Nối lo chuyện kế hoạch hóa gia đình ở người mắc viêm cầu thận


4,226
1
1
Xu
53
Bị viêm cầu thận có ảnh hưởng gì đến việc có con sau này không? Bị viêm cầu thận có thể sinh con được không?… là một trong số nhiều thắc mắc về kế hoạch sinh sản của người bị bệnh. Cùng tham khảo tư vấn của các bác sĩ dưới đây để hiểu thêm về bệnh này.

Viêm cầu thận tái phát khi mới có bầu, có ảnh hưởng gì không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ. Em gái em bị viêm cầu thận. Khi có bầu thì thấy người cứ bị béo lên, rồi thấy tăng cân nhanh quá phù toàn thân mới đi khám thì chuẩn đoán là viêm cầu thận. Gia đình em quyết định bỏ cái thai đi để chữa cho khỏi bệnh rồi mới quyết định có con sau. Điều trị được hơn nửa năm và đi khám định kỳ thấy đã trở về bình thường rồi. Bây giờ lại mang bầu lần nữa, nhưng mới mang bầu thì lại thấy bị phát bệnh lại. Cho em hỏi nếu giữ lại cái thai này thì có tác động gì đến người mẹ và đứa bé sau này không.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Em gái bạn đã bị viêm cầu thận trong lần mang thai đầu, phải bỏ thai và lại bị tái phát trong lần mang thai thứ 2. Trường hợp của em bạn có thai là nguy cơ cao. Em bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thận và sản để phối hợp chữa trị và có những giải đáp cần thiết. Viêm cầu thận mãn nếu chỉ có albumin niệu, huyết áp không cao, urê máu vẫn bình thường thì bệnh vẫn ở mức độ nhẹ. Trường hợp này, nếu mang thai, bệnh vẫn ổn định, trẻ ra đời có thể không bị tác động gì.

Nếu trong thời gian mang thai có đủ các biểu hiện: albumin trong nước tiểu, tăng huyết áp, urê máu tăng cao là bệnh ở giai đoạn cuối, đã nặng. Việc mang thai ở giai đoạn này là quá nguy hiểm, tiên lượng rất nặng.

Nói chung, em bạn cần khám thai định kỳ, theo dõi cân nặng, huyết áp, protein niệu và siêu âm thường xuyên để đánh giá sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ để có can thiệp kịp thời. Bệnh này có thể dẫn đến các tai biến sản khoa như đẻ non, thai bé, thai chết lưu… do nhiễm khuẩn máu. Bệnh cũng có thể gây ra biến chứng tiền sản giật khi đẻ, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Chúc các bạn mạnh khỏe!

Bệnh viêm cầu thận mãn có ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’ không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 26 tuổi, 3 năm trước em đi khám và bác sĩ chẩn đoán là em bị viêm cầu thận mãn, em đã đi bệnh viện điều trị nhiều lần vì bệnh của em không khỏi được nhưng mỗi lần đi bệnh viện chữa trị bệnh viêm cầu thận em lại thấy khả năng làm “chuyện ấy” giảm đi rõ rệt. Đặc biệt là cậu nhỏ không cương lên được hoặc cương lên được thì xuất tinh sớm khi làm trận. Xin bác sĩ cho em biết có cách gì để giải tình trạng trên của em không em khổ tâm quá.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Cơ thể bao gồm nhiều cơ quan, hệ thống tất cả là một khối thống nhất, tất cả đều có mối quan hệ rất chặt chẽ, tác động trực tiếp qua lại lẫn nhau. Thận – là cơ quan thuộc hệ tiết niệu nằm ở hố thắt lưng, cạnh cột sống. Các chất độc hại như Urea, Creatinine, Acid Uric. Bilirubin … sinh ra trong quá trình chuyển hóa theo máu đến thận được thanh lọc, đào thải cùng với nước theo niệu quản xuống bàng quang, rồi theo niệu đạo ra ngoài cơ thể.

Hoạt động tình dục chịu sự tác động rất lớn của yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội riêng của từng cá thể. Khi hệ tiết niệu bị bệnh, đặc biệt là thận, những chất gây độc với cơ thể không hoặc ít được đào thải, nồng độ các chất Urê, Creatinine, Bilirubin …. tăng cao trong máu, huyết áp tăng cao, cơ thể sẽ mệt mỏi, đau đầu trong khi đó lại xuất hiện nhiều chất lẽ ra không được xuất hiện trong thành phần nước tiểu như tế bào máu, Protein, đường …

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, bệnh thận, tiết niệu có triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng, tiểu tiện buốt dắt, đi nhiều lần về đêm, nước tiểu đỏ, vàng hay tiểu đục, ứ nước dưới da gây phù. Bệnh thận, tiết niệu có thể là cấp tính, nếu không được phát hiện chữa trị đúng và tích cực, bệnh sẽ trở thành mãn tính và có thể dẫn đến suy thận. Hệ tiết niệu bị tổn thương thực thể, sức khỏe thể chất bị tác động, tinh thần không thể thoải mái, cảm hứng tình dục cũng vì thế mà giảm đi rõ rệt.

Mặt khác những thuốc nội tiết dùng trong chữa trị bệnh tiểu đường, thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp … đều có tác động không tốt đến quan hệ tình dục. Cách tốt nhất để cải thiện khả năng quan hệ tình dục là chữa trị bệnh đang mắc một cách tích cực và lưu ý một số vấn đề sau:

Bạn cần phải có sức khỏe tốt.

Để tăng cường sức khỏe thì ăn uống và vận động đóng vai trò rất quan trọng. Nên ăn đủ chất như thịt, cá, rau, hoa quả, đặc biêt là giá đỗ và hành củ. Trong củ hành (hành hoa, hành tây) có rất nhiều vitamin E, giúp cho dương vật cương cứng nhanh hơn. Ăn uống tốt kết hợp với thể thao sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhất là đối với những người làm việc ở văn phòng hay phải ngồi nhiều.

Bạn cũng nên chọn những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của mình như: bóng đá, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, tennis. Vận động thể thao sẽ giúp giải tỏa được những căng thẳng về thần kinh, stress trong công việc và cuộc sống hằng ngày.

Trong cuộc sống gia đình, bạn hãy luôn tạo không khí vui vẻ, vợ chồng hòa hợp. Sức khỏe tốt, đầu óc thoải mái, loại bỏ được stress sẽ giúp cho nam giới đủ tự tin thực hiện chức năng “đàn ông” của mình trong chuyện đó.

Thường xuyên tập thể thao nâng cao sức khỏe cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức dẫn đến lao lực, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi, tuân thủ chế độ ngủ nghỉ trong ngày, nếu công việc quá căng thẳng nên đổi công việc khác phù hợp hơn với tuổi tác và sức khỏe. Không nên dùng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, ma túy…) vì những chất này làm giảm ham muốn tình dục, và tác động rất nhiều đến cơ địa của bạn.

Chúc bạn sống khỏe!

Bị viêm cầu thận có ảnh hưởng gì đến việc có con sau này không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Hôm trước cháu đi xét nghiệm nước tiểu có các chỉ số (liều 15 cell/ul protein niệu 0,15 g/l hồng cầu 200 cell/ul creatin niệu 1,8 m mol/l). Xin hỏi bác sĩ cháu bị viêm cầu thận ở giai đoạn nào rồi ạ. Xin bác sĩ giải đáp cho cháu cần phải chữa trị, chế độ ăn uống như thế nào ạ. Và bệnh này có tác động gì đến việc có con sau này của cháu không ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Viêm cầu thận là bệnh do viêm ở tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Bệnh thường được chia thành: Viêm cầu thận cấp tính hoặc mạn tính.

Trong tình huống của cháu, xét nghiệm nước tiểu cho thấy cháu đang bị viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào một xét nghiêm nước tiểu như thế này thì không thể nói được bệnh cháu đang ở giai đoạn nào.

* Về ăn uống, nguyên tắc ăn uống chung cho người bị viêm cầu thận/hội chứng thận hư là:

1. Giàu chất đạm (protein):

Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận. Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ…

2. Năng lượng:

Ðảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcalo/kg/ngày.

3. Chất béo:

Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Ðặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận”, vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol. Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc; hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: Dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ.

4. Các vitamin, muối khoáng và nước:

– Lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu + 500ml.

– Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày.

– Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. Trong những tình huống tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

* Những thực phẩm nên dùng

1. Chất đường bột:

Các loại gạo, mì, khoai sắn đều dùng được.

2. Chất béo: Các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc vừng…).

3. Chất đạm:

– Ăn thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ…

– Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường lượng đạm và calci.

4. Các loại rau quả:

Ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ tình huống tiểu ít thì phải hạn chế rau quả.

* Những thực phẩm KHÔNG NÊN dùng hoặc HẠN CHẾ dùng

1. Chất bột đường: Không cần kiêng một loại nào.

2. Chất béo:

– Giảm số lượng, hạn chế ăn mỡ động vật.

– Nên chế biến bằng cách hấp, luộc; hạn chế xào, rán.

3. Chất đạm:

– Không sử dụng các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, óc, dạ dày…

– Hạn chế trứng: 1-2 quả/tuần.

4. Các loại rau quả:

– Nếu bệnh nhân không tiểu được thì không nên ăn các loại quả có hàm lượng Kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận…

* Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày

Gạo tẻ: 250-300g. Thịt nạc hoặc cá nạc: 200g, hoặc thay thế bằng 300g đậu phụ. Dầu ăn: 10-15g. Rau: 300-400g. Quả: 200-300g. Muối ăn: 2-4g. Sữa bột tách bơ: 25-50g. Ðường: 10g.

Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù; Khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày. Bệnh của cháu nếu được theo dõi sát, chữa trị đúng theo đơn của bác sĩ thì sẽ không tác động đến khả năng sinh hoạt vợ chồng và đẻ con.

Chúc cháu mau khỏe!

Bị hội chứng thận hư có cần kiêng quan hệ tình dục không?


Câu hỏi bởi: Thanh

Thưa bác sĩ.

Em đang bị bệnh Hội chứng thận hư và em đang chữa trị được 2 tháng và đả hết phù nhưng mặt thì còn và em thường nhức nhẹ ở lưng phần lưng bên trái và phải và em có cần kiêng chuyện quan hệ không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hội chứng thận hư là một nhóm các dấu hiệu và biểu hiện có thể đi kèm với viêm cầu thận và điều kiện khác tác động đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức độ protein cao trong nước tiểu, kết quả là hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol máu cao và sưng từ giữ nước (phù) của mí mắt, chân và bụng.

Bạn đang chữa trị hội chứng thận thư. Bạn không phải kiêng quan hệ tình dục. Việc có quan hệ tình dục hay không phụ thuộc vào sức khỏe của bạn. Nếu sau khi quan hệ bạn cảm thấy mệt mỏi, lưng bị đau nhức nhiều thêm thì nên đợi đến khi chữa khỏi bệnh hoàn toàn hãy quan hệ trở lại. Tuy nhiên, cho dù có quan hệ được thì cũng phải rất hạn chế.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.