không cho chuyển tuyến. tiêu biểu là có trường hợp suy tim độ 3 mà tuyến huyện giữ lại, mãi đến lúc nguy kịch mới cho lên tỉnh, vừa lên đến nơi đưa vào phòng cấp cứu thì không kịp. còn có trường hợp bị ung thư bàng quang, lại chuẩn đoán là viêm bàng quang, cứ giữ lại chữa, chữa mãi, nhập rồi xuất, xuất rồi nhập... dần dần khối u nó to lên, mới cho chuyển tuyến thì muộn rồi. những người có bảo hiểm thì phải chữa bệnh đúng tuyến, hoặc phải có giấy giới thiệu, xin giấy giới thiệu bằng mồm không thì khó, khó vô cùng, chỉ có cách là dùng tiền may chăng mới được chuyển.
 
Sửa lần cuối:

zincoi11

New Member
1
0
1
Xu
0
tôi là vợ bác sĩ đây, đưa phong bì cũng ko phải là giải quyết vấn đề. vấn đề cốt tử là giải quyết bộ máy lãnh đạo. Chồng tôi là tuyến huyện, nơi mà bs giỏi thì bị trù dập, bác sĩ chuyên t u, tại chức thì rất nhiều cơ hội thăng tiến, mà bác sĩ chuyên tu với tại chức, trình độ có hạn, cho đi học nâng cao mấy lần về rồi cũng vẫn... như cũ, thử hỏi làm sao bệnh nhân ko bị chết với nặng thêm, có cho tiền cũng chỉ đến thế dc thôi. Những bác sĩ này thì rất có tâm lý vòi tiền vì họ vốn năng lực có hạn, chạy vạy mãi với vào dc viện, rồi lại chạy để đi học, đủ thứ tốn kém, tất nhiên pải thu hồi lại tiền bằng nhiều cách. Một suất vào viện, y tá, hộ lý (có khi chưa cần tốt nghiệp lớp 12 đã đi học, học xong rồi có tiền, có quan hệ, kiểu gì cũng dc nhét vào hợp đồng, rồi biên chế...) cả trăm triệu, thu nhập ko có thì tất nhiên họ phải vòi bệnh nhân thôi. Giải quyết lương tâm bs cũng như nắm đuôi con trâu mà kéo, vấn đề pải nằm từ phía trên, một bệnh viện ko phải muốn tốt mà làm tốt dc, ko có chỉ đạo của sếp, hoặc ko có ekip đi cùng thì đều bất lực hết. BV chồng tôi bs giỏi lơ mơ là cho điều xuống trạm xá làm, xa nhà mười mấy cây số để đi đày luôn.
 
Muốn chữa được bệnh này, chỉ có cách tốt nhất là "trị" bệnh tâm lý của người bệnh và thân nhân. Cái tâm lý ấy mà, không đánh được nó thì cái gì cũng chết. Lúc tôi đi tắm em bé ở bv, 1 sản phụ cũng giúi, chính vì cái "bệnh" giúi ấy làm cho những ng nhận lâu ngày cũng bị quen thói. Có tung thì phải có hứng, có lửa mới có khói. Nếu ngưng ngay được cái tâm lý, cái hành động giúi đó & tin tưởng vào nhân viên y tế, ngược lại, nhân viên y tế cũng ngừng ngay cái việc thói quen nhận rồi cám ơn rồi lợi dụng đó đi thì mọi chuyện sẽ khác! Sẽ không có những vụ kiện vì ông này ăn tiền, bà kia nhận phong bì... nữa.
PHẢI CƯƠNG QUYẾT MÀ LÀM!
 

ducdoan

Member
47
4
8
Xu
0
đúng vậy tâm lý của bệnh nhân là 1 phần. song thử hỏi vị BS nào cũng cương quyết ko nhận tiền thì làm gì có ai đưa tiền làm gì.
vấn đề này fải giải quyết đòng thòi nhiều vấn đề. bệnh nhân và bác sỹ. đồng thời fải đảm bảo thu nhập cho bs. khi thu nhập đã đảm bảo rồi thì họ sẽ ít vòi vĩnh hơn. và fải kỷ luật cương quyết với các bs vi phạm.lấy đó làm tính răn đe.
nhớ lại ngày trước bố mình đi mổ bàng quang. cái bệnh viện tỉnh thanh hóa ấy, nó lấy bố mình ra làm thí điểm. mổ gì mà chẳng để ống thông nước tiểu gì hết, bắt bệnh nhân fải đắp tã như em bé ấy, sống ko ra sống. có những lúc nước tiểu nó ra fính bụng lên. mà gọi bs thì nó cứ mặc kệ, mãi sau đút tèn nó mới đến thông. nhiều người đi viện rồi biết đấy, gặp bệnh gì fải mổ là y như chăng fải đút từ 500k đến vài triệu là chuyện bình thường. đấy là những bệnh viện công, nhưng như mình được biết ở 1 số bệnh viện tư, như hợp lực chẳng hạn. BS mà nhận tiền của bệnh nhân là bị đuổi việc luôn. tất nhiên là chính sách đãi ngộ của họ cũng cao.
 
Sửa lần cuối:

titonguyen.tt

New Member
2
0
1
Xu
0
Mối quan niêm trong viêc biêu xén phong bì đã có từ rất lâu. hình thành khi người nhà bệnh nhân muốn có chút quà để cảm ơn những gì các Bs đã giúp đỡ Gđ. ban đầu là vật chất nhưng sau đó quan niệm về vật chất đã không còn quá cao nên người ta đã nghĩ đến tiền_ phương tiện vùa thuận lợi cho cả hai bên. Tiếp đó là sự mất giá, thay đổi trong nền kinh tế vì vậy giá trị được đẩy cao nên và hình thành 1 tục lệ quen thuộc mỗi khi tới bệnh viện.
 

bacsionline

Member
415
7
18
Xu
0
Bộ trưởng Y tế: Bệnh nhân đừng đưa phong bì nữa!

“Bệnh nhân và người nhà tìm mọi cách tiếp cận cán bộ y tế để đưa phong bì. Nhiều khi chính họ lại khởi xướng, tiếp tay cho tiêu cực xảy ra. Tôi kêu gọi người bệnh nhất quyết không đưa phong bì cho các bác sĩ nữa...”- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hô hào.


Sáng 26.3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; vấn đề y đức trong ngành y tế; điều chỉnh khung giá viện phí.


Mặc dù mới đây, Bộ trưởng Tiến đã có 2 cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân nhưng phiên trả lời chất vấn của cử tri cả nước lần này vẫn tiếp tục nóng vấn đề y đức và viện phí. Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) chất vấn về vấn đề y đức, nhất là nạn phong bì còn xảy ra nhiều nơi nhiều lúc khiến nhân dân bức xúc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, tiêu cực tại các cơ sở khám chữa bệnh không hẳn là lỗi do cán bộ y tế (CBYT). Và nếu bệnh nhân (BN) không đưa phong bì sẽ bớt tiêu cực.



Bà Tiến nói: “Thực tế vẫn tồn tại tình trạng: Người nhà BN muốn người thân của mình được khám trước nên tìm mọi cách tiếp cận nhân viên y tế để đưa phong bì. Rõ ràng, sai phạm không chỉ đơn thuần xuất phát từ phía CBYT mà nhiều khi do chính người bệnh khởi xướng và tiếp tay cho sai phạm. Tôi kêu gọi người bệnh nhất quyết không đưa phong bì cho bác sĩ nữa, chấn chỉnh cả y bác sĩ và phía BN”.


“Bác sĩ nhận phong bì - đó chỉ là số ít “con sâu làm rầu nồi canh” còn đại đa số bác sĩ thức đêm thức hôm, thậm chí bị hành hung vẫn say nghề. Thời của chúng tôi, bác sĩ điều trị cho BN nào phải theo BN đó đến cùng, thậm chí khi BN chết còn phải tự tay tiến hành mổ xác. Thử hỏi có mấy ai muốn làm nghề này trong khi chế độ phụ cấp, lương vẫn thấp lại chưa có phụ cấp thâm niên nhưng họ vẫn theo đến cùng? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại BV Bạch Mai và có đến trên 90% bệnh nhân nội trú hài lòng với việc phục vụ của y bác sĩ nơi đây, không hài lòng chủ yếu xảy ra với bệnh nhân ngoại trú do quá đông”- bà Tiến giãi bày thêm.

Theo Lao động
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl