Da liễu –
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu tưởng như xa lạ lại xuất phát từ chính thói quen chăm sóc tóc không đúng cách. Muốn phòng bệnh nấm da đầu thì đừng bỏ quả 10 điều cần nhớ để không bị nấm da đầu tấn công mà Bs Chuyên khoa Da liễu Hà Trúc Mai – người có 8 năm kinh nghiệm chia sẻ sau đây.
Nấm da đầu là căn bệnh thường gặp, ai cũng có thể là đối tượng mà chúng “nhòm ngó”. Tưởng như căn nguyên gây bệnh là lạ lẫm, tuy nhiên những thói quen sinh hoạt hàng ngày bất hợp lý cùng việc chủ quan trong phòng tránh chính là cơ hội tốt để vi nấm xâm nhập gây bệnh. Nếu muốn phòng tránh căn bệnh gây ra không ít phiền toái này hãy chú ý:
10 giải pháp giúp phòng ngừa bệnh nấm da đầu bạn cần biết 1 – Không dùng chung đồ với người khác
Hẳn bạn đã biết: Nấm da dầu có thể lây lan từ người này sang người khác, và dĩ nhiên nếu dùng chung các vật dụng cá nhân như: Mũ, lược, khăn tắm,… với người mắc bệnh thì nguy cơ bạn bị nấm da đầu là rất cao.
Do đó, nếu không muốn bị mắc các căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong đó có nấm da đầu thì hãy tập thói quen dùng riêng đồ dùng cá nhân.
2 – Vệ sinh sạch sẽ
Không cần gội đầu mỗi ngày, song mỗi tuần nên từ 2-3 lần bạn nên làm sạch da đầu với dầu gội và dầu xả. Ngoài ra, khi đi ngoài trời mưa về hoặc vận động mạnh khiến mồ hôi nhễ nhại và đầu tóc bẩn cũng nên gội ngay. Chúng không chỉ giúp tóc và da đầu sạch sẽ, phòng tránh được hiện tượng rụng tóc và bệnh nấm da đầu mà còn giúp bạn tự tin hơn với mái tóc khỏe đẹp bồng bềnh.
3 – Hãy xả tóc kĩ càng trước khi gội
Chắc hẳn chẳng mấy ai chú ý đến công đoạn này. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn cần thiết, không chỉ giúp tạo bọt nhiều hơn giúp tiết kiệm dầu gội mà da đầu cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị gây hại bởi hóa chất. Nhờ đó mà sự tổn hại của da đầu hay bị nấm da đầu tấn công cũng vô cùng khó khăn.
Nhớ xả bằng nước ấm là tốt nhất.
4 – Lựa chọn loại dầu gội và dầu xả phù hợp
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: Sao người ta gội đầu bằng dầu gội và dầu xả này thì tóc mềm mượt còn mình lại bị khô, rụng tóc chưa?… Bởi lẽ da đầu mỗi người là khác nhau, do đó cũng cần chọn lựa sản phẩm chuyên biệt với loại da đầu khô, da đầu nhờn,… phù hợp.
Nếu không tính chất da đầu sẽ bị thay đổi và nguy cơ bị gàu, mắc chứng bệnh nấm da đầu là điều dễ hiểu.
5 – Không được dùng dầu xả cho da đầu
Quan niệm sai lầm rằng dầu xả nên được bôi cho cả phần chân tóc và da đầu, có thế mới mang lại hiệu quả cao là sai lầm. Thực chất việc này chỉ khiến da đầu ẩm ướt, tóc nhanh bết dính và khả năng cao bị nấm da đầu mà thôi. Tốt nhất chỉ nên thoa phần dầu xả phần giữa tóc cho đến phần ngọn là đủ.
Sau khoảng 3 phút thì nhớ gội lại bằng nước, và kiểm tra thật kĩ xem da đầu và tóc đã sạch hẳn chưa.
>>Xem thêm: Phân biệt bệnh nấm da đầu và bệnh vẩy nến da đầu
6 – Chỉ dùng dầu gội và dầu xả với lượng vừa đủ
Cái gì nhiều quá cũng không tốt, điều này đúng kể cả với việc chăm sóc tóc. Đừng nghĩ dùng nhiều dầu gội và dầu xả sẽ giúp tóc đẹp hơn khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Không đâu, nếu lạm dụng thì thành phần hóa chất có trong sản phẩm sẽ khiến da đầu và tóc bị tác động tiêu cực. Đồng thời, bệnh viêm da đầu, viêm nang tóc hay bệnh nấm da đầu,… cũng dễ “hỏi thăm” bạn hơn.
7 – Sử dụng nước sạch để gội đầu
Nước để gội đầu cũng cần là nguồn nước sạch. Tuyệt đối không nên tắm gội ở nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều cặn bẩn và chất độc hại như: Sông, hồ, bể bơi có nước bẩn,… Bởi các căn bệnh da liễu trong đó có nấm da đầu cũng sẽ không tha cho bạn.
8 – Không để tóc ướt khi đi ngủ
Chắc hẳn rất nhiều bạn có thói quen gội đầu muộn, không sấy khô tóc mà vùi đầu vào ngủ ngay khi tóc đang còn ướt nhẹp. Hãy cẩn trọng bởi đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến vi nấm sản sinh, khiến da đầu ẩm ướt, hôi hám và tóc dễ bị gãy rụng hơn.
9 – Cần vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên
Mũ bảo hiểm tích tụ bụi bẩn nhiều, cùng nấm mốc và vi khuẩn. Nếu mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch sẽ khi khi đội lên đầu, kết hợp với thời tiết nóng bức và da đầu đổ mồ hôi nhiều thì đây chính là môi trường lý tưởng cho vi nấm tấn công gây nấm da đầu, viêm chân tóc,…
Do đó, nếu không có thói quen này thì hãy bổ sung ngay.
10 – Chăn ga, gối, nệm cũng được làm sạch định kì
Chăn ga, gối, nệm cũng là nơi tích tụ không ít vi khuẩn, nấm ngứa. Chúng gây hại cho da, sinh mụn và ngay cả da đầu cũng dễ “gặp nguy” nếu không được giặt giũ và phơi khô định kì. Đừng bỏ qua công việc này nếu như không muốn bị bệnh nấm da đầu.
Trên đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa bệnh nấm da đầu đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Hãy lưu ý nhé!
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu tưởng như xa lạ lại xuất phát từ chính thói quen chăm sóc tóc không đúng cách. Muốn phòng bệnh nấm da đầu thì đừng bỏ quả 10 điều cần nhớ để không bị nấm da đầu tấn công mà Bs Chuyên khoa Da liễu Hà Trúc Mai – người có 8 năm kinh nghiệm chia sẻ sau đây.
Nấm da đầu là căn bệnh thường gặp, ai cũng có thể là đối tượng mà chúng “nhòm ngó”. Tưởng như căn nguyên gây bệnh là lạ lẫm, tuy nhiên những thói quen sinh hoạt hàng ngày bất hợp lý cùng việc chủ quan trong phòng tránh chính là cơ hội tốt để vi nấm xâm nhập gây bệnh. Nếu muốn phòng tránh căn bệnh gây ra không ít phiền toái này hãy chú ý:
10 giải pháp giúp phòng ngừa bệnh nấm da đầu bạn cần biết 1 – Không dùng chung đồ với người khác
Hẳn bạn đã biết: Nấm da dầu có thể lây lan từ người này sang người khác, và dĩ nhiên nếu dùng chung các vật dụng cá nhân như: Mũ, lược, khăn tắm,… với người mắc bệnh thì nguy cơ bạn bị nấm da đầu là rất cao.
2 – Vệ sinh sạch sẽ
Không cần gội đầu mỗi ngày, song mỗi tuần nên từ 2-3 lần bạn nên làm sạch da đầu với dầu gội và dầu xả. Ngoài ra, khi đi ngoài trời mưa về hoặc vận động mạnh khiến mồ hôi nhễ nhại và đầu tóc bẩn cũng nên gội ngay. Chúng không chỉ giúp tóc và da đầu sạch sẽ, phòng tránh được hiện tượng rụng tóc và bệnh nấm da đầu mà còn giúp bạn tự tin hơn với mái tóc khỏe đẹp bồng bềnh.
3 – Hãy xả tóc kĩ càng trước khi gội
Chắc hẳn chẳng mấy ai chú ý đến công đoạn này. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn cần thiết, không chỉ giúp tạo bọt nhiều hơn giúp tiết kiệm dầu gội mà da đầu cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị gây hại bởi hóa chất. Nhờ đó mà sự tổn hại của da đầu hay bị nấm da đầu tấn công cũng vô cùng khó khăn.
Nhớ xả bằng nước ấm là tốt nhất.
4 – Lựa chọn loại dầu gội và dầu xả phù hợp
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: Sao người ta gội đầu bằng dầu gội và dầu xả này thì tóc mềm mượt còn mình lại bị khô, rụng tóc chưa?… Bởi lẽ da đầu mỗi người là khác nhau, do đó cũng cần chọn lựa sản phẩm chuyên biệt với loại da đầu khô, da đầu nhờn,… phù hợp.
Nếu không tính chất da đầu sẽ bị thay đổi và nguy cơ bị gàu, mắc chứng bệnh nấm da đầu là điều dễ hiểu.
5 – Không được dùng dầu xả cho da đầu
Quan niệm sai lầm rằng dầu xả nên được bôi cho cả phần chân tóc và da đầu, có thế mới mang lại hiệu quả cao là sai lầm. Thực chất việc này chỉ khiến da đầu ẩm ướt, tóc nhanh bết dính và khả năng cao bị nấm da đầu mà thôi. Tốt nhất chỉ nên thoa phần dầu xả phần giữa tóc cho đến phần ngọn là đủ.
Sau khoảng 3 phút thì nhớ gội lại bằng nước, và kiểm tra thật kĩ xem da đầu và tóc đã sạch hẳn chưa.
>>Xem thêm: Phân biệt bệnh nấm da đầu và bệnh vẩy nến da đầu
6 – Chỉ dùng dầu gội và dầu xả với lượng vừa đủ
Cái gì nhiều quá cũng không tốt, điều này đúng kể cả với việc chăm sóc tóc. Đừng nghĩ dùng nhiều dầu gội và dầu xả sẽ giúp tóc đẹp hơn khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Không đâu, nếu lạm dụng thì thành phần hóa chất có trong sản phẩm sẽ khiến da đầu và tóc bị tác động tiêu cực. Đồng thời, bệnh viêm da đầu, viêm nang tóc hay bệnh nấm da đầu,… cũng dễ “hỏi thăm” bạn hơn.
7 – Sử dụng nước sạch để gội đầu
Nước để gội đầu cũng cần là nguồn nước sạch. Tuyệt đối không nên tắm gội ở nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều cặn bẩn và chất độc hại như: Sông, hồ, bể bơi có nước bẩn,… Bởi các căn bệnh da liễu trong đó có nấm da đầu cũng sẽ không tha cho bạn.
8 – Không để tóc ướt khi đi ngủ
Chắc hẳn rất nhiều bạn có thói quen gội đầu muộn, không sấy khô tóc mà vùi đầu vào ngủ ngay khi tóc đang còn ướt nhẹp. Hãy cẩn trọng bởi đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến vi nấm sản sinh, khiến da đầu ẩm ướt, hôi hám và tóc dễ bị gãy rụng hơn.
9 – Cần vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên
Mũ bảo hiểm tích tụ bụi bẩn nhiều, cùng nấm mốc và vi khuẩn. Nếu mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch sẽ khi khi đội lên đầu, kết hợp với thời tiết nóng bức và da đầu đổ mồ hôi nhiều thì đây chính là môi trường lý tưởng cho vi nấm tấn công gây nấm da đầu, viêm chân tóc,…
Do đó, nếu không có thói quen này thì hãy bổ sung ngay.
10 – Chăn ga, gối, nệm cũng được làm sạch định kì
Chăn ga, gối, nệm cũng là nơi tích tụ không ít vi khuẩn, nấm ngứa. Chúng gây hại cho da, sinh mụn và ngay cả da đầu cũng dễ “gặp nguy” nếu không được giặt giũ và phơi khô định kì. Đừng bỏ qua công việc này nếu như không muốn bị bệnh nấm da đầu.
Trên đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa bệnh nấm da đầu đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Hãy lưu ý nhé!
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534