Rượu bia là tác nhân gây biến chứng tiểu đường nặng nề. Coi chừng!!!


hungbota

New Member
4
0
1
24
Xu
0
Rượu, bia và đồ uống có cồn là những thức uống phổ biến trong các mâm cỗ tại Việt Nam. Là đồ uống được dùng nhiều mỗi khi bạn bè, đối tác gặp nhau v.v… Và tùy theo thể trạng của từng người cơ thể sẽ phản ứng với bia rượu khác nhau, với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác về đường huyết không nên uống bia, rượu.

Tại sao người bị tiểu đường không nên uống bia rượu

Tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ tác động đến đường huyết cũng như các hormone cân bằng nồng độ đường huyết. Những người hay uống rượu với độ cồn cao, uống nhiều bia sẽ dễ dàng mất hết năng lượng dự trữ chỉ trong vài giờ. Về lâu dài, tiêu thụ quá mức rượu, bia cũng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin, dẫn tới tăng cao lượng đường trong máu. Những người đã bị bệnh gan do rượu bia thường cũng sẽ bị tiểu đường hoặc không thể hấp thụ glucose nữa.

>> Xem thêm: BoniDiabet ổn định đường huyết ngưỡng an toàn

Bình thường, nồng độ đường huyết sẽ ở khoảng 70–100g/dl, nhưng với những người bị tiểu đường mà không chữa trị, nồng độ này thường sẽ cao hơn 126g/dl.

Bệnh nhân tiểu đường phải cực kỳ cẩn thận với chuyện dùng đồ uống có cồn. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ những nguy hiểm liên quan. Ngoài ra, một số loại thuốc không nên dùng chung với đồ uống có cồn và người bị tiểu đường càng phải chú ý hơn nữa.

Tiêu thụ rượu bia có thể làm hạ đường huyết thấp đến mức báo động. Bởi vì gan phải làm việc để loại bỏ cồn ra khỏi máu thay vì kiểm soát nồng độ đường huyết. Rượu bia cũng sẽ làm cơ thể khó nhận thức được lượng đường trong máu có bị hạ thấp hay không. Triệu chứng của hạ đường huyết cũng tương tự với uống quá nhiều rượu bia, bao gồm: rối loạn nhịp tim, buồn ngủ, mờ mắt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất phương hướng và có khả năng bất tỉnh.

Vì thế người bị bệnh tiểu đường không nên uống bia rượu sẽ ảnh hưởng đến các chức năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm của người bị tiểu đường.

Sự nguy hiểm của biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bị bệnh. Sau đây là những biến chứng cơ bản hay xảy ra với người bệnh tiểu đường.

Bệnh tim mạch
Đây là một trong những biến chứng mạn tính thường gặp nhất của đái tháo đường. Người bệnh có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, viêm tắc động mạch chi dưới… Nhằm phòng chống bệnh lý tim mạch, trong những lần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ khám và cho xét nghiệm tầm soát các bệnh lý tim mạch trước khi bệnh trầm trọng hơn. Mỗi lần khám, bạn sẽ được đo huyết áp, xét nghiệm kiểm tra nồng độ mỡ máu, tùy tình huống bạn sẽ được đo điện tim, siêu âm tim hoặc các can thiệp sâu hơn. Các biện pháp phòng bệnh tim mạch bao gồm thay đổi chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục, kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu, cân nặng và đặc biệt là tuyệt đối bỏ hút thuốc lá.

Đột quỵ
Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm:

  • Đột ngột yếu, liệt nửa người
  • Tê mặt, cánh tay, chân
  • Nói khó, méo mặt
  • Nhìn mờ, nhìn đôi
  • Chóng mặt…
Nếu bạn có một trong những biểu hiện trên, hãy đến bác sĩ khám ngay lập tức. Bạn sẽ được điều trị cấp cứu chuyên sâu tại khoa thần kinh, hồi sức cấp cứu. Nếu đến sớm và điều trị kịp thời, các triệu chứng của tổn thương thần kinh sẽ phục hồi.

Bệnh thận đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường sẽ được định kỳ kiểm tra nước tiểu để tìm kiếm protein niệu – một biểu hiện sớm của biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời bạn cũng được xét nghiệm nồng độ chất creatinine trong máu để ước tính mức lọc cầu thận. Ở giai đoạn sớm của bệnh thận đái tháo đường, nếu bạn được điều trị tích cực, phù hợp thì có thể ngăn ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Mức huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận là dưới 130/80 mmHg.

Bệnh lý thần kinh đái tháo đường
Đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương thần kinh, thường nhất là thần kinh ngoại biên ở hai chi dưới. Bệnh nhân đái tháo đường lâu năm thường than phiền họ bị tê, đau rát hoặc mất cảm giác ở hai bàn chân và tăng dần lên theo thời gian. Việc giảm cảm giác đau làm cho người bệnh không cảm nhận được những vết thương ở bàn chân cũng như bị bỏng nhiệt mà không nhận biết, làm cho các vết thương trở nên nặng vì không được chăm sóc y tế kịp thời. Các bệnh nhân đái tháo đường cần được hướng dẫn cách kiểm tra bàn chân mỗi ngày sau khi tắm, không ngâm chân vào nước nóng, cắt móng chân bị quặp, cắt chai chân (tại phòng khám chuyên khoa) và đến bác sĩ khám ngay khi phát hiện bất cứ vết thương nào tại hai chân.

Bệnh võng mạc đái tháo đường (bệnh mắt)
Bệnh nhân đái tháo đường được đi khám mắt định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để tầm soát bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Lịch tầm soát bắt đầu ngay khi bạn được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 và sau 5 năm phát bệnh nếu bạn là bệnh nhân đái tháo đường típ 1. Nếu chẳng may bạn bị bệnh lý võng mạc đái tháo đường, lịch khám mắt định kỳ sẽ thường xuyên hơn để bác sĩ có thể can thiệp điều trị kịp thời.

Liệt dạ dày, rối loạn sinh lý
Liệt dạ dày và rối loạn cương ở nam là hai biến chứng thần kinh tự động do đái tháo đường thường gặp ở người mắc bệnh lâu năm. Triệu chứng của liệt dạ dày là đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và thường xuyên nôn sau ăn do thức ăn lưu lại lâu hơn bình thường trong dạ dày. Điều trị liệt dạ dày rất khó khăn, nhưng bạn có thể phòng bệnh bằng cách giữ đường huyết ở mức ổn định, vận động và xoa bóp trị liệu.

Rối loạn cương là điều khó nói ở nam giới và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu thay đổi lối sống, tập thể dục và phòng chống stress không cải thiện được chức năng tình dục của nam giới thì có một số thuốc có thể giúp điều trị triệu chứng này (theo chỉ định của bác sĩ).

Bệnh về da và nhiễm trùng
Mức đường huyết cao làm hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn hay nấm phát triển. Các bệnh nấm da lan tỏa rất thường gặp trên những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng ở hầu họng, răng miệng, bàng quang, đường sinh dục và lao phổi cũng thường xuyên được chẩn đoán trên người đái tháo đường. Để hạn chế các bệnh nhiễm trùng, bạn hãy giữ mức đường huyết ổn định theo mục tiêu điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân tốt và khám bệnh định kỳ (ví dụ chụp X-quang phổi 6 tháng – 1 năm/lần). Một số dung dịch súc miệng, làm sạch mũi họng có thể có ích khi bạn mắc bệnh.

Khi phát hiện những triệu chứng bất thường tại da hoặc ho, sốt… bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay, tránh tự điều trị vì có thể làm bệnh nặng lên hoặc phát sinh những biến chứng khác do điều trị không đúng.

Về vấn đề dinh dưỡng, ngoài sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên sử dụng thêm tpcn Bonidiabet để kiểm soát bệnh.

>> Xem thêm: Bonidiabet của công ty Botania mang tình yêu đến với người bị tiểu đường
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.