Kế hoạch mang thai


hakimthanh

New Member
22
0
1
35
Xu
0
Chuẩn bị sức khỏe để mang thai
Bạn không cần phải khỏe như một vận động viên thể thao mới có thể có con– nhưng chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai là một điều rất quan trọng.

Hãy xem lại lối sống của mình – bạn đang tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh? Bạn có tập thể dục thường xuyên? Bạn có hút thuốc, uống cà phê hoặc các loại thức uống có cồn? Bạn có thường dùng thuốc, thảo dược, hoặc chất gây nghiện (an toàn hoặc bị cấm) nào không?

Mặc dù người phụ nữ cần phải chuẩn bị sức khỏe để mang thai nhưng người đàn ông vẫn đóng vai trò khá quan trọng trong giai đoạn thụ tinh, do đó, việc cả hai chuẩn bị sức khỏe sẵn sàng là rất cần thiết.

Trong quá trình thụ tinh và mang thai, bạn vẫn có thể tiếp tục những bài thể dục nhẹ nhàng, đều đặn; tốt nhất là nên tham khảo bác sĩ về chế độ luyện tập để bảo đảm rằng bạn có thể duy trì sức khỏe hiện tại.



Chế độ ăn uống khi chuẩn bị mang thai
Hãy tuân theo những quy tắc ăn uống lành mạnh và cắt giảm bớt những thứ có hại như cồn, cà phê, thuốc lá và các chất gây nghiện không cần thiết.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Có thể tham khảo thêm thông tin về việc ăn uống an toàn tại trang web Healthy Active Australia

Trước khi chuẩn bị có thai khoảng 3 tháng, phụ nữ nên tăng cường các thức ăn có chứa a-xít folic (một loại vitamin có mặt trong các loại rau lá xanh và một số loại ngũ cốc) để ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh. Duy trì chế độ ăn các thực phẩm có chứa a-xít folic cho đến 3 tháng đầu sau khi mang thai; có rất nhiều loại viên bổ sung a-xít folic khá tốt được bán ở các nhà thuốc.

Về phía đàn ông, tinh trùng thường mất 75 ngày để phát triển, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên các quý ông ăn thức ăn có đủ lượng kẽm và selen (hoặc dùng các viên đa vitamin) ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh.

Một số nghiên cứu cho rằng nồng độ thủy ngân cao trong một số hải sản có thể không tốt cho những ai muốn có con, tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng nồng độ a-xít béo omega-3 có trong các loại cá như cá hồi lại rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có uy tín nếu bạn có thắc mắc.

Bạn có thể đọc bài viết của chúng tôi về cá, các a-xít béo cần thiết và omega-3 trong phần nói về việc nuôi con.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Hãy khám sức khỏe tổng quát trước khi có con. Biết được tình trạng sức khỏe, làm vài xét nghiệm đơn giản và đề phòng một số điểm cần lưu ý đặc biệt giúp kế hoạch mang thai của bạn dễ dàng hơn.

Có một số thông tin cần chuẩn bị trước khi bạn đi khám tổng quát.

Liệt kê chi tiết tình trạng sức khỏe
Hãy cố gắng nhớ lại những bệnh mà bạn mắc phải hồi còn nhỏ. Bạn có từng bị sởi, quai bị hoặc rubella? Bạn có chích ngừa mũi nào không?

Bạn có từng mắc bệnh nào khác hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào mà bạn tình của bạn từng mắc; cũng cần lưu ý về bất kỳ cuộc phẫu thuật hoặc bệnh mãn tính nào một trong hai bạn mắc phải.

Hỏi thăm bố mẹ hai bên (hoặc những người thân khác, nếu cần) xem hai bạn có mắc bệnh gì hồi nhỏ hoặc lịch sử bệnh tật của những người trong nhà, ví dụ nhà có người nào sinh đôi hay mắc bệnh di truyền không?

Một số bệnh đặc biệt liên quan đến quá trình mang thai, chẳng hạn, bạn có nguy cơ bị tiểu đường hay bệnh tim? Hãy thu thập thông tin về những bệnh bạn từng bị hoặc trong nhà có người bị như huyết áp cao, ung thư, động kinh, bệnh thận hoặc viêm khớp.

Lúc này, lịch sử bệnh phụ khoa của người mẹ rất quan trọng; bác sĩ sẽ hỏi bạn về việc hành kinh, quan hệ, các xét nghiệm pap, cách ngừa thai và các lần có thai trước, việc sẩy thai (nếu có), phá thai và các vấn đề liên quan. Nếu bạn không có thói quen ghi lại chu kỳ hành kinh trước đó thì hãy thực hiện điều đó từ bây giờ.

Tư vấn về gen di truyền
Đôi khi, sự tìm hiểu lịch sử gia đình đem lại những thông tin liên quan đến những rối loạn về máu mang tính di truyền. Lịch sử bệnh trong gia đình có thể cho thấy bạn có thể (hoặc không) có nguy cơ lan truyền các rối loạn mang tính di truyền (như xơ nang), rối loạn nhiễm sắc thể (như hội chứng Down) hoặc dị tật bẩm sinh (như hở hàm ếch).

Các bệnh di truyền thông thường gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang.

Khám sức khỏe tiền thai sản
Hãy trình bày dự định có con để được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Việc khám cơ bản gồm đo nhịp tim, huyết áp, kiểm tra vú và xét nghiệm pap (nếu cần).

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu xem bạn có kháng thể rubella không, ngay cả những phụ nữ đã chích ngừa vẫn có thể mất khả năng miễn dịch. Vì thế, bạn vẫn có thể phải tiêm mũi khác.

Khi bạn mang thai, những thay đổi nhanh chóng về lượng hormone có thể kích hoạt các loại phản ứng, bạn có thể báo cho bác sĩ cùng với tình hình sức khỏe trước khi có thai.

Ghi chú lại huyết áp trước lúc mang thai cũng giúp bạn theo dõi dễ hơn những thay đổi về huyết áp trong thai kỳ nhằm tiên liệu khả năng tiền sản giật vốn có thể can thiệp ngay từ đầu.

Cho bác sĩ biết phương pháp ngừa thai hiện tại trước khi quyết định thụ thai. Nếu sử dụng bao cao su hay màng tránh thai thì không cần chuẩn bị nhiều, nhưng những ai uống thuốc ngừa thai, đặt vòng hoặc cấy thuốc tránh thai có thể phải ngưng các biện pháp này vài tháng trước khi “thả” cho có thai.

Bạn cũng nên cho bác sĩ biết kế hoạch chăm sóc thai nhi; có thể chọn cách được giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh hoặc một bệnh viện phụ sản.

Những điều cần biết trước khi mang thai là gì?



Lên kế hoạch tài chính cho một “gia đình”
Thật ra, trẻ sơ sinh chẳng cần gì nhiều trong thời gian đầu dù các cửa tiệm bày bán hàng đống đồ dùng cho trẻ sơ sinh. Khó khăn lớn nhất của hầu hết cặp vợ chồng là việc mất thu nhập khi người phụ nữ nghỉ làm để chăm con. Nếu cả hai tiếp tục đi làm thì việc gửi trẻ cũng khá tốn kém.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl