Da liễu: Cách trị bệnh phong ngứa HIỆU QUẢ & KHỎI HẲN nhờ đúng thuốc


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Bệnh phong ngứa là hiện tượng da bị sưng đỏ và phồng rộp lên từng mảng rất ngứa. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên những người có cơ địa dị ứng là hay bị nhất. Để có thể điều trị phong ngứa triệt để, bên cạnh việc tìm hiểu và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể áp dụng những mẹo trị bệnh đơn giản được làm từ “cây nhà lá vườn” hoặc tây y.



Bệnh phong ngứa gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhiều người



Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh phong ngứa – Phổ biến, ai cũng có thể bị

  1. Các nguyên nhân gây bệnh phong ngứa
  2. Dấu hiệu bị bệnh phong ngứa
  3. Bệnh phong ngứa có lây không?
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng dân gian
Thuốc trị bệnh phong ngứa hiệu quả nhất

  1. Dùng thuốc Tây trị phong ngứa
  2. Điều trị bệnh phong ngứa bằng đông y
Để phòng ngừa và chữa trị bệnh phong ngứa cần lưu ý:


Bệnh phong ngứa – Phổ biến, ai cũng có thể bị

Bệnh phong ngứa là một thuật ngữ y khoa quen thuộc dùng để chỉ hiện tượng dị ứng da gây nổi những mảng màu hồng sưng phồng và cực kì ngứa. Trong dân gian, người ta thường gọi căn bệnh này là chứng nổi mề đay, còn đông y gọi là phong sang.

Phong ngứa được chia làm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Trong đó có đến 90% trường hợp chỉ bị phong ngứa cấp tính, các triệu chứng thường kéo dài khoảng 2-3 tuần rồi biến mất. Chỉ những trường hợp được phát hiện muộn, điều trị không đúng cách mới chuyển thành mãn tính. Lúc này bệnh có khả năng tái đi tái lại nhiều đợt trong năm gây ra những cơn ngứa ngáy, nổi mẩn rất khó chịu.

Căn bệnh này có mức độ tương đối phổ biến bởi bất cứ ai cũng có thể bị bệnh, từ trẻ em cho tới người cao tuổi. Tuy nhiên chúng ta hoàn có thể phòng ngừa và điều trị được bệnh triệt để nếu hiểu rõ được căn nguyên của bệnh.

1. Các nguyên nhân gây bệnh phong ngứa

Bệnh phong ngứa có thể khởi phát vì các nguyên nhân như:

  • Điều trị bệnh bằng thuốc giải phóng histamin: Một số loại thuốc như Odein, Indomethacin, Morphin khi sử dụng có thể khiến cơ thể giải phóng nhiều histamin dưới da. Chất này khiến da bị dị ứng và gây cảm giác ngứa ngáy không yên.
  • Ăn thức ăn được chế biến sẵn: Chúng chứa nhiều chất bảo quản độc hại nên có thể khiến da bị dị ứng, nổi phong ngứa khi ăn vào.
  • Do tiếp xúc với dị nguyên: Bụi bẩn, lông chó mèo, thời tiết hay khói thuốc lá… đều có thể khiến da bị phong ngứa. Đây là nguyên nhân gây bệnh phong ngứa chủ yếu ở những người có cơ địa dị ứng. Bạn có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh phong ngứa do dị ứng thời tiết để biết cách đối phó khi cơ thể thường xuyên bị phong ngứa mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Do các yếu tố vật lý: Một số bệnh nhân bị phong ngứa khi da gặp nóng lạnh đột ngột, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bị đè ép…
  • Do bệnh lý: Những bệnh nhân bị nhiễm kí sinh trùng, lupus ban đỏ, lupus ban đỏ, bệnh mũi xoang có khuynh hướng bị phong ngứa nhiều hơn cả.
Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân bị phong ngứa mà không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho nhóm đối tượng này.

3. Dấu hiệu bị bệnh phong ngứa

  • Trên da xuất hiện những vùng bị sưng phồng, nổi cộm, có màu đỏ, màu hồng hoặc màu trắng
  • Có cảm giác ngứa ngáy thường trực. Càng gãi thì càng ngứa hơn.
  • Bệnh nhân có thể chỉ bị ngứa ở một vùng da nhỏ hay bị ngứa da toàn thân. Cơn ngứa sẽ nặng hơn vào buổi sáng và chiều tối
  • Các vết phồng rộp trên da có thể tự lặn nhưng sau đó lại mọc trở lại. Chúng có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như: Hắt hơi, khó thở, sổ mũi, tiêu chảy, tụt huyết áp…


Bạn nên cảnh giác với chứng phong ngứa khi da có dâú hiệu sưng đỏ, phồng rộp



Nếu chứng phong ngứa kéo dài quá 6 tuần, bệnh sẽ phát triển qua giai đoạn mãn tính. Lúc này các triệu chứng sẽ thường xuyên tái phát ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện nêu trên, bệnh nhân nên tìm cách chữa trị ngay.

3. Bệnh phong ngứa có lây không?

Liên quan đến vấn đề này, bạn Vũ Thị Thu Thảo, 19 tuổi ngụ Q. Thủ Đức, TPHCM có hỏi: “Bác sĩ ơi cho em hỏi bệnh phong ngứa có lây không ạ? Ở chung phòng kí túc xá với em có nhỏ bạn cứ cách một vài tháng lại nổi phong ngứa, phải uống thuốc mấy ngày mới hết. Em sợ bị lây lắm ạ!

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay chưa có bất cứ thông tin hay công trình nghiên cứu khoa học nào cho thấy bệnh phong ngứa có khả năng lây lan. Căn bệnh này bộc phát chủ yếu là do cơ địa cũng như lối sống sinh hoạt của mỗi người. Do vậy Thu Thảo cũng như quý độc giả hoàn toàn có thể an tâm sinh hoạt và tiếp xúc bình thường với người bệnh nhé.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng thuốc dân gian

Bệnh phong ngứa thực chất chỉ là một phản ứng dị ứng ngoài da. Nếu các triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng bệnh nhân có thể tham khảo một số cách trị phong ngứa dân gian đơn giản dưới đây để tự khắc phục bệnh tại nhà.

1. Cách trị bệnh phong ngứa bằng lá khế

Đây là mẹo chữa bệnh được ông cha ta áp dụng từ rất lâu đời. Theo kinh nghiệm dân gian dùng lá khế có thể hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh ngoài da như dị ứng, mề đay, nổi mẩn đỏ. Nó có tác dụng sát khuẩn ngoài da và xoa dịu cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra.

  • Cách 1: Hái một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và rang trên chảo nóng cho đến khi lá hơi héo lại. Dùng lá khế chà lên vùng da bị bệnh sẽ thấy bớt ngứa hẳn. Chú ý chỉ rang lá khế tới nhiệt độ vừa phải để không gây bỏng da.


Cách trị phong ngứa hiệu quả bằng lá khế


  • Cách 2: Mỗi ngày dùng 200g lá khế tươi nấu cùng 2 lít nước. Dùng nước lá khế vệ sinh vùng da bị bệnh, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
2. Cách trị phong ngứa tại nhà bằng đậu xanh

Đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Vào những ngày hè nóng nực, các bà nội trợ thường nấu món chè đậu xanh cho cả nhà ăn để giải nhiệt, ngăn ngừa nóng trong, mụn nhọt. Ngoài ra đậu xanh còn được dùng kết hợp với đậu tương để trị phong ngứa từ bên trong.

Cách thực hiện:

Nghiền nhuyễn hạt đậu xanh với đậu tương thành bột mịn, sau đó cất vào hũ kín dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 2-3 thìa bột pha chung với 100ml sôi uống. Có thể pha thêm chút đường cho dễ uống hơn. Duy trì uống 1-2 ly nước này mỗi ngày không chỉ giúp đẩy lùi bệnh phong ngứa mà còn giúp cho cơ thể khỏe khoắn hơn.

3. Dùng lá kinh giới trị phong ngứa

Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có công dụng giải cảm, tán hàn, cầm máu, chống dị ứng. Khi bị bệnh phong ngứa, có thể dùng 3-5g kinh giới khô sắc lấy nước đặc uống hàng ngày kết hợp với các nguyên liệu khác chữa bệnh theo hướng dẫn sau:



Mẹo trị phong ngứa đơn giản từ lá kinh giới


  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Rau kinh giới, bèo cái ( vứt bỏ rễ), củ ráy dại ( gọt cho sạch vỏ, thái mỏng), thổ phục linh và lá ba chục. Nếu không kiếm được đầy đủ thì chỉ sử dụng lá kinh giới cũng được.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem nấu với một nồi nước to cho sôi kỹ. Dùng nước này xông hơi và rửa vùng da bị bệnh khi nước nguội. Mỗi tuần chỉ nên xông từ 2-3 lần.
Trong quá trình thực hiện, nếu các triệu chứng phong ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì bạn nên nghĩ đến việc tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị hiệu quả hơn.

4. Mẹo trị phong ngứa bằng lá tía tô

Lá tía tô không chỉ được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, trong làm đẹp mà còn được dùng làm thuốc chữa trị bệnh xương khớp, phong thấp và nhiều căn bệnh da liễu như nổi mề đay, phong ngứa, vẩy nến… Sở dĩ nó có được tác dụng trên là nhờ trong thành phần có chứa nhiều vitamin A, C, phốt pho, canxi, sắt và một số hoạt chất có khả năng an thần, giảm đau, chống viêm.

Trường hợp bị nổi phong ngứa ngoài da do dị ứng thời tiết, do bị côn trùng cắn hay do ăn uống…. bạn đều có thể dùng lá tía tô trị bệnh theo hướng dẫn sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị: 50g lá tía tô tươi. Sau khi rửa lá tía tô, bạn cắt nhỏ ra rồi cho vào cối giã nát. Chắt lấy nước cốt lá tía tô uống, phần bã dùng đắp lên chỗ da đang bị nổi sần, ngứa ngáy. Để khoảng 10 phút thì rửa lại tổn thương bằng nước ấm cho sạch. Thực hiện thường xuyên hàng ngày vào mỗi buổi tối, để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
  • Cách 2: Chúng ta cũng dùng 50g lá tía tô tươi đem giã nát chung với 1/2 thìa cà phê muối hột, chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm dung dịch nước lá tía tô và muối chấm lên các nốt sẩn. Nếu dùng vào buổi tối thì có thể để qua đêm, ngược lại nếu thoa thuốc vào ban ngày chúng ta chỉ cần giữ trong 20 phút là đã có tác dụng.
  • Cách 3: Ngoài biện pháp bôi và uống bạn có thể lấy lá tía tô sao nóng và chườm lên da. Làm như vậy cơn ngứa do nổi mề đay sẽ được xoa dịu tức thì. Thực hiện liên tục 3-4 lần/ ngày mỗi khi các mảng phong ngứa mới xuất hiện.
5. Cách trị bệnh phong ngứa bằng trầu không

Phân tích thành phần của lá trầu không, các nhà khoa học nhận thấy thành phần tinh dầu của của nó có nhiều tác dụng bất ngờ, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, an toàn. Trong y học cổ truyền, lá trầu không cũng là vị thuốc chữa sốt rét, cầm máu, chống đau nhức xương khớp và các chứng phong ngứa.

  • Cách 1: Chuẩn bị 10 lá trầu không to loại bánh tẻ, 1 thìa muối ăn. Bắc ấm lên bếp nấu khoảng 1 lít nước cho sôi. Sau đó mới cho lá trầu và muối ăn vào đun thêm 5 phút nữa sẽ thấy nước chuyển sang màu vàng nhạt do các chất trong lá tiết ra. Đợi đến khi nước nguội còn khoảng 30 độ thì lấy rửa vùng da bị bệnh. Mỗi ngày chúng ta nên thực hiện 1-2 lần cho đến khi các vết sẩn lặn hoàn toàn.


Dùng lá trầu không là cách trị phong ngứa dân gian hiệu quả


  • Cách 2: Chọn 3 lá trầu không to, xắt nhỏ, cho vào cối giã nát với vài hạt muối ăn. Chắt lấy nước cốt lá trầu và thấm lên khu vực da bị bệnh 2-3 lần/ ngày.
⇒ Nhận xét về hiệu quả của cách trị phong ngứa dân gian

√ Ưu điểm:

  • Thuốc dân gian có nguồn gốc từ thiên nhiên nên hầu như không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.
  • Thuốc lành tính nên thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, từ trẻ em cho tới người lớn đều có thể dùng
  • Nguyên liệu thuốc có sẵn trong vườn nhà có thể dùng bất cứ lúc nào mà không tốn tiền mua
√ Nhược điểm:

  • Một số bài thuốc chữa phong ngứa từ dân gian có cách chế biến cầu kì, mất nhiều thời gian
  • Chỉ mang lại hiệu quả tốt khi phù hợp với cơ địa
Thuốc trị bệnh phong ngứa hiệu quả nhất

Hiện nay có hai loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh phong ngứa mang lại hiệu quả tốt nhất là tây y và đông y.

1. Dùng thuốc Tây trị phong ngứa

Khi đi tới bệnh viện khám, nếu được chẩn đoán mắc phong ngứa, bệnh nhân thường được bác sĩ kê toa thuốc về nhà điều trị chứ không cần thiết phải nằm viện. Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh phong ngứa, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa qua thăm khám và chưa có sự chỉ định của bác sĩ
  • Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định
  • Không tự ý ngưng thuốc đột ngột khi các triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm
  • Khi hết thuốc nên đi tái khám lại để kiểm tra xem bệnh tình đang tiến triển tới đâu. Nếu đã bớt bác sĩ có thể giảm liều lượng hoặc cho bệnh nhân ngưng dùng thuốc, ngược lại người bệnh có thể cần dùng đến các loại thuốc khác mạnh hơn.
Các thuốc trị phong ngứa thường được chỉ định bao gồm:

– Thuốc kháng histamin:

Hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định loại thuốc này. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất histamin dưới da.



Loratadin là thuốc trị phong ngứa thường được bác sĩ kê



Thuốc kháng histamin có thể được điều chế dưới các dạng viên nang, viên nén hay thuốc bôi ngoài da. Chúng bao gồm các loại như Etirizin,Exofenadin, Loratidin, Astemizol, Acrivastin, Terfenadin, …. Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng các thuốc nhóm này lại gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, lú lẫn, kích động. Do vậy thuốc thường được chỉ định điều trị trong ngắn hạn.

– Thuốc corticoid:

Dạng corticoid được dùng trong điều trị bệnh phong ngứa chủ yếu là các loại kem bôi như Hydrocortisone, Betamethasone, Fluocinolone, Betamethasone… Những thuốc này cũng có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng nhưng chỉ được dùng cho những trường hợp bị bệnh nặng.

– Thuốc giảm mẫn cảm:

Lá những thuốc chứa một số loại kháng thể như IgE; Thromboxane A2 hay Cytokine. Chúng giúp ngăn chặn các yếu tố gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến phong ngứa. Từ đó làm giảm các triệu chứng của căn bệnh này.

– Thuốc kháng sinh:

Được chỉ định cho các bệnh nhân bị nổi phong ngứa có biểu hiện bị nhiễm khuẩn ngoài da, da sưng rộp, rỉ nước hoặc có dấu hiệu mưng mủ. Thuốc được dùng theo đường uống hoặc thoa ngoài da tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh.

– Các thuốc bôi ngoài da khác:

Ngoài các thuốc trên, bệnh nhân có thể dùng Menthol 1% hay dung dịch Calamine thoa trực tiếp lên vùng da bị nổi phong ngứa. Chúng có tác dụng sát trùng, làm sạch da nên hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

⇒ Đánh giá về hiệu quả của thuốc Tây trong điều trị bệnh phong ngứa

√ Ưu điểm:

  • Thuốc cho hiệu quả nhanh, các vết sẩn cũng như tình trạng ngứa ngáy sẽ giảm chỉ sau khoảng 1 giờ dùng thuốc.
  • Tiện lợi khi sử dụng. Bệnh nhân chỉ cần uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ đã hướng dẫn trong đơn là được.
√ Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể bị tổn thương, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận nếu quá lạm dụng thuốc tây
  • Một số trường hợp bị nghiện thuốc, nhờn thuốc hoặc lệ thuộc vào thuốc.
  • Bệnh có thể tái phát trở lại sau khi ngưng uống thuốc nếu như không loại bỏ dứt điểm được nguyên nhân gây phong ngứa.
2. Điều trị bệnh phong ngứa bằng đông y

Trong y học cổ truyền, bệnh phong ngứa được phân vào chứng phong sang. Nguyên nhân gây bệnh là do hàn nhiệt tích tụ nhiều trong cơ thể. Bên cạnh đó,một số yếu tố khác như chức năng gan bị suy giảm, ăn nhiều đồ nóng, đồ lạnh, thời tiết… cũng có tác động khiến cho bệnh bộc phát. Do vậy bên cạnh việc khắc phục các triệu chứng ngoài da thì cần giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể thì bệnh mới không tái phát lại.

Đông y chia bệnh phong ngứa thành 3 thể chính là thể phong nhiệt, phong hàn và thể huyết hư phong táo ( mãn tính). Mỗi dạng bệnh có những đặc điểm nhận dạng và bài thuốc điều trị phù hợp.

# Bệnh phong ngứa thể hàn:

Bệnh nhân bị ngứa ngáy và nổi sẩn nhiều khi gặp gió hay tiếp xúc với không khí lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, nước tiểu trong, mạch nổi sát ngoài da và đập mạnh (mạch phù khẩn).

  • Thành phần: ma hoàng (8g), quế chi (10g), sinh khương ( 3 lát), cam thảo (6g)
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc uống. Tùy theo cơ địa bệnh sẽ khởi sắc trong vòng vài ngày hay một tuần sau khi sử dụng thuốc.
# Bệnh phong ngứa thể nhiệt:

Các nốt sẩn ngứa có khuynh hướng mọc thành từng mảng to, nằm rải rác toàn thân. Bệnh nhân càng gãi thì càng cảm thấy ngứa nhiều, lưỡi đỏ và có phủ một lớp rêu vàng mỏng bên trên, nước tiểu đỏ kèm theo tình trạng kéo dài.

  • Thành phần: Kinh giới, xuyên khung, hoạt thạch, cát cánh và phong phong ( mỗi vị 10g); hoàng cầm, bạch thược, bạch truật ( mỗi vị 12g); đương quy 15g; ma hoàng 8g, đại hoàng 3g.
  • Cách dùng thuốc: Các nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị trộn chung với nhau, cho vào ấm sắc với 5 chén nước. Khi nước cạn còn một nửa chén thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống vào buổi sáng, trưa, tối.
# Thể huyết hư phong táo

Đây là dạng phong ngứa mãn tính có các đặc điểm như bệnh kéo dài dai dẳng và hay tái phát, các triệu chứng tăng nặng vào chiều tối, tính tình nóng nảy, hay cáu gắt, môi và miệng khô, lưỡi đỏ, mạch nhỏ yếu, sờ vào lòng bàn tay và lòng bàn chân thấy nóng.

  • Thành phần: 12g thục đại, 10g cỏ nhọ nồi, 10g nhẫn đông đằng
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc kỹ với 1 lít nước uống thay trà hàng ngày.


Trị phong ngứa dị ứng bằng thuốc Đông y là một giải pháp an toàn, không có tác dụng phụ



# Các bài thuốc ngâm rửa ngoài da trị phong ngứa từ Đông y

– Bài 1:


  • Thành phần: Phòng phong, ngải diệp, kinh giới, bạch tiên bì, sa sàng tử, đương quy ( mỗi vị 20g), khổ sâm ( 30g).
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc sắc cùng 4 lít nước. Nấu khoảng 20 phút thì vớt bỏ bã, pha thêm nước nguội sao cho nước còn ấm ở nhiệt độ khoảng 45 độ. Dùng thuốc ngâm rửa vùng da bị phong ngứa mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Trường hợp bị ngứa toàn thân thì tăng liều lượng mỗi vị lên gấp 3. Trẻ em dùng liều lượng bằng 1/2 người lớn. Mỗi thang có thể sắc được 2 lần để dùng cho 2 ngày.
– Bài 2:

  • Thành phần: dạ giao đằng ( 200g), thương nhĩ tử ( 100g), bạch tật lê (100g) , bạch tiên bì(20g), sa sàng tử (20g), thuyền thoái (20g).
  • Cách thực hiện: Tương tự như bài thuốc trên, bạn đem các vị thuốc sắc chung với 4 lít nước trong 20 phút. Dùng nước thuốc ngâm rửa khu vực da bị bệnh mỗi ngày 2 lần.
– Bài 3:

  • Thành phần: Ngải cứu (90g), hùng hoàng (6g), hoa tiêu (6g), phong phòng (30g)
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên tạo thành một thang. Đem thuốc sắc chung với 3 lít nước khoảng 15 phút. Khi nước còn nóng thì dùng xông hơi vùng da bị bệnh cho đến khi nguội. Cuối dùng lấy thuốc rửa sạch vùng da bị bệnh.
– Bài 4:

– Thành phần: Đương quy, hoàng tinh, khổ sâm, thấu cốt thảo ( mỗi vị 30g); sà sàng tử, bạch tiên bì, bạc hà ( mỗi vị 20g); băng phiến, địa phu tử ( mỗi vị 10g); hoa tiêu ( 15g)

– Cách thực hiện: Với bài thuốc này bạn cũng cho vào ấm sắc cùng 5 lít nước, để lửa nhỏ liu riu trong 20 phút. Sau đó gạn lấy nước thuốc pha thêm nước lạnh để rửa chỗ da bị bệnh nhằm giảm ngứa, làm các vết sẩn trên da nhanh lặn.

⇒ Nhận xét, đánh giá về hiệu quả của thuốc Đông y

√ Ưu điểm:

  • Đặc điểm chung của các bài thuốc Đông y là có tính an toàn khá cao
  • Không gây lờn thuốc hay bất kì tác dụng phụ nào cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài.
√ Nhược điểm:

  • Đa phần các bài thuốc đều có vị đắng khó uống
  • Hiệu quả của thuốc lại phụ thuộc phần lớn vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh tình của từng bệnh nhân. Vì vậy có những trường hợp dùng thuốc Đông sẽ thấy hợp, cho tác dụng nhanh nhưng ngược lại cũng có bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài mà bệnh tình không có sự tiến triển.
  • Thêm vào đó, sự phiền hà trong khâu sắc thuốc và vị đắng của thuốc Đông y có thể sẽ khiến cho nhiều người cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này.
Để phòng ngừa và chữa trị bệnh phong ngứa cần lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên. Tránh sử dụng xà bông tắm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Trong những ngày hè nóng nực, không nên bật điều hòa quá lạnh so với nhiệt độ bên ngoài
  • Mang gang tay khi giặt đồ hay sử dụng các loại hóa chất, các sản phẩm giặt tẩy
  • Tránh ăn các thực phẩm bản thân từng bị dị ứng trước đó
  • Thường xuyên lau chùi và giữ gìn vệ sinh nhà ở thoáng mát, sạch sẽ. Không nuôi chó mèo trong nhà
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi
  • Siêng năng tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng làn da.
Những giải pháp trên nếu được tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc sẽ giúp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh phong ngứa bằng thuốc và ngăn chặn bệnh tình tái phát trở lại.

Nếu chứng phong ngứa ảnh hưởng đến toàn thân, bạn nên thảm khảo ngay cách trị ngứa da toàn thân tại nhà hiệu quả ngay sau khi áp dụng.


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl