Da liễu: Phỏng vấn chuyên gia cách chữa trị viêm nang lông hiệu quả nhất


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Viêm nang lông là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, không phải ai cũng biết những kiến thức căn bản để phòng tránh và điều trị căn bệnh này thành công. Để giúp các bạn co thể nhận biết sớm và chữa khỏi bệnh viêm năng lông an toàn, hiệu quả, Tạp chí đông y đã có buổi trao đổi trực tiếp với Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn, Bác sĩ Chuyên môn tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

PV: Xin chào bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn, cảm ơn bác sĩ đã đồng ý tham giả buổi trò chuyện của chúng tôi ngày hôm nay.

Thưa bác sĩ, đầu tiên, xin bác sĩ cho biết nguyên nhân hình thành và biểu hiện của bệnh viêm nang lông?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Chào bạn! Trước tiên, chúng ta cần hiểu viêm nang lông, hay còn được gọi là dày sừng da là một loại bệnh ngoài da và cũng là một bệnh lý mãn tính của da, do sự tăng tạo nút tại phễu nang lông. Tổn thương là các hột sừng cứng lại các lỗ nang lông, không gây ngứa, do sự tắc nghẽn đường ra của lông mà các sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị đọng lại. Nếu tình trạng nặng hơn có thể gây viêm đỏ xung quanh vùng tổn thương.


Nguyên nhân hình thành viêm nang lông có thể kể đến như:

  • Do vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu, nấm, virut, ký sinh vật trú ngụ ở nang lông.
  • Do dị ứng uống thuốc hoặc bôi thuốc, dùng các chấ tẩy rửa quá mạnh.
  • Do cạo lông, nhổ lông và vệ sinh không đúng cách sau khi cạo, nhổ lông khiến chân lông bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Do tăng tiết bã nhờn của da gây bít nang lông.
  • Lớp tế bào chết trên da quá dày, bị dày sừng làm cho lông không mọc được lên, mọc cuộn tròn dưới da.
Về biểu hiện và triệu chứng của viêm nang lông, đầu tiên là những nốt sần nhỏ có kích thước khoảng 1-2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Về cơ bản, viêm nang lông chủ yếu là cảm giác da thô táp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng được cào cho tróc ra thì có thể thấy bệnh, bên dưới co một sợi lông nằm cong, dùng tay khều thì sợi lông sẽ mọc lên được. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có một số người có tình trạng da khô vảy cá đi kèm. Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, mùa đông phát triển nhiều hơn mùa hè. Bệnh thường kéo dài nhiều năm, đến tuổi trung niên bệnh giảm hoặc tự biến mất. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mụn nước, mụn mủ, vảy tiết do các chất xuất tiết đọng lại, có thể là vảy tiết máu hoặc vảy tiết mủ; cảm giác ngứa ngày khó chịu, đặc biệt là mùa hè; một số trường hợp có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn và nấm gây nên.



Viêm nang lông ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

PV: Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh này sẽ để lại những biến chứng gì, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Lông thường sẽ bị chàm hóa nếu bạn gãi nhiều, gây ra mụn mủ, mụn nước trên diện rộng, hoại tử chân lông và tọa thành đinh râu. Nế ukhông giữ gìn vệ sinh, để vùng da bị nhiễm khuẩn, sẽ thường xuyên bị ngứa và để lại sẹo. Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bệnh sẽ lây lan ra các vùng da lân cận, xuất hiện một số bóng nước phát triển dưới da và hình thành nhọt, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Quá trình điều trị về sau cũng vì thế mà khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

PV: Bác sĩ có thể cho biết những thói quen xấu nào làm hình thành viêm nang lông, cũng như khiến căn bệnh này phát triển nhanh hơn?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Bên cạnh việc hình thành viêm nang lông do cơ địa khô, yếu tố di truyền, suy giảm miễn dịch hay bị một số bệnh lý khác, dày sừng nang lông sẽ xuất hiện và phát triển mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với khi hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn. Việc sử dụng quần áo là sợi tổng hợp và mặc quần áo quá chật cũng là thói quen tạo điều kiện cho viêm nang lông hình thành. Đặc biệt, thói quen sử dụng kem bôi có chứa corticoid, kháng sinh lâu dài sẽ khiến vi khuẩn yếm khí sinh sôi nhanh hơn.

PV: Vậy viêm nang lông thường xuất hiện nhiều nhất ở những vị trí nào trên cơ thể, thưa bác sĩ? Ở mỗi vị trí khác nhau thì cách điều trị có khác biệt và khó khăn gì hơn không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Viêm nang lông thường gặp nhất ở mặt ngoài của 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, xuất hiện ít hơn ở mông, cẳng tay… đôi khi có thể gặp ở vùng mặt, rất dễ bị nhầm lẫn với mụn. Về cơ bản, viêm nang lông ở các vùng da ngoài mặt điều trị tương đối giống nhau. Riêng vùng da mặt, do tính chất da khác nên việc điều trị sẽ phải theo một liệu trình và bài thuốc đặc trị riêng mới đem lại kết quả cao.



Phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Đông y hiện đang được nhiều người tin dùng

PV: Xin bác sĩ cho biết những cách điều trị viêm nang lông phổ biến hiện nay là gì?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Hiện nay có những phương pháp chữa viêm nang lông chủ đạo là sử dụng thuốc Tây y, tẩy tế bào chết bằng muối, dùng mỹ phẩm và sử dụng thảo dược Đông y. Trong đó, ba cách đầu là: Dùng thuốc Tây y, tẩy tế bào chết bằng muối và dùng mỹ phẩm đều có lợi thế là thuốc dễ sử dụng, tiện lợi, dễ mua, giá thành không quá cao, nhưng lại có cùng một nhược điểm là hiệu quả điều trị thấp. Thậm chí là không hề có tác dụng, nhiều trường hợp còn phản tác dụng bởi sản phẩm không uy tín, chữa corticoid khiến da bị bào mòn, viêm nang lông không những không thuyên giảm, mà còn trở nên trầm trọng hơn, đồng thời làm da yếu và lão hóa nhanh hơn.

Đối với thảo dược Đông y, với đặc điểm an toàn, lành tính nên hầu như không gây bất cứ phản ứng phụ cũng như tổn hại nào lên da. Thuốc Đông y sẽ tác động từ từ, trị bệnh từ căn nguyên, các thành phần dược tính không chỉ điều trị bệnh hiệu quả, mà còn củng cố, nâng cao sức đề kháng giúp da tái tạo mạnh mẽ, hạn chế tối đa quá trình lão hóa. Do đó, phương pháp này được đánh giá an toàn và hiệu quả cao hơn những cách chữa viêm nang lông kể trên.

PV: Được biết, chữa viêm nang lông bằng thuốc Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, bác sĩ có thể cho biết cơ chế trị viêm nang lông của các bài thuốc Đông y và tư vấn cho độc giả về dòng sản phẩm chữa viêm nang lông uy tín nhất hiện nay được không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Trong Đông y, viêm nang lông được điều trị triệt để dựa trên nguyên tắc:

  • Làm sạch lớp da chết dày sừng, làm thông thoáng lỗ chân lông và làm mềm da.
  • Kháng viêm, sát trung, diệt vi khuẩn, nấm trú ngụ ở nang lông.
  • Sản sinh collagen giúp tái tạo tế bào tổn thương, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp chống chọi với vi khuẩn một cách tự nhiên, đây là yếu tố chính giúp bệnh không tái phát trở lại.


An toàn, lành tính là yếu tố căn bản trong điều trị bệnh bằng thảo dược Đông y

Thời gian qua, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Thảo dược Đông y trị viêm nang lông, được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao về hiệu quả trị bệnh, cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực của người bệnh. Bộ sản phẩm này gồm 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc xịt.

  • Về thuốc uống Thảo dược Đông y trị viêm nang lông của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, được bào chế từ các loại thảo dược quý hiếm như: Đương quy, sinh địa, huyền sâm, nhân sâm, hoàng liên, diệp hạ châu và một số loại thảo dược khác. Có tác sụng bổ huyết, hoạt huyết, giúp nuôi dưỡng da sản sinh collagen giúp tái tạo tế bào tổn thương, da nhanh lành sẹo, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống chọi vơi vi khuẩn một cách tự nhiên. Ngoài ra, còn có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
  • Thuốc bôi của bài thuốc này gồm có: Hoắc hương, hoa đào, bí đao, mật ong, nghệ, cám gạo, trầu không, bạc hà và một số loại thảo dược khác. Giúp kháng viêm, sát trùng, diệt vi khuẩn, nấm trú ngụ ở nang lông, tiêu viêm, giảm ngữa, chống nhiễm trùng, triệt tiêu các ổ vi khuẩn dưới da, ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang các nang lông xung quanh, tái tạo da và làm liền sẹo, điều trị viêm nang lông và mụn do viêm lỗ chân lông.
  • Chế phẩm thuốc xịt có thành phần từ: Tinh chất chanh, lô hội, dầu dừa, trà xanh và một số vị thuốc khác. Có khả năng làm mềm da, làm sạch lớp da chết dày sừng, thông thoáng lỗ chân lông và làm sáng da.
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả trị bênh cao nhất có thể, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân muối tắm, sử dụng để pha loãng bôi lên vùng da bị viêm nang, hoặc xát trực tiếp muối lên da rồi rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng thuốc bôi và thuốc xịt, nên dùng muối tắm 2 ngày 1 lần, hỗ trợ rất hiệu quả cho việc sát trùng, sát khuẩn.



Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn trao quà cho khách hàng tham gia minigame tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Tùy vào từng cơ địa và tình trạng viêm nhiễm của người bệnh, sử dụng bài thuốc này đúng liệu trình của bác sĩ từ 2 đến 4 tháng, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, da tiến tới căng mịn và tươi sáng hơn.

  • Lỗ chân lông được thông thoáng, không bị đọng mồ hôi và chất bẩn.
  • Phòng ngừa và loại bỏ hết các mụn đỏ, mụn mủ, mụn nước, mụn đầu đen do viêm nang lông.
  • Triệt tiêu hiện tượng lông mọc ngược và cuộn tròn vào trong nang lông, không còn cảm giác ngứa ngáy.
  • Tái tạo làn da, trị thâm hiệu quả, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng, tươi sáng, không còn thô ráp.
Tổng hòa 3 chế phầm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc xịt của bộ sản phẩm Thảo dược Đông y trị viêm nang lông không chỉ giúp điều trị bệnh một cách an toàn, hiệu quả, mà còn tích cực cải thiện chất lượng da. Tuy nhiên, các bạn lưu ý, bài thuốc này chỉ dùng trong điều trị viêm nang lông ngoài vùng da mặt. Nếu bạn bị viêm nang lông trên mặt thì các bác sĩ sẽ dùng liệu trình và bài thuốc đặc trị khác.

PV: Xin bác sĩ tư vấn cho quý độc giả cách phòng tránh bệnh viêm nang lông và những lưu ý trong chăm sóc da khi điều trị bệnh viêm nang lông?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn: Để có thể phòng tránh được viêm nang lông, các bạn cần lư ý những vấn đề sau:

  • Tránh mặc quần áo bó chặt, đặc biệt là quần jean và đồ thể thao.
  • Cham sóc râu tóc đúng cách, sử dụng lưỡi dao cạo điện hoặc lưỡi cạo mới mỗi khi cạo râu. Đặc biệt cẩn thận giữ cho khu vực cao sạch để tránh các vết cắt và xước. Không tự ý cạo lông, wax lông mà chưa có sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
  • Duy trì bồn tắm nóng, nếu sở hữu một bồn tắm nóng, hãy vệ sinh thường xuyên và thêm clo theo định kỳ.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tẩy da chết đều đặn 1 lần/tuần.
  • Áp khăn ẩm ấm hoặc nén đến khu vực bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày để làm giảm sự khó chịu tại các vùng da vừa tác động.
  • Khi bị viêm nang lông nên đi khám và điều trị hợp lý, không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
PV: Cảm ơn những thông tin vô cùng hữu ích từ bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn, chúc bác sĩ sức khỏe và thành công.

Bài viết được quan tâm:

  • Bị viêm nang lông nên ăn gì và kiêng ăn gì? – Chuyên gia giải đáp
  • Bệnh viêm nang lông ở vùng kín và cách chữa dứt điểm
  • Nhờ Trung tâm Da liễu Đông y tôi đã thoát khỏi bệnh viêm nang lông một cách “ngoạn mục”
  • Mẹo chữa viêm nang lông ở mặt một cách đơn giản nhiều người không biết
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.