Da liễu –
Lupus ban đỏ là một bệnh ngoài da rất nguy hiểm có liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể nhưng không phải ai cũng nhận thức đúng để phòng tránh, điều trị kịp thời. Căn bệnh này gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khiến cho chúng bị tổn thương và rối loạn chức năng. Cụ thể như thế nào các bạn có thể tham khảo ngay dưới đây để nhận thức đúng hơn mức độ nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ và điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính thức. Tuy nhiên, bệnh được cho là có liên quan tới nhiều yếu tố cả bên trong và tác động từ môi trường bên ngoài. Cụ thể bao gồm:
– Do di truyền: con cái, anh chị em ruột của người bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 20 lần so với người thường.
– Do nội tiết: bệnh thường xuất hiện ở nữ giới do thay đổi nội tiết tố thời kỳ mang thai và sau khi sinh, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
– Do môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…
Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ thường xuất hiện đột ngột hoặc sau một thời gian nhiều tháng, nhiều năm, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè do tác động của ánh nắng mặt trời và bệnh nặng thêm khi mùa đông đến.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác nên rất khó để xác định. Hầu hết trường hợp bệnh nhân phát hiện mắc lupus ban đỏ thì bệnh đã trải qua vài năm.
Bệnh nhân có thể dựa trên những dấu hiệu của bệnh lupus ban đổ hệ thống để xác định bệnh như bị viêm loét ở miệng, rụng tóc, người mệt mỏi, sốt nhẹ, đau các khớp nhỏ, mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt,… Biểu hiện trên da rất đáng chú ý chính là vùng da mặt nổi ban đỏ nhiều nhất ở 2 bên má đối xứng qua sống mũi như hình cánh bướm.
Sau một thời gian, bệnh phát triển và gây ra những tổn thương tại các cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận, hệ thần kinh,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh Lupus ban đỏ tuy không lây lan từ người này sang người khác nhưng có sức ảnh hưởng và tàn phá mạnh mẽ cơ quan nội tạng của người bệnh. Nguyên nhân là do đây là một bệnh tự miễn, cơ thể tự sản xuất ra một kháng thể chống lại các cơ quan của chính cơ thể mình. Mức độ nguy hiểm do bệnh lupus ban đỏ tấn công cơ quan nội tạng gồm:
– Gây tổn thương và rối loạn chức năng tim gây ra các bệnh viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim,…
– Gây tổn thương gan dẫn đến các bệnh viêm gan, suy gan
– Gây tổn thương thận: gây viêm thận, suy thận
– Bệnh tấn công vào hệ xương khớp gây viêm đa khớp, biến dạng khớp
– Tổn thương hệ thần kinh gây viêm màng não
– Lupus ban đỏ tấn công vào máu gây giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc tiêu huyết.
Tất cả những ảnh hưởng, tấn công của bệnh lupus ban đỏ hệ thống tới cơ quan nội tạng trong cơ thể không chỉ gây bệnh, tổn hại sức khỏe và thường kết thúc là người bệnh tử vong. Chính vì thế, đây là một căn bệnh nguy hiểm cần đặc biệt cảnh giác và chữa trị kịp thời.
Người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống tùy theo từng trường hợp bệnh, mức độ phát triển và phát hiện điều trị sớm cũng như mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị sẽ có thể sống được bao lâu. Có trường hợp người bệnh có thể sống lâu trên chục năm nhưng cũng có trường hợp chỉ kéo dài được khoảng vài tháng, vài năm.
Với mức độ nguy hiểm của bệnh nêu trên, bệnh nhân lupus ban đỏ cần chú ý phát hiện sớm bệnh tình và chữa trị kịp thời. Người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh vì bệnh phát triển rất nhanh và dễ tấn công vào cơ quan nội tạng. Các bạn sớm thực hiện điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh hiệu quả.
Lupus ban đỏ là một bệnh ngoài da rất nguy hiểm có liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể nhưng không phải ai cũng nhận thức đúng để phòng tránh, điều trị kịp thời. Căn bệnh này gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khiến cho chúng bị tổn thương và rối loạn chức năng. Cụ thể như thế nào các bạn có thể tham khảo ngay dưới đây để nhận thức đúng hơn mức độ nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ và điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính thức. Tuy nhiên, bệnh được cho là có liên quan tới nhiều yếu tố cả bên trong và tác động từ môi trường bên ngoài. Cụ thể bao gồm:
– Do di truyền: con cái, anh chị em ruột của người bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 20 lần so với người thường.
– Do nội tiết: bệnh thường xuất hiện ở nữ giới do thay đổi nội tiết tố thời kỳ mang thai và sau khi sinh, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
– Do môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…
Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ thường xuất hiện đột ngột hoặc sau một thời gian nhiều tháng, nhiều năm, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè do tác động của ánh nắng mặt trời và bệnh nặng thêm khi mùa đông đến.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác nên rất khó để xác định. Hầu hết trường hợp bệnh nhân phát hiện mắc lupus ban đỏ thì bệnh đã trải qua vài năm.
Bệnh nhân có thể dựa trên những dấu hiệu của bệnh lupus ban đổ hệ thống để xác định bệnh như bị viêm loét ở miệng, rụng tóc, người mệt mỏi, sốt nhẹ, đau các khớp nhỏ, mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt,… Biểu hiện trên da rất đáng chú ý chính là vùng da mặt nổi ban đỏ nhiều nhất ở 2 bên má đối xứng qua sống mũi như hình cánh bướm.
Sau một thời gian, bệnh phát triển và gây ra những tổn thương tại các cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận, hệ thần kinh,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh lupus ban đỏ
- Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai kì như thế nào?
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống và phác đồ điều trị
Bệnh Lupus ban đỏ tuy không lây lan từ người này sang người khác nhưng có sức ảnh hưởng và tàn phá mạnh mẽ cơ quan nội tạng của người bệnh. Nguyên nhân là do đây là một bệnh tự miễn, cơ thể tự sản xuất ra một kháng thể chống lại các cơ quan của chính cơ thể mình. Mức độ nguy hiểm do bệnh lupus ban đỏ tấn công cơ quan nội tạng gồm:
– Gây tổn thương và rối loạn chức năng tim gây ra các bệnh viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim,…
– Gây tổn thương gan dẫn đến các bệnh viêm gan, suy gan
– Gây tổn thương thận: gây viêm thận, suy thận
– Bệnh tấn công vào hệ xương khớp gây viêm đa khớp, biến dạng khớp
– Tổn thương hệ thần kinh gây viêm màng não
– Lupus ban đỏ tấn công vào máu gây giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc tiêu huyết.
Tất cả những ảnh hưởng, tấn công của bệnh lupus ban đỏ hệ thống tới cơ quan nội tạng trong cơ thể không chỉ gây bệnh, tổn hại sức khỏe và thường kết thúc là người bệnh tử vong. Chính vì thế, đây là một căn bệnh nguy hiểm cần đặc biệt cảnh giác và chữa trị kịp thời.
Người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống tùy theo từng trường hợp bệnh, mức độ phát triển và phát hiện điều trị sớm cũng như mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị sẽ có thể sống được bao lâu. Có trường hợp người bệnh có thể sống lâu trên chục năm nhưng cũng có trường hợp chỉ kéo dài được khoảng vài tháng, vài năm.
Với mức độ nguy hiểm của bệnh nêu trên, bệnh nhân lupus ban đỏ cần chú ý phát hiện sớm bệnh tình và chữa trị kịp thời. Người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh vì bệnh phát triển rất nhanh và dễ tấn công vào cơ quan nội tạng. Các bạn sớm thực hiện điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh hiệu quả.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534