Da liễu –
Ngứa da toàn thân là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, có đến 80 % những bệnh nhân bị ngứa da liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, nhất là bệnh thận. Bên cạnh đó, không ít bệnh nhân có dấu hiệu ngứa ngáy, da bị sưng đỏ, đau đớn,… do tiếp xúc với một số tác nhân bên ngoài như sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, môi trường ô nhiễm, dị ứng thời tiết,…
Vậy điều trị bệnh ngứa da toàn thân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh ngứa da toàn thân cũng như các phương pháp điều trị bệnh cụ thể.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh ngứa da toàn thân được hiểu là tình trạng ngứa ngáy trên bề mặt da diễn ra trong một thời gian dài và cơn ngứa có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Cảm giác ngứa ngáy ( đôi khi còn kèm theo viêm và nổi mẩn đỏ) có thể diễn ra ở nhiều vị trí da trên cơ thể cùng lúc, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt.
Ngứa da toàn thân là nỗi ám ảnh chung của nhiều người
Theo lẽ thông thường khi bị ngứa bất kì ai cũng đưa tay ra cào gãi cho thỏa cơn ngứa. Tuy nhiên trong một số trường hợp, càng gãi người bệnh càng cảm thấy ngứa nhiều hơn, các nốt sẩn nổi rõ trên da giống như bị muỗi đốt. Phản xạ này cũng có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu và có thể bị nhiễm trùng, tổn thương lâu lành mà còn để lại vết thâm sẹo mất thẩm mỹ.
Không đơn thuần chỉ có vậy, ngứa da toàn thân còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mặc một số căn bệnh da liễu như nổi mề đay, dị ứng da với các tác nhân gây bệnh trong môi trường. Bạn cũng có thể đang đứng trước nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến các cơ quan trong thể.
Vậy hiện tượng ngứa toàn thân là bệnh gì? Để có câu trả lời cho vấn đề này thì chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân bị ngứa toàn thân mà nhiều người gặp phải nhất.
1. Nguyên nhân gây bệnh ngứa da toàn thân
Chứng ngứa toàn thân có nguyên nhân khá đa dạng và phức tạp. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng bị ngứa da toàn thân như tuổi cao, bị côn trùng cắn, vệ sinh thân thể kém… Nếu muốn chữa ngứa toàn thân triệt để thì chúng ta không nên bỏ sót bất kì tác nhân gây bệnh nào.
# Bị ngứa toàn thân do các bệnh ngoài da
Các bệnh lý ngoài da được cho là thủ phạm hàng đầu khiến chúng ta có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu toàn thân. Nếu bị ngứa trên diện rộng kéo dài, bạn có thể nghĩ đến một số căn bệnh sau:
– Dị ứng thời tiết:
Nhiều người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết nên có thể bị ngứa ngáy bất cứ lúc nào trong năm, ngay cả vào mùa mưa, mùa nắng hay mùa lạnh. Biểu hiện rõ ràng nhất của chứng bệnh này là tình trạng ngứa ngáy dữ dội ở các vùng da hở hoặc ngứa toàn bộ cơ thể. Dị ứng thời tiết được xếp vào một dạng bệnh mãn tính rất khó điều trị triệt để. Bạn nên tham khảo thêm các mẹo trị dị ứng thời tiết đơn giản, hiệu quả nếu bị ngứa toàn thân do nguyên nhân này.
– Dị ứng thực phẩm:
Chứng bệnh này xảy ra khi chúng ta ăn đồ lạ, ăn nhiều hải sản hoặc các thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản độc hại. Lúc này da toàn thân có biểu hiện ngứa, nổi nhiều mẩn đỏ hoặc phù mạch, khó thở. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xảy ra không bao lâu sau khi chúng ta ăn.
– Dị ứng mỹ phẩm:
Ngày nay, trước nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ, các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều chất hóa học độc hại được bày bán tràn lan trên thị trường. Việc sử dụng chúng có thể khiến chị em có nguy cơ cao bị dị ứng, kích ứng da, kèm theo tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa cực kì khó chịu.
– Dị ứng thuốc:
Có không ít các trường hợp bị ngứa da toàn thân do sử dụng thuốc tây bừa bãi, không qua chỉ định của bác sĩ. Đứng đầu trong danh sách các loại thuốc gây dị ứng da phải kể đến thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau Aspirin.
– Dị ứng hóa chất:
Làn da của chúng ta có thể bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất như xăng, dầu, sơn, xi măng hay các chất tẩy rửa, sữa tắm, xà bông giặt đồ… Ngoài việc gây ngứa trên diện rộng, bệnh dị ứng hóa chất còn khiến da bị rỉ nước, viêm nhiễm hoặc nghiêm trọng hơn là khó thở, sốc phản vệ.
– Dị ứng ánh sáng mặt trời:
Căn bệnh này nghe lạ nhưng thực tế có rất nhiều người bị dị ứng, ngứa da toàn thân khi ở lâu ngoài trời nắng. Tổn thương biểu hiện trên da là các mảng da đỏ, phát ban ngứa hoặc mảng sần viêm khô. Chúng có thể bắt đầu xuất hiện trên da chỉ vài phút sau khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Dị ứng ánh sáng mặt trời là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa toàn thân không phải ai cũng biết
– Viêm da dị ứng:
Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị ngứa toàn thân ở nhiều bệnh nhân. Khi mắc căn bệnh này, làn da có biểu hiện khô, ngứa, sưng tấy, nứt nẻ và có thể tiết dịch, đóng vảy. Viêm da dị ứng được xem là một bệnh mãn tính, tiến triển theo từng đợt và hay tái phát.
– Bị bệnh mề đay:
Nổi mề đay là một phản ứng viêm trên da có liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh xuất hiện một cách đột ngột mang theo các mảng sẩn màu hồng phát triển ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Chúng có thể lặn đi sau vài giờ nhưng lại nổi lên ở vùng da khác khiến bệnh nhân ngứa ngáy khủng khiếp.
# Bị ngứa da toàn thân do các bệnh lý bên trong cơ thể
– Do nhiễm giun sán:
Việc thường xuyên ăn rau sống, các thức ăn không hợp vệ sinh hoặc tẩy giun không định kì khiến lượng giun gián trong người vượt quá ngưỡng cho phép. Chất thải được chúng tiết ra sẽ đi vào máu kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể để sự xuất hiện của chất lạ này. Từ đây các cơn ngứa toàn thân cũng xuất hiện và kéo dài không dứt.
– Do mắc bệnh về gan:
Trong cơ thể, gan đóng vai trò chính là chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Do vậy mà việc mắc bất kì bệnh lý nào về gan, đặc biệt là xơ gan, viêm gan hay ung thư gan… đều khiến chức năng hoạt động của cơ quan này bị suy giảm. Chất độc không được đào thải hết ra ngoài sẽ tích tụ dưới da dẫn đến các cơn ngứa.
– Bị bệnh thận:
Cùng với gan thì thận cũng là cơ quan bài tiết độc tố và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chức năng này của thận sẽ suy giảm khi cơ quan này gặp trục trặc, chẳng hạn như thận hư yếu, suy thận. Bạn cần thận trọng với các bệnh lý này khi có biểu hiện ngứa da toàn thân, nổi mụn nhọt, tiểu nhiều về đêm, mệt mỏi trong người, suy giảm sinh lý…
Mắc bệnh thận là một trong các nguyên nhân gây ngứa toàn thân phổ biến
– Mắc bệnh tiểu đường:
Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu dưới da có thể bị tổn thương làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi da. Việc kém được nuôi dưỡng sẽ khiến da trở nên khô sần, thiếu sức sống và hay bị ngứa.
– Bệnh lý về máu:
Chứng ngứa da toàn thân có thể được tìm thấy ở những bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, tăng Histamin trong máu… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên cần được điều trị sớm.
– Do nhiễm HIV:
Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân nhiễm HIV bị ngứa toàn thân là do gặp tác dụng phụ của các loại thuốc kháng vi rút . Ngoài ra sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng dermodex và tụ khuẩn vàng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng ngứa ngáy khắp cơ thể ở những người mắc căn bệnh này.
– Cơ thể có sự thay đổi nội tiết:
Phụ nữ mang thai là một ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân gây ngứa da toàn thân vì thay đổi nội tiết. Ngoài chứng ngứa chị em còn có thể bị nổi mẩn trên da, da khô sạm và dễ bị rạn nứt ở bụng, mông hay ngực.
Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết: Những cách trị ngứa da khi mang thai an toàn để áp dụng khi cần.
– Giai đoạn nặng của bệnh Hodgkin hoặc Non-Hodgkin:
Cả hai căn bệnh này đều là những bệnh lý ác tính xảy ra ở bạch huyết. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa dữ dội, các hạch bạch huyết sưng to. Đặc biệt nếu xuất hiện dấu hiệu ngứa thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng.
– Bị sốt phát ban:
Sốt phát ban là căn bệnh do virus herpes 6 hoặc 7 gây ra. Bệnh nhân thường bị sốt cao hơn 39 độ kèm theo hiện tượng sưng hạch bạch huyết ở cổ, ho, sổ mũi kéo dài trong khoảng 3-5 ngày. Sau khi cơn sốt qua đi thì các nốt mẩn đỏ mới bắt đầu xuất hiện ở ngực và lan rộng ra toàn thân gây ngứa.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa da toàn thân
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố sau có thể khiến chúng ta có nguy cơ bị ngứa rất cao như:
Hiện tượng ngứa toàn thân có thể tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ da liễu. Cụ thể là những đối tượng sau:
Bạn nên gặp bác sĩ Da Liễu khám ngay khi chứng ngứa da toàn thân không thuyên giảm sau 2 tuần
Cách điều trị bệnh ngứa da toàn thân
Về cơ bản, một khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây ngứa da toàn thân thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được căn bệnh này một cách triệt để. Tuy nhiên, phần vì điều trị sai hướng, phần vì người bệnh bỏ cuộc giữa chừng khiến cho bệnh tái lại nhiều lần, thời gian điều trị kéo dài.
Chính vì vậy việc điều trị bệnh đúng cách và kịp thời là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách trị ngứa da toàn thân đang được áp dụng nhiều:
1. Sử dụng thuốc Tây trị ngứa toàn thân
Với sự phát triển của ngành Y khoa, sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Hiện tại, để điều trị bệnh ngứa da toàn thân, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngoài da, hạn chế tình trạng sưng viêm.
Thuốc được dùng để chữa bệnh ngứa da toàn thân là dạng thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ, giúp giảm ngứa nhanh chóng, bảo vệ da chống trầy xước. Kèm theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc chuyên dùng như:
– Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc được dùng chính trong việc điều trị dứt điểm cơn ngứa. Các loại thuốc này thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, giảm tập trung. Khi áp dụng thuốc để điều trị, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Nhóm thuốc giảm đau: Thuốc này sẽ được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp nặng gây đau nhức khó chịu. Đây là dạng thuốc giảm đau, người bệnh sẽ cảm thấy cảm thấy thoải mái hơn do các tình trạng ngứa, dị ứng gây ra.
– Nhóm thuốc chống viêm: Nhóm này thường dùng thuốc corticosterod điều trị. Chỉ những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nặng, người bệnh mới được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thường chống chỉ định với nhiều đối tượng là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
→ LƯU Ý: Thuốc Tây có thể giảm được phần nào triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, thuốc Tây luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Chính vì thế, chỉ những trường hợp thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh. Để tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Áp dụng một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh ngứa toàn thân
Sử dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị bệnh viêm ngứa da toàn thân cũng được khá nhiều người áp dụng. Một số vị thuốc Đông Y có tác dụng rất tốt cho việc làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa da toàn thân. Không như thuốc Tây, thuốc Đông Y có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ nhỏ, người bị huyết áp thấp, người đau dạ dày,…
Thuốc Đông Y không những không có tác dụng phụ mà còn rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh, có thể trị tận gốc căn nguyên gây nên tình trạng ngứa ngoài da. Đây là mặt tích cực của thuốc, giúp người bệnh không bị tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc Tây có tác dụng tức thì, điều trị và ngăn ngừa bệnh kịp thời thì thuốc Đông Y lại có tác dụng chậm. Người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc Đông Y trong một khoảng thời gian dài mới có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Các bài thuốc trị ngứa toàn thân từ Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn
Một số bài thuốc Đông Y chữa trị bệnh ngứa da toàn thân:
# Bài thuốc 1:
Phương pháp dân gian điều trị ngứa da toàn thân cũng được nhiều người biết đến. Chỉ với một số loại thảo dược quanh nhà, nếu sử dụng đúng cách và hợp thuốc, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn ngứa mà không phải đi bác sĩ.
Dưới đây là một số cách trị ngứa da toàn thân tại nhà có hiệu quả tốt nhất đang được nhiều bệnh nhân tin dùng:
# Mẹo trị ngứa da toàn thân bằng cây bèo cái
Theo y học cổ truyền, cây bèo cái có tính hàn, giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể rất tốt. Chính vì lẽ đó, dân gian đã sử dụng cây bèo cái để chữa mề đay, lở ngứa trên da. Hiện tại, phương pháp này đang được rất nhiều người áp dụng và cho kết quả rất khả quan.
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, giúp hạn chế tình trạng ngứa. Bên cạnh đó, lá húng quế có đặc tính sát trùng rất tốt sẽ giúp khử khuẩn, sát trùng.
Cách trị ngứa toàn thân tại nhà hiệu quả bằng lá húng quế
Các thành phần trong trà xanh có tính kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên nên sẽ giúp làm sạch da, làm dịu cơn ngứa ngáy trên da.
Cách thực hiện:
Bạn lấy khoảng 100g trà xanh đem rửa sạch, vò nát rồi nấu với 2 lít nước. Nước trà thu được đem pha loãng với nước mát cho nguội rồi tắm mỗi ngày 1-2 lần. Thực hiện liên tục vài ngày sẽ thấy bớt ngứa, tổn thương trầy xước trên da do cào gãi cũng nhanh lên da non hơn.
# Cách chữa bệnh ngứa da toàn thân bằng baking soda
Baking soda được sử dụng trong rất nhiều công thức trị mụn trứng cá hay các bệnh lý ngoài da nhờ khả năng sát khuẩn, kiềm dầu tốt. Nhờ vậy, vi khuẩn gây bệnh không còn cơ hội tấn công da, tình trạng ngứa ngáy củng dẫn thuyên giảm.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong thành phần của dầu dừa có sự kết hợp của nhiều loại axit béo nên có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô da nên giúp cắt đứt nhanh cơn ngứa.
Cách chữa bệnh ngứa toàn thân bằng dầu dừa đang được nhiều người áp dụng cho thấy hiệu quả tốt
Các thực hiện:
Sau khi tắm và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, bạn đổ một chút dầu dừa ra tay. Tiến hành thoa đều dầu dừa lên khắp cơ thể, đặc biệt là những khu vực da bị ngứa. Vừa thoa vừa mát xa nhẹ nhàng để các dưỡng chất có khả năng thẩm thấu vào sâu trong các tế bào da. Đợi cho da khô rồi hãy mặc quần áo lại. Vào mùa đông bạn cũng nên lấy dầu dừa thoa lên da để phòng tránh cơn ngứa tái phát.
Những lưu ý khi bị ngứa da toàn thân
Tình trạng ngứa toàn thân sẽ rất lâu khỏi và có nguy cơ tái phát cao nếu bạn chỉ chú trọng đến việc điều trị mà bỏ qua một số vấn đề quan trọng cần lưu ý dưới đây:
– Kiềm chế việc gãi ngứa càng ít càng tốt: Để tránh việc vô ý dùng tay cào gãi lên da vào ban đêm, bạn nên mang găng tay khi đi ngủ. Đồng thời cắt sạch móng tay và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn thường xuyên để hạn chế thấp nhất sự tổn thương cho da.
– Tắm với nước ấm: Khi bị ngứa, bạn nên dùng nước ấm để tắm sẽ giúp phần nào xoa dịu được cơn ngứa. Nếu dùng xà phòng thì chỉ nên dùng loại có tác dụng diệt khuẩn do bác sĩ da liễu chỉ định. Tuyệt đối không dùng loại có chất tẩy trắng hoặc hương nước hoa sẽ càng khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy nặng hơn. Mỗi ngày bạn cũng nên tắm ít nhất 1 lần để cơ thể luôn được sạch sẽ.
– Dùng kem dưỡng ẩm: Sau khi tắm, bụi bẩn, mồ hôi và các chất cặn bã trên da đã được làm sạch. Vì vậy bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho da vào thời điểm này để da hấp thu được tối đa các dưỡng chất trong kem.
– Tránh các tác nhân gây dị ứng: Tránh đeo đồ trang sức, sử dụng nước hoa, các sản phẩm chăm sóc da hay lại gần thú cưng nếu chúng là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da toàn thân.
– Đối với các trường hợp bị dị ứng với thời tiết: Cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông và mặc các trang phục rộng rãi mát mẻ vào mùa hè để da không bị bí bách.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể : Da được cung cấp đủ nước sẽ hạn chế được tình trạng khô và ngứa ngáy, các tế bào da mới cũng nhanh được tái tạo hơn.
Bạn nên uống nhiều nước khi có biểu hiện ngứa toàn thân
– Giữ cho môi trường sống luôn trong lành, sạch sẽ: Thường xuyên quét dọn nhà cửa, giặt giũ chăn màn, rèm cửa để vi khuẩn và nấm mốc không còn nơi trú ngụ.
– Thận trọng khi dùng thuốc Tây: Bất kì loại thuốc tây nào đều có thể khiến bạn bị dị ứng, ngứa da toàn thân nếu sử dụng một cách tùy tiện. Vì vậy khi có bệnh, bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách dùng thuốc cho phù hợp. Nếu sau khi uống thuốc mà có biểu hiện dị ứng thì nên ngưng uống ngay.
– Kiểm soát căng thẳng: Stress có thể khiến cơn ngứa thêm trầm trọng. Vì vậy bạn nên học cách điều chỉnh tâm lý của mình. Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, xem phim, nghe nhạc hay chỉ đơn giản là ăn một bữa cơm có đông đủ các thành viên trong gia đình sẽ giúp bạn nhanh chóng giải tỏa được những phiền muộn trong cuộc sống.
– Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Tập thể dục giúp kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể, cải thiện sức khỏe và làm da dẻ tươi sáng, mịn màng. Tùy thuộc vào tuổi tác, tình hình sức khỏe bạn có thể chọn những môn vừa sức với mình, chẳng hạn như đi bộ, chạy xe đạp hay tập thể dục dưỡng sinh. Thời gian và thời điểm luyện tập có thể linh động, nhưng tốt nhất bạn nên tập 30 phút vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
– Ngoài ra, người đang bị ngứa da toàn thân cần nắm rõ một số kiêng cữ nhất định trong chế độ ăn uống hàng ngày như:
Bạn có thể tham khảo thêm:
Thuốc chữa mề đay mẩn ngứa của dòng họ Đỗ Minh có tốt không
Ngứa da toàn thân là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, có đến 80 % những bệnh nhân bị ngứa da liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, nhất là bệnh thận. Bên cạnh đó, không ít bệnh nhân có dấu hiệu ngứa ngáy, da bị sưng đỏ, đau đớn,… do tiếp xúc với một số tác nhân bên ngoài như sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, môi trường ô nhiễm, dị ứng thời tiết,…
Vậy điều trị bệnh ngứa da toàn thân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh ngứa da toàn thân cũng như các phương pháp điều trị bệnh cụ thể.
Nội dung bài viết bao gồm:
- Ngứa da toàn thân – cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe
- Nguyên nhân gây bệnh ngứa da toàn thân
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa da toàn thân
- Khi có dấu hiệu nào cần gặp bác sĩ?
- Cách điều trị bệnh ngứa da toàn thân
- Sử dụng thuốc Tây trị ngứa toàn thân
- Áp dụng một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh ngứa toàn thân
- Mẹo dân gian chữa bệnh ngứa da toàn thân
- Những lưu ý khi bị ngứa da toàn thân
Bệnh ngứa da toàn thân được hiểu là tình trạng ngứa ngáy trên bề mặt da diễn ra trong một thời gian dài và cơn ngứa có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Cảm giác ngứa ngáy ( đôi khi còn kèm theo viêm và nổi mẩn đỏ) có thể diễn ra ở nhiều vị trí da trên cơ thể cùng lúc, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt.
Ngứa da toàn thân là nỗi ám ảnh chung của nhiều người
Theo lẽ thông thường khi bị ngứa bất kì ai cũng đưa tay ra cào gãi cho thỏa cơn ngứa. Tuy nhiên trong một số trường hợp, càng gãi người bệnh càng cảm thấy ngứa nhiều hơn, các nốt sẩn nổi rõ trên da giống như bị muỗi đốt. Phản xạ này cũng có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu và có thể bị nhiễm trùng, tổn thương lâu lành mà còn để lại vết thâm sẹo mất thẩm mỹ.
Không đơn thuần chỉ có vậy, ngứa da toàn thân còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mặc một số căn bệnh da liễu như nổi mề đay, dị ứng da với các tác nhân gây bệnh trong môi trường. Bạn cũng có thể đang đứng trước nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến các cơ quan trong thể.
Vậy hiện tượng ngứa toàn thân là bệnh gì? Để có câu trả lời cho vấn đề này thì chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân bị ngứa toàn thân mà nhiều người gặp phải nhất.
1. Nguyên nhân gây bệnh ngứa da toàn thân
Chứng ngứa toàn thân có nguyên nhân khá đa dạng và phức tạp. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng bị ngứa da toàn thân như tuổi cao, bị côn trùng cắn, vệ sinh thân thể kém… Nếu muốn chữa ngứa toàn thân triệt để thì chúng ta không nên bỏ sót bất kì tác nhân gây bệnh nào.
# Bị ngứa toàn thân do các bệnh ngoài da
Các bệnh lý ngoài da được cho là thủ phạm hàng đầu khiến chúng ta có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu toàn thân. Nếu bị ngứa trên diện rộng kéo dài, bạn có thể nghĩ đến một số căn bệnh sau:
– Dị ứng thời tiết:
Nhiều người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết nên có thể bị ngứa ngáy bất cứ lúc nào trong năm, ngay cả vào mùa mưa, mùa nắng hay mùa lạnh. Biểu hiện rõ ràng nhất của chứng bệnh này là tình trạng ngứa ngáy dữ dội ở các vùng da hở hoặc ngứa toàn bộ cơ thể. Dị ứng thời tiết được xếp vào một dạng bệnh mãn tính rất khó điều trị triệt để. Bạn nên tham khảo thêm các mẹo trị dị ứng thời tiết đơn giản, hiệu quả nếu bị ngứa toàn thân do nguyên nhân này.
– Dị ứng thực phẩm:
Chứng bệnh này xảy ra khi chúng ta ăn đồ lạ, ăn nhiều hải sản hoặc các thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản độc hại. Lúc này da toàn thân có biểu hiện ngứa, nổi nhiều mẩn đỏ hoặc phù mạch, khó thở. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xảy ra không bao lâu sau khi chúng ta ăn.
– Dị ứng mỹ phẩm:
Ngày nay, trước nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ, các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều chất hóa học độc hại được bày bán tràn lan trên thị trường. Việc sử dụng chúng có thể khiến chị em có nguy cơ cao bị dị ứng, kích ứng da, kèm theo tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa cực kì khó chịu.
– Dị ứng thuốc:
Có không ít các trường hợp bị ngứa da toàn thân do sử dụng thuốc tây bừa bãi, không qua chỉ định của bác sĩ. Đứng đầu trong danh sách các loại thuốc gây dị ứng da phải kể đến thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau Aspirin.
– Dị ứng hóa chất:
Làn da của chúng ta có thể bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất như xăng, dầu, sơn, xi măng hay các chất tẩy rửa, sữa tắm, xà bông giặt đồ… Ngoài việc gây ngứa trên diện rộng, bệnh dị ứng hóa chất còn khiến da bị rỉ nước, viêm nhiễm hoặc nghiêm trọng hơn là khó thở, sốc phản vệ.
– Dị ứng ánh sáng mặt trời:
Căn bệnh này nghe lạ nhưng thực tế có rất nhiều người bị dị ứng, ngứa da toàn thân khi ở lâu ngoài trời nắng. Tổn thương biểu hiện trên da là các mảng da đỏ, phát ban ngứa hoặc mảng sần viêm khô. Chúng có thể bắt đầu xuất hiện trên da chỉ vài phút sau khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Dị ứng ánh sáng mặt trời là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa toàn thân không phải ai cũng biết
– Viêm da dị ứng:
Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị ngứa toàn thân ở nhiều bệnh nhân. Khi mắc căn bệnh này, làn da có biểu hiện khô, ngứa, sưng tấy, nứt nẻ và có thể tiết dịch, đóng vảy. Viêm da dị ứng được xem là một bệnh mãn tính, tiến triển theo từng đợt và hay tái phát.
– Bị bệnh mề đay:
Nổi mề đay là một phản ứng viêm trên da có liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh xuất hiện một cách đột ngột mang theo các mảng sẩn màu hồng phát triển ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Chúng có thể lặn đi sau vài giờ nhưng lại nổi lên ở vùng da khác khiến bệnh nhân ngứa ngáy khủng khiếp.
# Bị ngứa da toàn thân do các bệnh lý bên trong cơ thể
– Do nhiễm giun sán:
Việc thường xuyên ăn rau sống, các thức ăn không hợp vệ sinh hoặc tẩy giun không định kì khiến lượng giun gián trong người vượt quá ngưỡng cho phép. Chất thải được chúng tiết ra sẽ đi vào máu kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể để sự xuất hiện của chất lạ này. Từ đây các cơn ngứa toàn thân cũng xuất hiện và kéo dài không dứt.
– Do mắc bệnh về gan:
Trong cơ thể, gan đóng vai trò chính là chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Do vậy mà việc mắc bất kì bệnh lý nào về gan, đặc biệt là xơ gan, viêm gan hay ung thư gan… đều khiến chức năng hoạt động của cơ quan này bị suy giảm. Chất độc không được đào thải hết ra ngoài sẽ tích tụ dưới da dẫn đến các cơn ngứa.
– Bị bệnh thận:
Cùng với gan thì thận cũng là cơ quan bài tiết độc tố và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chức năng này của thận sẽ suy giảm khi cơ quan này gặp trục trặc, chẳng hạn như thận hư yếu, suy thận. Bạn cần thận trọng với các bệnh lý này khi có biểu hiện ngứa da toàn thân, nổi mụn nhọt, tiểu nhiều về đêm, mệt mỏi trong người, suy giảm sinh lý…
Mắc bệnh thận là một trong các nguyên nhân gây ngứa toàn thân phổ biến
– Mắc bệnh tiểu đường:
Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu dưới da có thể bị tổn thương làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi da. Việc kém được nuôi dưỡng sẽ khiến da trở nên khô sần, thiếu sức sống và hay bị ngứa.
– Bệnh lý về máu:
Chứng ngứa da toàn thân có thể được tìm thấy ở những bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, tăng Histamin trong máu… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên cần được điều trị sớm.
– Do nhiễm HIV:
Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân nhiễm HIV bị ngứa toàn thân là do gặp tác dụng phụ của các loại thuốc kháng vi rút . Ngoài ra sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng dermodex và tụ khuẩn vàng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng ngứa ngáy khắp cơ thể ở những người mắc căn bệnh này.
– Cơ thể có sự thay đổi nội tiết:
Phụ nữ mang thai là một ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân gây ngứa da toàn thân vì thay đổi nội tiết. Ngoài chứng ngứa chị em còn có thể bị nổi mẩn trên da, da khô sạm và dễ bị rạn nứt ở bụng, mông hay ngực.
Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết: Những cách trị ngứa da khi mang thai an toàn để áp dụng khi cần.
– Giai đoạn nặng của bệnh Hodgkin hoặc Non-Hodgkin:
Cả hai căn bệnh này đều là những bệnh lý ác tính xảy ra ở bạch huyết. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa dữ dội, các hạch bạch huyết sưng to. Đặc biệt nếu xuất hiện dấu hiệu ngứa thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng.
– Bị sốt phát ban:
Sốt phát ban là căn bệnh do virus herpes 6 hoặc 7 gây ra. Bệnh nhân thường bị sốt cao hơn 39 độ kèm theo hiện tượng sưng hạch bạch huyết ở cổ, ho, sổ mũi kéo dài trong khoảng 3-5 ngày. Sau khi cơn sốt qua đi thì các nốt mẩn đỏ mới bắt đầu xuất hiện ở ngực và lan rộng ra toàn thân gây ngứa.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa da toàn thân
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố sau có thể khiến chúng ta có nguy cơ bị ngứa rất cao như:
- Bị viêm mũi dị ứng theo mùa, hen suyễn
- Lớn tuổi: Những người cao tuổi thường bị ngứa nhiều và lâu khỏi hơn so với người trẻ
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, đông đúc
- Mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu giày khiến cơ thể không thoát được mồ hôi nên bị vi khuẩn và nấm tấn công.
- Nuôi thú cưng trong nhà và thường xuyên cưng nực chúng. Bạn có thể bị nhiễm giun sán, chấy rặn hoặc bị dị ứng với lông của chúng dẫn đến ngứa toàn thân.
- Ý thức vệ sinh cá nhân kém, không tắm gội thường xuyên
- Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn
- Bị muỗi, kiến hay sâu bọ cắn
- Da khô và mất nước
Hiện tượng ngứa toàn thân có thể tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ da liễu. Cụ thể là những đối tượng sau:
Bạn nên gặp bác sĩ Da Liễu khám ngay khi chứng ngứa da toàn thân không thuyên giảm sau 2 tuần
- Tình trạng bệnh kéo dài quá hai tuần
- Đã thử điều trị tại nhà bằng nhiều cách khác nhau nhưng tình trạng không được cải thiện
- Cơn ngứa kéo dài cả ngày lẫn đêm làm mất ngủ, cản trở công việc, sinh hoạt và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn.
- Da có biểu hiện bị viêm, sưng tấy, có mủ hoặc lở loét, nhiễm trùng
- Bạn không tìm ra được nguyên nhân gây ngứa
- Trong người có cảm giác mệt mỏi, sụt giảm cân nặng một cách bất thường, sốt cao hoặc gặp các bất thường trong hoạt động tiểu tiện ( tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu…)
Cách điều trị bệnh ngứa da toàn thân
Về cơ bản, một khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây ngứa da toàn thân thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được căn bệnh này một cách triệt để. Tuy nhiên, phần vì điều trị sai hướng, phần vì người bệnh bỏ cuộc giữa chừng khiến cho bệnh tái lại nhiều lần, thời gian điều trị kéo dài.
Chính vì vậy việc điều trị bệnh đúng cách và kịp thời là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách trị ngứa da toàn thân đang được áp dụng nhiều:
1. Sử dụng thuốc Tây trị ngứa toàn thân
Với sự phát triển của ngành Y khoa, sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Hiện tại, để điều trị bệnh ngứa da toàn thân, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngoài da, hạn chế tình trạng sưng viêm.
Thuốc được dùng để chữa bệnh ngứa da toàn thân là dạng thuốc bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ, giúp giảm ngứa nhanh chóng, bảo vệ da chống trầy xước. Kèm theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc chuyên dùng như:
– Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc được dùng chính trong việc điều trị dứt điểm cơn ngứa. Các loại thuốc này thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, giảm tập trung. Khi áp dụng thuốc để điều trị, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Nhóm thuốc giảm đau: Thuốc này sẽ được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp nặng gây đau nhức khó chịu. Đây là dạng thuốc giảm đau, người bệnh sẽ cảm thấy cảm thấy thoải mái hơn do các tình trạng ngứa, dị ứng gây ra.
– Nhóm thuốc chống viêm: Nhóm này thường dùng thuốc corticosterod điều trị. Chỉ những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nặng, người bệnh mới được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thường chống chỉ định với nhiều đối tượng là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
→ LƯU Ý: Thuốc Tây có thể giảm được phần nào triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, thuốc Tây luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Chính vì thế, chỉ những trường hợp thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh. Để tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Áp dụng một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh ngứa toàn thân
Sử dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị bệnh viêm ngứa da toàn thân cũng được khá nhiều người áp dụng. Một số vị thuốc Đông Y có tác dụng rất tốt cho việc làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa da toàn thân. Không như thuốc Tây, thuốc Đông Y có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ nhỏ, người bị huyết áp thấp, người đau dạ dày,…
Thuốc Đông Y không những không có tác dụng phụ mà còn rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh, có thể trị tận gốc căn nguyên gây nên tình trạng ngứa ngoài da. Đây là mặt tích cực của thuốc, giúp người bệnh không bị tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc Tây có tác dụng tức thì, điều trị và ngăn ngừa bệnh kịp thời thì thuốc Đông Y lại có tác dụng chậm. Người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc Đông Y trong một khoảng thời gian dài mới có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Các bài thuốc trị ngứa toàn thân từ Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn
Một số bài thuốc Đông Y chữa trị bệnh ngứa da toàn thân:
# Bài thuốc 1:
- Thành phần: sinh thạch cao 30g, thổ phục linh 30g, vỏ bí đao 30g, ý dĩ 30g, sinh địa hoàng 25g, bạch tiêu bì 12g, phòng phong 12g, kinh giới 9g, thiền thoái 9g, sinh cam thảo 6g.
- Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm với 600 ml nước. Cứ mỗi thang, bạn chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Thành phần: thục địa 18g, bạch thược 15g, mạch đông 15g, đương quy 12g, phòng phong 12g, ô đậu 12g, xuyên khung 9g, kinh giới 9g, hà thủ ô 9g .
- Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên làm thành một bài thuốc và dùng để sắc uống. Bạn cho vào các vị thuốc khoảng 750 ml nước, sắc lại còn 250 ml, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Phương pháp dân gian điều trị ngứa da toàn thân cũng được nhiều người biết đến. Chỉ với một số loại thảo dược quanh nhà, nếu sử dụng đúng cách và hợp thuốc, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn ngứa mà không phải đi bác sĩ.
Dưới đây là một số cách trị ngứa da toàn thân tại nhà có hiệu quả tốt nhất đang được nhiều bệnh nhân tin dùng:
# Mẹo trị ngứa da toàn thân bằng cây bèo cái
Theo y học cổ truyền, cây bèo cái có tính hàn, giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể rất tốt. Chính vì lẽ đó, dân gian đã sử dụng cây bèo cái để chữa mề đay, lở ngứa trên da. Hiện tại, phương pháp này đang được rất nhiều người áp dụng và cho kết quả rất khả quan.
- Cách 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bèo, bạc hà và kinh giới mỗi vị 30g. Bèo bỏ rễ và đem rửa sạch, sắc lấy nước uống và xông rửa ở vùng da bị ngứa.
- Cách 2: Lấy 50g béo cái tía rửa cho thật sạch, sao vàng và sắc lấy nước đặc chia làm 2 lần uống trong ngày.
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, giúp hạn chế tình trạng ngứa. Bên cạnh đó, lá húng quế có đặc tính sát trùng rất tốt sẽ giúp khử khuẩn, sát trùng.
Cách trị ngứa toàn thân tại nhà hiệu quả bằng lá húng quế
- Cách 1: Nghiền nát lá húng quế và trộn với mật ong để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Bạn dùng hỗn hợp này thoa lên da, tình trạng ngứa sẽ giúp giảm cơn ngứa nhanh chóng.
- Cách 2: Rửa sạch lá húng quế và cho vào máy xay ép lấy nước. Bạn cho vào nước một lượng mật ong vừa phải và trộn đều lên. Uống nước này để giảm ngứa da. Tuy nhiên, bạn nên uống với một lượng vừa phải, không được uống nhiều.
Các thành phần trong trà xanh có tính kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên nên sẽ giúp làm sạch da, làm dịu cơn ngứa ngáy trên da.
Cách thực hiện:
Bạn lấy khoảng 100g trà xanh đem rửa sạch, vò nát rồi nấu với 2 lít nước. Nước trà thu được đem pha loãng với nước mát cho nguội rồi tắm mỗi ngày 1-2 lần. Thực hiện liên tục vài ngày sẽ thấy bớt ngứa, tổn thương trầy xước trên da do cào gãi cũng nhanh lên da non hơn.
# Cách chữa bệnh ngứa da toàn thân bằng baking soda
Baking soda được sử dụng trong rất nhiều công thức trị mụn trứng cá hay các bệnh lý ngoài da nhờ khả năng sát khuẩn, kiềm dầu tốt. Nhờ vậy, vi khuẩn gây bệnh không còn cơ hội tấn công da, tình trạng ngứa ngáy củng dẫn thuyên giảm.
- Cách 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chén bột baking soda và 1/3 chén nước. Trộn hai nguyên liệu này với nhau, quậy đều sẽ được hỗn hợp hơi sền sệt. Khi đi tắm, bạn làm ướt cơ thể xong rồi lấy hỗn hợp vừa tạo thoa lên da. Kết hợp mát xa nhẹ nhàng 5-10 phút để bột baking soda phát huy tác dụng. Cuối cùng chỉ việc tắm lại với nước sạch, không cần dùng thêm sữa tắm.
- Cách 2: Hòa một chén baking soda trực tiếp vào trong bồn nước tắm và ngâm mình trong đó 10 – 20 phút. Cách này cũng cho tác dụng tương đương với cách trên.
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong thành phần của dầu dừa có sự kết hợp của nhiều loại axit béo nên có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô da nên giúp cắt đứt nhanh cơn ngứa.
Cách chữa bệnh ngứa toàn thân bằng dầu dừa đang được nhiều người áp dụng cho thấy hiệu quả tốt
Các thực hiện:
Sau khi tắm và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, bạn đổ một chút dầu dừa ra tay. Tiến hành thoa đều dầu dừa lên khắp cơ thể, đặc biệt là những khu vực da bị ngứa. Vừa thoa vừa mát xa nhẹ nhàng để các dưỡng chất có khả năng thẩm thấu vào sâu trong các tế bào da. Đợi cho da khô rồi hãy mặc quần áo lại. Vào mùa đông bạn cũng nên lấy dầu dừa thoa lên da để phòng tránh cơn ngứa tái phát.
Những lưu ý khi bị ngứa da toàn thân
Tình trạng ngứa toàn thân sẽ rất lâu khỏi và có nguy cơ tái phát cao nếu bạn chỉ chú trọng đến việc điều trị mà bỏ qua một số vấn đề quan trọng cần lưu ý dưới đây:
– Kiềm chế việc gãi ngứa càng ít càng tốt: Để tránh việc vô ý dùng tay cào gãi lên da vào ban đêm, bạn nên mang găng tay khi đi ngủ. Đồng thời cắt sạch móng tay và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn thường xuyên để hạn chế thấp nhất sự tổn thương cho da.
– Tắm với nước ấm: Khi bị ngứa, bạn nên dùng nước ấm để tắm sẽ giúp phần nào xoa dịu được cơn ngứa. Nếu dùng xà phòng thì chỉ nên dùng loại có tác dụng diệt khuẩn do bác sĩ da liễu chỉ định. Tuyệt đối không dùng loại có chất tẩy trắng hoặc hương nước hoa sẽ càng khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy nặng hơn. Mỗi ngày bạn cũng nên tắm ít nhất 1 lần để cơ thể luôn được sạch sẽ.
– Dùng kem dưỡng ẩm: Sau khi tắm, bụi bẩn, mồ hôi và các chất cặn bã trên da đã được làm sạch. Vì vậy bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho da vào thời điểm này để da hấp thu được tối đa các dưỡng chất trong kem.
– Tránh các tác nhân gây dị ứng: Tránh đeo đồ trang sức, sử dụng nước hoa, các sản phẩm chăm sóc da hay lại gần thú cưng nếu chúng là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da toàn thân.
– Đối với các trường hợp bị dị ứng với thời tiết: Cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông và mặc các trang phục rộng rãi mát mẻ vào mùa hè để da không bị bí bách.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể : Da được cung cấp đủ nước sẽ hạn chế được tình trạng khô và ngứa ngáy, các tế bào da mới cũng nhanh được tái tạo hơn.
Bạn nên uống nhiều nước khi có biểu hiện ngứa toàn thân
– Giữ cho môi trường sống luôn trong lành, sạch sẽ: Thường xuyên quét dọn nhà cửa, giặt giũ chăn màn, rèm cửa để vi khuẩn và nấm mốc không còn nơi trú ngụ.
– Thận trọng khi dùng thuốc Tây: Bất kì loại thuốc tây nào đều có thể khiến bạn bị dị ứng, ngứa da toàn thân nếu sử dụng một cách tùy tiện. Vì vậy khi có bệnh, bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách dùng thuốc cho phù hợp. Nếu sau khi uống thuốc mà có biểu hiện dị ứng thì nên ngưng uống ngay.
– Kiểm soát căng thẳng: Stress có thể khiến cơn ngứa thêm trầm trọng. Vì vậy bạn nên học cách điều chỉnh tâm lý của mình. Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, xem phim, nghe nhạc hay chỉ đơn giản là ăn một bữa cơm có đông đủ các thành viên trong gia đình sẽ giúp bạn nhanh chóng giải tỏa được những phiền muộn trong cuộc sống.
– Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Tập thể dục giúp kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể, cải thiện sức khỏe và làm da dẻ tươi sáng, mịn màng. Tùy thuộc vào tuổi tác, tình hình sức khỏe bạn có thể chọn những môn vừa sức với mình, chẳng hạn như đi bộ, chạy xe đạp hay tập thể dục dưỡng sinh. Thời gian và thời điểm luyện tập có thể linh động, nhưng tốt nhất bạn nên tập 30 phút vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
– Ngoài ra, người đang bị ngứa da toàn thân cần nắm rõ một số kiêng cữ nhất định trong chế độ ăn uống hàng ngày như:
- Cắt giảm lượng đường và muối sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không hút thuốc lá, uống bia rượu hay cà phê, trà đặc
- Kiêng đồ cay nóng, các món chiên xào, thịt mỡ, đồ hộp, các loại hoa quả sấy khô có hàm lượng đường cao.
- Kiêng các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như tôm, cua, lạp xưởng, trứng, sữa, gà, bò…
- Khi da có biểu hiện bị phù nề, tiết dịch thì hạn chế ăn các đồ ăn dạng lỏng như súp, nước canh rau
- Ưu tiên ăn nhiều rau, củ, quả tươi , đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C ( bông cải xanh, đu đủ, cam, ớt đà lạt, súp lơ, kiwi, dâu tây, ổi…) để tăng sức đề kháng cho da, giúp tổn thương mau lành.
- Uống các loại trà thảo mộc như trà atiso, trà vằng, hà thủ ô, trà xanh… Chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan rất tốt cho người đang bị ngứa da toàn thân.
Biên soạn: Thu Hà
Bạn có thể tham khảo thêm:
Thuốc chữa mề đay mẩn ngứa của dòng họ Đỗ Minh có tốt không
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534