Da liễu –
Nổi mề đay mẩn ngừa là một bệnh ngoài da do dị ứng xảy ra rất phổ biến hiện nay. Khi bị nổi mề đay, trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mảng đỏ sưng tấy, gây ngứa vô cùng khó chịu. Vậy có cách nào để trị dứt nhanh cơn ngứa do nổi mề đay an toàn và phòng tránh bệnh tái phát. Dưới đây là một số gợi ý giải pháp và lời khuyên hữu ích bạn nên tham khảo áp dụng.
Cách xử lý khi bị nổi mề đay dị ứng mẩn ngứa
Chườm mát bằng khăn lạnh, ẩm
Khi bị nổi mề đay, vùng da xuất hiện các mẩn hoặc mảng đỏ nổi lên trên bề mặt da gây ngứa, nóng rát. Khi đó, bạn có thể dùng khăn lạnh đắp lên da sẽ làm dịu ngay cơn ngứa rát và ngăn chặn hình thành các nốt mẩn ngứa khác, giảm sưng tấy. Thực hiện nhiều lần theo cách này cho đến khi cơn ngứa chấm dứt.
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ
Bạn lưu ý rằng không phải khi bị nổi mề đay là phải kiêng đụng nước. Đây là quan niệm sai. Ngược lại khi bị nổi mề đay càng phải vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày để tránh bị nhiễm khuẩn, dị ứng và giúp da thoáng mát, dễ chịu hơn. Bạn chỉ không nên tắm bằng nước ấm và sử dụng xà phòng tẩy rửa.
Dùng lá khế trị nổi mề đay
Đây là cách trị mề đay bằng dân gian rất hiệu nghiệm, an toàn được áp dụng phổ biến. Lá khế có vị chát, tính lạnh giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, nổi mề đay ngứa rất tốt.
Mỗi khi bị ngứa do nổi mề đay, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo rang héo cho đến khi lá nóng ở nhiệt độ vừa phải rồi dùng để chà lên vùng da bị nổi mẩn ngứa. Làm như vậy cho đến khi hết ngứa.
Hoặc bạn có thể dùng lá khế đun nước tắm hàng ngày cũng có tác dụng trị mề đay rất tốt và ngăn chặn bệnh tái phát.
Chữa nổi mề đay bằng lá tía tô
Bạn lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ. Lá tía tô có tính ấm, chứa chất kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm sạch da, chống dị ứng và giảm ngứa da, nổi mề đay nhanh chóng. Cách này rất đơn giản mà an toàn nên bạn có thể áp dụng thường xuyên để trị nổi mề đay rất tốt.
Cách phòng bệnh nổi mề đay tái phát
Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa như do cơ địa dị ứng, sức đề kháng của cơ thể giảm, do các tác động từ môi trường như nhiệt độ, thời tiết, thức ăn, dị ứng thuốc,… Để ngăn chặn và phòng tránh bệnh tái phát, bạn nên thực hiện tốt những điều sau:
– Tránh các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay như môi trường ô nhiễm, kiêng gió lạnh, bảo vệ tốt cho cơ thể khi thời tiết thay đổi.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn nhiều thực phẩm mát như rau sam, uống nước râu ngô, củ mã thầy; uống nhiều nước, nước ép trái cây vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đồng thời bạn cần tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng cao như hải sản, các thực phẩm giàu protein; không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê,…
– Không nên tự ý sử dụng thuốc khi bị nổi mề đay mà phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Mặc quần áo cotton, mềm để tránh bị ra mồ hôi gây nhiễm khuẩn và ngứa da, khó chịu.
– Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày.
– Dùng kem bôi ngoài da: các loại kem bôi chống dị ứng, làm dịu da. Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dịu nhẹ, an toàn cho da.
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM:
Thuốc chữa mề đay của dòng họ Đỗ Minh có tốt không
Mề đay mẩn ngứa không nên xem thường
Bài thuốc chữa mề đay hiệu quả của lương y Đỗ Minh Tuấn
Nổi mề đay mẩn ngừa là một bệnh ngoài da do dị ứng xảy ra rất phổ biến hiện nay. Khi bị nổi mề đay, trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mảng đỏ sưng tấy, gây ngứa vô cùng khó chịu. Vậy có cách nào để trị dứt nhanh cơn ngứa do nổi mề đay an toàn và phòng tránh bệnh tái phát. Dưới đây là một số gợi ý giải pháp và lời khuyên hữu ích bạn nên tham khảo áp dụng.
Cách xử lý khi bị nổi mề đay dị ứng mẩn ngứa
Chườm mát bằng khăn lạnh, ẩm
Khi bị nổi mề đay, vùng da xuất hiện các mẩn hoặc mảng đỏ nổi lên trên bề mặt da gây ngứa, nóng rát. Khi đó, bạn có thể dùng khăn lạnh đắp lên da sẽ làm dịu ngay cơn ngứa rát và ngăn chặn hình thành các nốt mẩn ngứa khác, giảm sưng tấy. Thực hiện nhiều lần theo cách này cho đến khi cơn ngứa chấm dứt.
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ
Bạn lưu ý rằng không phải khi bị nổi mề đay là phải kiêng đụng nước. Đây là quan niệm sai. Ngược lại khi bị nổi mề đay càng phải vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày để tránh bị nhiễm khuẩn, dị ứng và giúp da thoáng mát, dễ chịu hơn. Bạn chỉ không nên tắm bằng nước ấm và sử dụng xà phòng tẩy rửa.
Dùng lá khế trị nổi mề đay
Đây là cách trị mề đay bằng dân gian rất hiệu nghiệm, an toàn được áp dụng phổ biến. Lá khế có vị chát, tính lạnh giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, nổi mề đay ngứa rất tốt.
Mỗi khi bị ngứa do nổi mề đay, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo rang héo cho đến khi lá nóng ở nhiệt độ vừa phải rồi dùng để chà lên vùng da bị nổi mẩn ngứa. Làm như vậy cho đến khi hết ngứa.
Hoặc bạn có thể dùng lá khế đun nước tắm hàng ngày cũng có tác dụng trị mề đay rất tốt và ngăn chặn bệnh tái phát.
Chữa nổi mề đay bằng lá tía tô
Bạn lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ. Lá tía tô có tính ấm, chứa chất kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm sạch da, chống dị ứng và giảm ngứa da, nổi mề đay nhanh chóng. Cách này rất đơn giản mà an toàn nên bạn có thể áp dụng thường xuyên để trị nổi mề đay rất tốt.
Cách phòng bệnh nổi mề đay tái phát
Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa như do cơ địa dị ứng, sức đề kháng của cơ thể giảm, do các tác động từ môi trường như nhiệt độ, thời tiết, thức ăn, dị ứng thuốc,… Để ngăn chặn và phòng tránh bệnh tái phát, bạn nên thực hiện tốt những điều sau:
– Tránh các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay như môi trường ô nhiễm, kiêng gió lạnh, bảo vệ tốt cho cơ thể khi thời tiết thay đổi.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn nhiều thực phẩm mát như rau sam, uống nước râu ngô, củ mã thầy; uống nhiều nước, nước ép trái cây vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đồng thời bạn cần tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng cao như hải sản, các thực phẩm giàu protein; không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê,…
– Không nên tự ý sử dụng thuốc khi bị nổi mề đay mà phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Mặc quần áo cotton, mềm để tránh bị ra mồ hôi gây nhiễm khuẩn và ngứa da, khó chịu.
– Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày.
– Dùng kem bôi ngoài da: các loại kem bôi chống dị ứng, làm dịu da. Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dịu nhẹ, an toàn cho da.
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM:
Thuốc chữa mề đay của dòng họ Đỗ Minh có tốt không
Mề đay mẩn ngứa không nên xem thường
Bài thuốc chữa mề đay hiệu quả của lương y Đỗ Minh Tuấn
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534