Da liễu –
Bệnh vẩy nến là gì? Làm thế nào để nhận diện bệnh? Có hay không cách chữa trị bệnh vẩy nến ? Bệnh vẩy nến có lây lan không ?… là một trong số câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Để giải đáp những thắc mắc trên và giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bệnh lý về da phổ biến này, chúng tôi có mời Thạc sĩ Đặng Thanh Nhàn – hiện đang công tác tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, cô sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh vẩy nến.
Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp về bệnh vẩy nến
Nội dung bài viết bao gồm:
I. Bệnh vẩy nến là gì?
II. Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp về bệnh vẩy nến
I. Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm da thường gặp do chức năng chuyển hóa tế bào trong da bị rối loạn, được biểu hiện bằng những tổn thương bề mặt da. Khi bị bệnh, các mảng da có màu đỏ tía hoặc hơi hồng, các lớp vảy trắng xếp chồng lên nhau nhưng không bong tróc ra.
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm da thường gặp do chức năng chuyển hóa tế bào trong da bị rối loạn
Vùng da bị vẩy nến bắt đầu tổn thương, ngứa ngáy. Những triệu chứng này thường xuất hiện tại vùng da có nếp gấp như đầu gối, khuỷu tay, da đầu và một số vùng lân cận. Khi cào hay gãi mạnh, lớp da này bong thành từng phiến mỏng như bụi phấn.
Vảy nến có nhiều kích thể, loại kích thước nhỏ có đường kính khoảng 3-10 mm, thường phát bệnh khi bệnh nhân bị stress hay nhiễm streptococcus đường hô hấp. Các thể bệnh nặng thì đỏ da toàn thân kèm với mủ.
Vị trí vẩy nến thường xuất hiện nhất là vùng khuỷu tay, đầu gối, da đầu, vùng da có nếp gấp hoặc có thể là toàn thân tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dù trong trường hợp nào, bệnh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm.
Vảy nến là một bệnh về da khá phổ biến. Hiện nay, có khoảng 1.5 – 2% dân số trên cả nước đang mắc căn bệnh này. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa phần khởi phát ở người trường thành trong độ tuổi 20-30, nam gặp nhiều hơn nữ. Bệnh bùng phát theo đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
Không chỉ riêng người Việt Nam đau đầu với bệnh vẩy nến, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhưng tần xuất mắc bệnh của người Tây Ấn, người Eskimo, người Nhật, người da đỏ thấp hơn. Đặc biệt, bệnh mang tính di truyền rõ rệt. Nếu trong nhà bạn có bố, mẹ hoặc cả hai cùng mắc bệnh vẩy nến thì xác xuất bạn mắc bệnh là rất cao.
II. Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp về bệnh vẩy nến
Dưới đây là lời giải đáp cho 11 câu hỏi được bạn đọc gởi về cho chuyên trang xoay quanh bệnh vẩy nến.
1. Dấu hiệu của bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về da khác nếu như không nắm rõ triệu chứng bệnh. Thêm vào đó, tùy theo thể trạng mà mỗi bệnh nhân có những biểu hiện bệnh khác nhau. Để chẩn đoán bệnh vẩy nến chính xác, trước đây người ta có thực hiện một phương pháp gọi là cạo vẩy theo phương pháp Brocq, dùng dao mổ hay cạo nhẹ nhiều lần từ trên xuống dưới về mặt được tổn thương và phát hiện các dấu hiệu sau:
Bệnh vẩy nến rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về da khác nếu như không nắm rõ triệu chứng bệnh.
Mặc dù triệu chứng bệnh vẩy nến và phấn hồng không giống nhau nhưng lại gây nhầm lẫn cho không ít người. Những đặc trưng sau sẽ giúp bạn không bao giờ nhầm lần hai bệnh này.
Nắm các mẹo dưới đây, bạn sẽ không còn nhầm lẫn bệnh vẩy nến và bệnh phấn hồng nữa.
3. Làm sao biết đang bị thể vẩy nến nào?
Bệnh vẩy nến có nhiều thể khác nhau. Các thể đó là:
Một số thể thường gặp của bệnh vẩy nến
+ Vẩy nến mụn mủ ở lòng bàn chân, bàn tay (thể Barber): người mắc bệnh xuất hiện mụn mủ vô khuẩn giữa lòng bàn tay, bàn chân. Mụn mủ tiến triển từng đợt dai dẳng kèm theo phù nề, sốt cao, nổi hạch ở bẹn…
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, nhiều cứ liệu khoa học cho thấy bệnh vẩy nến có liên quan mật thiết đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, khiến cho tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng góp phần khởi phát, thúc đẩy cũng như làm bệnh vẩy nến trở nặng. Những yếu tố đó gồm:
Nhiều cứ liệu khoa học cho thấy bệnh vẩy nến có liên quan mật thiết đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh
Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn cả:
6. Bệnh vẩy nến có lây không?
Bản chất của bệnh vẩy nến tế bào trên thượng bì của da bị rối loạn, khiến cho quá trình bong tróc lớp da cũ và bổ sung lớp da mới nhanh gấp 10 lần người bình thường. Do vậy, tác nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn hay vi rút mà là do sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Do đó có thể kết luận, bệnh vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên lây qua đường tiếp xúc cơ thể cũng như con đường ăn uống, sinh hoạt với mọi người.
Mặc dù bệnh không lây nhiễm qua tiếp xúc nhưng đây là bệnh có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ bị vẩy nến thì khả năng con cái mắc bệnh rất cao.
7. Bệnh vẩy nến có biến chứng gì?
Một số biến chứng của bệnh vẩy nến có thể bắt gặp như:
Để giải đáp câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết: Bệnh vẩy nến là bệnh da thông thường, liên quan đặc biệt đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh chuyển biến lâu dài, hay tái phát nhưng lành tính. Đến nay, các nhà khoa học chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh nên chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu các triệu chứng bệnh vẩy nến cũng như chữa trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, nếu như phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý sẽ giúp bệnh tình bệnh nhân thuyên giảm, ổn định trong vòng nhiều năm. Nếu bệnh tái phát, bệnh nhân tiếp tục tái điều trị.
9. Bệnh vẩy nến khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có triệu chứng bệnh vẩy nến vừa kể trên như: mảng da màu đỏ, thường được bao phủ bởi lớp vảy trắng, da có dấu hiệu dày lên đi kèm với cơn ngứa ngáy, khó chịu, da xuất hiện bọng nước chứa đầy mủ trắng… thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Khi xuất hiện triệu chứng bệnh vẩy nến, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và định hướng cách điều trị
► Cách chẩn đoán bệnh vẩy nến như sau:
Cạo vảy theo phương pháp của Brocq: Dùng thìa cùn cạo vùng da bị vẩy nến nhiều lần sẽ thấy da bong thành từng mảng có màu trắng đục. Tiếp tục cạo sẽ thấy một màng mỏng bong ra. Dưới lớp màng đó là bề mặt bóng, nhẵn, có điểm rướm máu gọi là hạt sương máu.
Khi thương tổn lâm sàn không điển hình, bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh mô học bệnh: hình ảnh mô học bệnh đặc trưng là mất lớp sừng, á hạt, tăng gai và thâm nhiễm viêm. Lớp sừng có á sừng và lớp sừng dày (tế bào sừng còn nhân tụ tập thành lá mỏng không đều nhau, nằm ngang); mất lớp hạt, lớp gai. Phần trên trung bì mỏng, chỉ có 2-3 hàng tế bảo. Phần giữa trung bì tăng gai mạnh làm mào thượng bì bị kéo sâu xuống, phần dưới phình to như dùi trống, phân nhánh, có thể nối lại với nhau.
Vảy phấn hồng Gibert: mảng da đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, vảy phấn nổi cao hơn so với phần trung tâm và rải rác toàn thân. Vùng đầu, mặt, tay và bàn chân không có thương tổn. Bệnh tự khỏi sau 4-8 tuần.
Vảy phấn đỏ nang lông: mảng da có màu đỏ, hình bầu dục hoặc hình tròn, phần vảy phấn nổi cao và rải rác toàn thân. Vùng bàn tay, bàn chân, mặt, đầu không có dấu hiệu thương tổn. Bệnh khởi phát và tiến triển trong 4-8 tuần thì tự khỏi.
Lupin đỏ kinh: tổn thương cơ bản là da xuất hiện dát đỏ, teo da, vảy da khó bong.
Giang mai thời kì II: da xuất hiện sẩn hồng, thâm nhiễm, xung quanh bao bọc bởi vảy trắng, cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính. Xét nghiệm tại vùng thương tổn, phản ứng huyết thanh giang mai dương tính.
10. Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?
Hiện nay, một số phương pháp có thể kìm hãm sự phát triển của vẩy nến, giúp điều trị bệnh có thể kể đến như:
Dùng thuốc và quang trị óa liệu là 2 phương pháp điều trị bệnh vẩy nến phổ biến hiện nay
► Dùng thuốc:
Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ vẩy nến mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Đa phần, bệnh nhân bị vẩy nến sẽ được chỉ định thuốc bôi ngoài da dạng kem, mỡ, dung dịch hoặc gel dưỡng ẩm da, giảm ngứa, viêm, đóng vảy.
Trường hợp nặng có thể kết hợp với thuốc bôi chứa steroid. Thuốc mỡ chứa axit Salixilic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp vẩy nến trên da. Dùng kem chứa thành phần Steriod cũng khá hiệu quả. Tuy nhiên, loại này có một số chất gây kích ứng, vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ xem nó có hợp với da bạn không rồi mới sử dụng. Thuốc mỡ chứa Calcipotriene cũng có tác dụng điều trị vẩy nến rất công hiệu. Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi 10-30 phút sẽ làm bong tróc lớp vẩy nến, tái tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên, thuốc mỡ trên có thể làm da bạn bị tấy đỏ, phải sau vài tuần mới khỏi được. Đơn thuốc chứa Vitamin A không có tác dụng như Steriod nhưng đặc biệt thích hợp cho phụ nữ đang tỏng độ tuổi sinh đẻ. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, tốt hơn hết, đơn thuốc chữa vẩy nến cần có giải đáp từ bác sĩ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kể thêm một số thuốc điều trị toàn thân như thuốc chống dị ứng để kháng viêm và giảm ngứa, thuốc ức chế miễn dịch…
Ở nước ta hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa vẩy nến mới, sử dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn. Tuy vẫn chưa thể trị triệt để được bệnh.
► Quang hóa trị liệu
Đây là một cách nhanh chóng loại bỏ nhanh vẩy nến. Phương pháp này sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen kết hợp chiếu tia cực tím có bước sóng 320-400 nm làm giảm hoạt hóa lympho, ức chế lympho tổng hợp AND, giảm yếu tố hóa ứng động, ức chế biểu lộ HLA DR của những tế bào sừng, từ đó làm sạch tổn thương hiệu quả. Cách điều trị này ít độc hại, tỉ lệ thành công đạt từ 75-90% sau mỗi lẫn quang hóa trị liệu.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như nổi phỏng nước, đỏ da…nên không được lạm dùng mà phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
11. Bệnh vẩy nến cần chú ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?
Người bệnh vẩy nến cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế bệnh khởi phát và chuyển biến nặng:
Người bệnh cần thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để tránh bệnh khởi phát và phát triển
► Về ăn uống
Thông tin hữu ích khác:
Bệnh vẩy nến là gì? Làm thế nào để nhận diện bệnh? Có hay không cách chữa trị bệnh vẩy nến ? Bệnh vẩy nến có lây lan không ?… là một trong số câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Để giải đáp những thắc mắc trên và giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bệnh lý về da phổ biến này, chúng tôi có mời Thạc sĩ Đặng Thanh Nhàn – hiện đang công tác tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, cô sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh vẩy nến.
Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp về bệnh vẩy nến
Nội dung bài viết bao gồm:
I. Bệnh vẩy nến là gì?
II. Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp về bệnh vẩy nến
- Dấu hiệu của bệnh vẩy nến là gì?
- Cách phân biệt phấn hồng và bệnh vẩy nến
- Làm sao biết đang bị thể vẩy nến nào?
- Nguyên nhân nào gây bệnh vẩy nến?
- Ai dễ mắc bệnh vẩy nến?
- Bệnh vẩy nến có lây không?
- Bệnh vẩy nến có biến chứng gì?
- Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?
- Bệnh vẩy nến khi nào cần gặp bác sĩ?
- Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?
- Bệnh vẩy nến cần chú ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?
I. Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm da thường gặp do chức năng chuyển hóa tế bào trong da bị rối loạn, được biểu hiện bằng những tổn thương bề mặt da. Khi bị bệnh, các mảng da có màu đỏ tía hoặc hơi hồng, các lớp vảy trắng xếp chồng lên nhau nhưng không bong tróc ra.
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm da thường gặp do chức năng chuyển hóa tế bào trong da bị rối loạn
Vùng da bị vẩy nến bắt đầu tổn thương, ngứa ngáy. Những triệu chứng này thường xuất hiện tại vùng da có nếp gấp như đầu gối, khuỷu tay, da đầu và một số vùng lân cận. Khi cào hay gãi mạnh, lớp da này bong thành từng phiến mỏng như bụi phấn.
Vảy nến có nhiều kích thể, loại kích thước nhỏ có đường kính khoảng 3-10 mm, thường phát bệnh khi bệnh nhân bị stress hay nhiễm streptococcus đường hô hấp. Các thể bệnh nặng thì đỏ da toàn thân kèm với mủ.
Vị trí vẩy nến thường xuất hiện nhất là vùng khuỷu tay, đầu gối, da đầu, vùng da có nếp gấp hoặc có thể là toàn thân tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dù trong trường hợp nào, bệnh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm.
Vảy nến là một bệnh về da khá phổ biến. Hiện nay, có khoảng 1.5 – 2% dân số trên cả nước đang mắc căn bệnh này. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa phần khởi phát ở người trường thành trong độ tuổi 20-30, nam gặp nhiều hơn nữ. Bệnh bùng phát theo đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
Không chỉ riêng người Việt Nam đau đầu với bệnh vẩy nến, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhưng tần xuất mắc bệnh của người Tây Ấn, người Eskimo, người Nhật, người da đỏ thấp hơn. Đặc biệt, bệnh mang tính di truyền rõ rệt. Nếu trong nhà bạn có bố, mẹ hoặc cả hai cùng mắc bệnh vẩy nến thì xác xuất bạn mắc bệnh là rất cao.
II. Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp về bệnh vẩy nến
Dưới đây là lời giải đáp cho 11 câu hỏi được bạn đọc gởi về cho chuyên trang xoay quanh bệnh vẩy nến.
1. Dấu hiệu của bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về da khác nếu như không nắm rõ triệu chứng bệnh. Thêm vào đó, tùy theo thể trạng mà mỗi bệnh nhân có những biểu hiện bệnh khác nhau. Để chẩn đoán bệnh vẩy nến chính xác, trước đây người ta có thực hiện một phương pháp gọi là cạo vẩy theo phương pháp Brocq, dùng dao mổ hay cạo nhẹ nhiều lần từ trên xuống dưới về mặt được tổn thương và phát hiện các dấu hiệu sau:
Bệnh vẩy nến rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh về da khác nếu như không nắm rõ triệu chứng bệnh.
- Dấu hiệu vết nến: khi cạo, vết nến bong vẩy vụn như bụi phấn.
- Dấu hiệu vỏ hành: tiếp tục cạo thêm sẽ thấy một lớp màng mỏng, trong suốt, sai như vỏ hành.
- Dấu hiệu giọt sương máu: lớp vỏ hành trên được bóc ra lộ nền da đỏ, rướm máu, máu lấm tấm như hạt sương nhỏ nên được gọi là dấu hiệu sương máu.
- Dấu hiệu ngứa: bệnh nhân cảm thấy ngứa ít hay nhiều tùy theo giai đoạn bệnh phát triển. Một số người không thấy ngứa nhưng có cảm giác vướng víu, bứt rứt, khó chịu.
- Tổn thương móng: đây là dấu hiệu phổ biến khi 25% trong tổng số bệnh nhân bệnh vẩy nến mắc phải. Móng chân và móng tay người bệnh có màu vàng đục, bề mặt lỗ chỗ, dễ gãy.
Mặc dù triệu chứng bệnh vẩy nến và phấn hồng không giống nhau nhưng lại gây nhầm lẫn cho không ít người. Những đặc trưng sau sẽ giúp bạn không bao giờ nhầm lần hai bệnh này.
Nắm các mẹo dưới đây, bạn sẽ không còn nhầm lẫn bệnh vẩy nến và bệnh phấn hồng nữa.
- Đối tượng phát bệnh: Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh cấp tính gây tổn thương da do giới hạn ngoài da, xuất hiện đám tổn hương hình huy hiệu khắp toàn thân. Khác với vẩy nến xuất hiện chủ yếu ở người trưởng thành, bệnh phấn hồng xuất hiện ở đối tượng trẻ em là chủ yếu, gây tổn thương diễn biến cấp tính trong khoảng 6 tuần rồi thuyên giảm.
- Triệu chứng phát bệnh: So với bệnh vẩy nến, thương tổn do bệnh vảy hồng gây ra ít phức tạp và nghiêm trọng hơn so với bệnh vẩy nến. Những tổn thương thường xuất hiện ở cẳng tay, cánh tay, vùng ngực gần nách. Da bệnh nhân xuất hiện đốm hồng ban có dát, bờ nham nhở không phân định rõ giới hạn xung quanh, phần gờ hơi nhô lên nhưng phần trung tâm thì hơi nhạt và da cũng nhăn nheo hơn. Tổn thương trên da nhỏ, có hình bầu dục hoặc hình tròn với kích thước khoảng 1-3 cm, có hình oval hoặc hình huy hiệu.
- Thời gian phát bệnh: Các đốm hồng ban biểu hiện trên da trung bình 5-6 tuần thì biến mất, bệnh sau khi khỏi để lại dấu vết thâm mờ, vài tuần sau trở về bình thường, không để lại sẹo ở da.
3. Làm sao biết đang bị thể vẩy nến nào?
Bệnh vẩy nến có nhiều thể khác nhau. Các thể đó là:
Một số thể thường gặp của bệnh vẩy nến
- Bệnh vẩy nến thể mảng bám: Đây là hình thức phổ biến thường gặp ở người mắc bệnh. Các cùng da bị tổn thương xuất hiện dạng bản vá lỗi màu đỏ bao phủ một lớp sừng dày màu trắng bạc, có thể bong tróc. Những vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều ở vùng da nếp gấp như đầu gối, khuỷu tay, lưng, đầu.
- Bệnh vẩy nến thể nghịch đảo: vẩy nến thể nghịch đảo thường xuất hiện từ những thương tổn rất nhỏ của nếp gấp cơ thể như sau đầu gối, dưới cánh bẹn, kẽ nách. Lý do bởi khu vực này thường bị kích thích và viêm nhiễm do mồ hôi và cọ sát, từ đó, nấm phát triển quá mức, kích hoạt tổn thương da gây nên tình trạng vẩy nến. Khác với vẩy nến thông thường, vẩy nến nghịch đảo không có vảy mà bao gồm các mảng da có màu đỏ tươi.
- Vảy nến thể mủ (Pustular): Là một thể bệnh nặng nhưng hiếm gặp, bệnh được chia làm hai thể:
+ Vẩy nến mụn mủ ở lòng bàn chân, bàn tay (thể Barber): người mắc bệnh xuất hiện mụn mủ vô khuẩn giữa lòng bàn tay, bàn chân. Mụn mủ tiến triển từng đợt dai dẳng kèm theo phù nề, sốt cao, nổi hạch ở bẹn…
- Vẩy nến thể chấm giọt (Guttate): Đây là vẩy nến phổ biến thứ hai, chỉ sau bệnh vẩy nến mảng bám. Gutatte là dạng vẩy nến xuất hiện dưới dạng thương tổn nhỏ, giống như giọt nước. Bệnh bắt đầu khởi phát từ khi nhỏ cho đến khi trưởng thành do kích hoạt của một dạng nhiễm trùng mang tến strep. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, liên quan đến viêm tai giữa, viêm amidan do liên cầu và có thể tự khỏi.
- Bệnh vẩy nến da đỏ toàn thân (Erythrodermic)
- Vảy nến thể đồng tiền: đây là một trong những thể nến điển hình và phổ biến nhất. Các vết vẩy nến có đường kính 1- 4cm, hình tròn như đồng xu, có thể đếm được số lượng.
- Vảy nến thể viêm khớp: vẩy nến thể viêm khớp còn được gọi là khớp vẩy nến, là một thể hiếm gặp. Đa số bệnh nhân mắc bệnh thường chỉ có biểu hiện ở khớp mà không có tổn thương da. Người bệnh thường cảm thấy các khớp sưng đau, khó cử động, biến dạng.
- Vảy nến da đầu: Bệnh vẩy nến da đầu khiến cho da đầu người bệnh xuất hiện mảng vảy màu trắng như vảy cá, bao phủ cả bề mặt, trên đỉnh đầu, sau gáy gây ngứa ngáy điên cuồng khiến bệnh nhân không ngừng gãi.
- Vảy nến móng: Khi mắc bệnh, móng tay bệnh nhân chuyển màu xanh, vàng hoặc nâu, xuất hiện các vảy trắng bạc bên dưới móng tay, theo đó móng càng giòn và dễ gãy hơn.
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, nhiều cứ liệu khoa học cho thấy bệnh vẩy nến có liên quan mật thiết đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, khiến cho tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng góp phần khởi phát, thúc đẩy cũng như làm bệnh vẩy nến trở nặng. Những yếu tố đó gồm:
Nhiều cứ liệu khoa học cho thấy bệnh vẩy nến có liên quan mật thiết đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh
- Rối loạn hệ miễn dịch: Thông thường, các tế bào bạch cầu loại T theo sự tuần hoàn của máu sẽ đi khắp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, với căn bệnh vẩy nến, thay vì tấn công yếu tố lạ xâm nhập cơ thể như vi rút, vi khuẩn thì chúng lại tấn công nhầm vào biểu bì da, khiến biểu bì tăng sinh nhanh chỉ trong vài ngày. Do không bong tróc kịp, tế bào này xếp thành từng lớp vảy trên da gây nên bệnh vẩy nến.
- Do di truyền: Các nhà khoa học đã chứng minh những gia đình có cha mẹ mắc bệnh vẩy nến thì nguy cơ con cái mắc bệnh này là rất cao. Nếu chỉ cha hoặc mẹ mắc bệnh, tỉ lệ con cái mắc bệnh là 8.1%. Nhưng nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh, khả năng con cái mắc bệnh lên đến 41%.
- Chấn thương: Vảy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị tổn thương do chấn thương hoặc thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ cũng có thể gây vẩy nến.
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng đều có thể gây bệnh vẩy nến giọt hoặc làm bệnh đang mắc phải trở nên nghiêm tọng hơn. Nhiễm HIV cũng là một dạng làm cho bệnh vẩy nến chuyển biến phức tạp.
- Sử dụng thuốc không đúng cách: Một số thuốc có thể khởi phát bệnh vẩy nến hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như: thuốc điều trị cao huyết áp (beta-blocker, ức chế men chuyển), lithium, kháng sốt rét tổng hợp (chloroquin), một số kháng viêm non-steroid (indomethacine), corticosteroid, progesterone.
Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn cả:
- Tiền sử gia đình: đây là yếu tố quan trọng nhất. Những người có người thân cùng huyết thống như ông bà, cha mẹ mắc bệnh vẩy nến thì nguy cơ thế hệ tiếp theo mắc bệnh vẩy nến là rất cao. Do đó, những người có người thân bị vẩy nến nên cảnh giác bệnh có nguy cơ bùng phát.
- Người hút thuốc, uống nhiều rượu: Những người thường hút thuốc lá, uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường gấp nhiều lần. Lý do bởi trong thành phần của thuốc lá và rượu chứa chất kích thích làm suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể, tích độc, gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ thoái hóa da. Những mối nguy hại này đã xếp 2 chất kích thích trên vào đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao.
- Người căng thẳng, chấn thương tâm lí: những người thường xuyên căng thẳng hay gặp chấn thương tâm lí là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao. Do đó, những ai thường xuyên căn thẳng nên giữ cho mình lối sống tích cực, lạc quan để tránh bệnh bùng phát.
- Người mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS): Khi nhiễm virus HIV, hệ miễn dịch con người suy yếu và mất đi. Lúc này, những bệnh cơ hội bùng phát và không thể tự khỏi được. Những người bị HIV nếu gặp tác nhân kích hoạt bùng phát bệnh vẩy nến thì nguy cơ phát bệnh rất cao do hệ miễn dịch suy yếu.
6. Bệnh vẩy nến có lây không?
Bản chất của bệnh vẩy nến tế bào trên thượng bì của da bị rối loạn, khiến cho quá trình bong tróc lớp da cũ và bổ sung lớp da mới nhanh gấp 10 lần người bình thường. Do vậy, tác nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn hay vi rút mà là do sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Do đó có thể kết luận, bệnh vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên lây qua đường tiếp xúc cơ thể cũng như con đường ăn uống, sinh hoạt với mọi người.
Mặc dù bệnh không lây nhiễm qua tiếp xúc nhưng đây là bệnh có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ bị vẩy nến thì khả năng con cái mắc bệnh rất cao.
7. Bệnh vẩy nến có biến chứng gì?
Một số biến chứng của bệnh vẩy nến có thể bắt gặp như:
- Nhiễm trùng da: Thể nặng nhất của vẩy nến là thể mủ. Một khi mụn mũ bị vỡ do tự nhiên hay do va chạm tiếp xúc mà không được điều trị cẩn thận dễ gây nhiễm trùng da, viêm da, nhiễm trùng máu.
- Bệnh thận: Nhiều bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến làm thận bị tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động. Tình trạng này tái diễn khiến cho độc tố không được đào thải ra bên ngoài, lâu dần có thể gây suy thận, hư thận. Biểu hiện dễ thấy nhất là chân người bệnh bị phù nề to.
- Đái tháo đường type 2: Những bệnh nhân bị vẩy nến trung bình và nặng sẽ đối mặt với nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn người thường.
- Bệnh rối loạn chuyển hóa: Những bất thường trong cơ thể liên quan đến phản ứng tự miễn có thể khiến người bệnh mắc các bệnh liên quan chuyển hóa như bệnh xơ cứng phì, bệnh Crohn, bệnh Parkinson.
- Bệnh tâm lý: Bệnh vẩy nến ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh, nhất là khi mảng vẩy nến bong tróc tại nơi công cộng. Chính điều này khiến người bệnh xuất hiện tâm lý tự ti, mặc cảm. Theo thống kê có khoảng 65% người bị bệnh vảy nên rơi vào trầm cảm nhẹ. Do đó, người nhà bệnh nhân nên quan tâm chăm sóc, tránh để bệnh nhân u uất khiến bệnh nặng thêm.
Để giải đáp câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết: Bệnh vẩy nến là bệnh da thông thường, liên quan đặc biệt đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh chuyển biến lâu dài, hay tái phát nhưng lành tính. Đến nay, các nhà khoa học chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh nên chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu các triệu chứng bệnh vẩy nến cũng như chữa trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, nếu như phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý sẽ giúp bệnh tình bệnh nhân thuyên giảm, ổn định trong vòng nhiều năm. Nếu bệnh tái phát, bệnh nhân tiếp tục tái điều trị.
9. Bệnh vẩy nến khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có triệu chứng bệnh vẩy nến vừa kể trên như: mảng da màu đỏ, thường được bao phủ bởi lớp vảy trắng, da có dấu hiệu dày lên đi kèm với cơn ngứa ngáy, khó chịu, da xuất hiện bọng nước chứa đầy mủ trắng… thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Khi xuất hiện triệu chứng bệnh vẩy nến, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và định hướng cách điều trị
► Cách chẩn đoán bệnh vẩy nến như sau:
- Chẩn đoán lâm sàn dựa vào:
Cạo vảy theo phương pháp của Brocq: Dùng thìa cùn cạo vùng da bị vẩy nến nhiều lần sẽ thấy da bong thành từng mảng có màu trắng đục. Tiếp tục cạo sẽ thấy một màng mỏng bong ra. Dưới lớp màng đó là bề mặt bóng, nhẵn, có điểm rướm máu gọi là hạt sương máu.
Khi thương tổn lâm sàn không điển hình, bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh mô học bệnh: hình ảnh mô học bệnh đặc trưng là mất lớp sừng, á hạt, tăng gai và thâm nhiễm viêm. Lớp sừng có á sừng và lớp sừng dày (tế bào sừng còn nhân tụ tập thành lá mỏng không đều nhau, nằm ngang); mất lớp hạt, lớp gai. Phần trên trung bì mỏng, chỉ có 2-3 hàng tế bảo. Phần giữa trung bì tăng gai mạnh làm mào thượng bì bị kéo sâu xuống, phần dưới phình to như dùi trống, phân nhánh, có thể nối lại với nhau.
- Chẩn đoán phân biệt
Vảy phấn hồng Gibert: mảng da đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, vảy phấn nổi cao hơn so với phần trung tâm và rải rác toàn thân. Vùng đầu, mặt, tay và bàn chân không có thương tổn. Bệnh tự khỏi sau 4-8 tuần.
Vảy phấn đỏ nang lông: mảng da có màu đỏ, hình bầu dục hoặc hình tròn, phần vảy phấn nổi cao và rải rác toàn thân. Vùng bàn tay, bàn chân, mặt, đầu không có dấu hiệu thương tổn. Bệnh khởi phát và tiến triển trong 4-8 tuần thì tự khỏi.
Lupin đỏ kinh: tổn thương cơ bản là da xuất hiện dát đỏ, teo da, vảy da khó bong.
Giang mai thời kì II: da xuất hiện sẩn hồng, thâm nhiễm, xung quanh bao bọc bởi vảy trắng, cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính. Xét nghiệm tại vùng thương tổn, phản ứng huyết thanh giang mai dương tính.
10. Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?
Hiện nay, một số phương pháp có thể kìm hãm sự phát triển của vẩy nến, giúp điều trị bệnh có thể kể đến như:
Dùng thuốc và quang trị óa liệu là 2 phương pháp điều trị bệnh vẩy nến phổ biến hiện nay
► Dùng thuốc:
Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ vẩy nến mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Đa phần, bệnh nhân bị vẩy nến sẽ được chỉ định thuốc bôi ngoài da dạng kem, mỡ, dung dịch hoặc gel dưỡng ẩm da, giảm ngứa, viêm, đóng vảy.
Trường hợp nặng có thể kết hợp với thuốc bôi chứa steroid. Thuốc mỡ chứa axit Salixilic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp vẩy nến trên da. Dùng kem chứa thành phần Steriod cũng khá hiệu quả. Tuy nhiên, loại này có một số chất gây kích ứng, vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ xem nó có hợp với da bạn không rồi mới sử dụng. Thuốc mỡ chứa Calcipotriene cũng có tác dụng điều trị vẩy nến rất công hiệu. Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi 10-30 phút sẽ làm bong tróc lớp vẩy nến, tái tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên, thuốc mỡ trên có thể làm da bạn bị tấy đỏ, phải sau vài tuần mới khỏi được. Đơn thuốc chứa Vitamin A không có tác dụng như Steriod nhưng đặc biệt thích hợp cho phụ nữ đang tỏng độ tuổi sinh đẻ. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, tốt hơn hết, đơn thuốc chữa vẩy nến cần có giải đáp từ bác sĩ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kể thêm một số thuốc điều trị toàn thân như thuốc chống dị ứng để kháng viêm và giảm ngứa, thuốc ức chế miễn dịch…
Ở nước ta hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa vẩy nến mới, sử dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn. Tuy vẫn chưa thể trị triệt để được bệnh.
► Quang hóa trị liệu
Đây là một cách nhanh chóng loại bỏ nhanh vẩy nến. Phương pháp này sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen kết hợp chiếu tia cực tím có bước sóng 320-400 nm làm giảm hoạt hóa lympho, ức chế lympho tổng hợp AND, giảm yếu tố hóa ứng động, ức chế biểu lộ HLA DR của những tế bào sừng, từ đó làm sạch tổn thương hiệu quả. Cách điều trị này ít độc hại, tỉ lệ thành công đạt từ 75-90% sau mỗi lẫn quang hóa trị liệu.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như nổi phỏng nước, đỏ da…nên không được lạm dùng mà phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
11. Bệnh vẩy nến cần chú ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?
Người bệnh vẩy nến cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế bệnh khởi phát và chuyển biến nặng:
Người bệnh cần thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để tránh bệnh khởi phát và phát triển
► Về ăn uống
- Không ăn nhiều chất béo, tránh đồ uống có cồn như rượu, bia, không hút thuốc lá, tránh thức ăn có phản ứng gây viêm (thịt trâu, xúc xích, lạp xưởng).
- Bệnh nhân nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho da (rau xanh, trái cây, ngũ cốc), uống các loại trà thanh nhiệt, giải độc như Atiso, trà bí đao…
- Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc hoặc bôi thuốc chứa corticosteroids.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, cần giữ gìn vệ sinh, không để da bị trầy xước.
- Cố gắng giữ tinh thần thoải mái.
Tổng hợp: Mai Anh
Thông tin hữu ích khác:
- Bệnh vẩy nến, khó chữa nhưng dễ tái phát
- Cách nhận biết và phân biệt các thể vẩy nến
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524